Mối liên quan giữa thành phần loài cây đi kèm với loài Bách vàng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh học và tình trạng bảo tồn tự nhiên (insitu) của loài bách vàng ( xanthocyparis vietnamensis farjon hiep) tại khu bảo tồn thiên nhiên bát đại sơn, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 43 - 46)

Thiết sam giả là ngắn, Bách xanh, Thông tre, Thông đỏ Bắc, Đỗ quyên, Trúc dây, Phong lan, Dẻ, Trai lý ...

Các loài thuộc Hạt trần th−ờng bắt đầu gặp ở độ cao trên 900m. Đặc biệt, loài Bách vàng chúng tôi điều tra, nghiên cứu thấy loài này chỉ xuất hiện ở độ cao từ 1050 m đến 1330 mét so với mặt biển.

Từ kết quả đã phân tích ở trên cho thấy, các loài thuộc ngành Hạt trần nói chung và loài cây Bách vàng nói riêng chỉ phân bố ở trên các đỉnh núi hoặc gần đỉnh núị Điều này cũng đồng nghĩa với việc khu phân bố của chúng đã bị thu hẹp, sự sống luôn gặp khó khăn cả về tự nhiên lẫn tác động của con ng−ờị Đây là những bằng chứng cho thấy rất cần thiết phải xây dựng các ph−ơng án bảo tồn và phát triển bền vững cho khu vực Bát Đại Sơn, một khu vực đang là điểm nóng cho các nhà khoa học

4.3. ảnh h−ởng của cấu trúc rừng nơi có Bách vàng phân bố

Cấu trúc rừng là hình thức biểu hiện bên ngoài của những mối quan hệ qua lại bên trong giữa thực vật rừng với nhau và giữa chúng với môi tr−ờng sống. Nghiên cứu cấu trúc rừng để biết đ−ợc những mối quan hệ sinh thái bên trong của quần xã thực vật nói chung và của loài Bách vàng nói riêng từ đó có cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp.

4.3.1- Mối liên quan giữa thành phần loài cây đi kèm với loài Bách vàng. vàng.

Trong đời sống của sinh vật nói chung và thực vật nói riêng, mỗi loài có một trung tâm phân bố tối thích, sự phân bố rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào khả năng chống chịu cũng nh− biên độ sinh thái của loàị Thực tế cho thấy, sự tồn tại của loài cây, khả năng phân bố tối thích phụ thuộc vào cả yếu tố bên trong cũng nh− điều kiện bên ngoài, giữa các loài trong cùng điều kiện sống. Sự tồn tại của các loài này lúc thì hỗ trợ để cùng tồn tại, khi thì cạnh tranh đối kháng để loại trừ nhaụ

Nghiên cứu thành phần loài cây đi kèm với Bách vàng nhằm giúp cho việc thiết kế các mô hình trồng rừng hỗn giao gần với thiên nhiên nhất. Kết quả đạt đ−ợc sẽ loại trừ ra những điểm bất lợi, quan hệ cạnh tranh giữa các loài sống trong cùng một điều kiện lập địa, phát huy đ−ợc tối đa các mặt lợi, giúp cho cây rừng sinh tr−ởng và phát triển tốt.

Qua nghiên cứu tại 9 điểm với 54 cá thể ở cả 3 xã: Cán Tỷ, Thanh Vân, Bát Đại Sơn, chúng tôi áp dụng ph−ơng pháp xếp hạng của Triệu Văn Hùng (Trần Thị Chì, 2001), chúng tôi thu đ−ợc kết quả nh− sau:

Bảng 4-5: Mối liên quan giữa các thành phần loài cây đi kèm với Bách vàng.

Tên loài Stt

Tên khoa học Tên Việt Nam

Ký hiệu

mvnc N P0% PC% Nhóm

1 Taxus chinensis Thông đỏ ToVT 022 8 77,77 12,70 1

2 Xanthocyparis vietnamensis Bách vàng ToVT 001 7 66,66 11,11 1

3 Pseudotsuga brevifolia Thiết sam giả lá

ngắn ToVT 044 6 66,66 9,52 1

4 Tsuga chinensis Thiết sam bắc ToVT 087 5 55,55 7,94 1

5 Nageia fleuryi Kim giao ToVT 093 5 55,55 7,94 1

6 Sp ToVT 025 5 55,55 7,94 1

7 Calocedrus macrolepis Bách xanh ToVT 021 3 33,33 4,76 2

8 Rapanea sp. xay ToVT 035 3 33,33 4,76 2

9 Podocarpus neriifolius Thông tre ToVT 031 2 22,22 3,17 2

10 Garcinia sp. Bứa ToVT 069 2 22,22 3,17 2

11 Meliosma sp. Mật sạ ToVT 085 2 22,22 3,17 2

12 Quercus sp. Sồi ToVT 036 1 11,11 1,59 3

13 Lithocarpus sp. Dẻ ToVT 037 1 11,11 1,59 3

14 Linociera sp. Tráng ToVT 080 1 11,11 1,59 3

15 Pistachia weimanifolia Bi tát ToVT 054 1 11,11 1,59 3

16 Podocarpus pilgeri Thông tre lá ngắn ToVT 032 1 11,11 1,59 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17 Palaquium sp. Chay ToVT 027 1 11,11 1,59 3

54

Kết quả bảng 4-5 cho thấy, một số loài cây rất hay gặp thuộc vào nhóm một đó là: Taxus chinensis, Xanthocyparis vietnamensis, Pseudotsuga brevifolia, Tsuga

chinensis, Nageia fleuryi . . .đây là những loài th−ờng gặp mỗi khi có Bách vàng và cũng là những thành viên chính, rất hay gặp mỗi khi tham gia vào công thức tổ

thành rừng hỗn giao với Bách vàng. Một số khác đ−ợc xếp vào hay gặp khi có Bách vàng: Calocedrus macrolepis, Podocarpus neriifolius, Garcinia sp., . . . . Kết quả

này cũng cho thấy sự hỗn giao của một số loài cây hạt trần chỉ phân bố ở trên các đỉnh núi cao và là cơ sở để đề xuất ph−ơng án trồng rừng hỗn giao của Bách vàng có hiệu quả hơn.

Dựa vào thực tế đã đo đếm và tính toán, chúng tôi đ−a ra công thức tổ thành nh− sau:

3,14Xv + 1,57Tc + 1,18 Ps + 0,9Ts + 0,9Nf (4-1)

Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng điều kiện cụ thể, có thể rút gọn lại hệ số. Theo kết quả thu đ−ợc ở trên, chúng tôi mô phỏng cho rừng trồng hỗn loài với Bách vàng nên tuân theo công thức tổ thành sau:

3Xv + 2Tc + 1 Pb + 1Ts + 1Nf (4-2)

Trong đó: Xv: Xanthocyparis vietnamensis; Tc: Taxus chinensis Pb: Pseudotsuga brevifolia; Ts: Tsuga chinensis Nf: Nageia fleuryi

Nh− vậy, bố trí các mô hình rừng trồng theo h−ớng nghiên cứu đ−ợc mô phỏng ở trên là một h−ớng có cơ sở khoa học vì nó phù hợp với quy luật sắp xếp của tự nhiên.

Qua nghiên cứu thực tế về Bách vàng, sau khi tổng hợp, phân tích và so sánh với tài liệu của các chuyên gia (Vũ Văn Cần, Vũ Văn Dũng & Lê Văn Chẩm, 1999; Farjon Ạ, Nguyen Tien Hiep, D.K.Harder, Phan Ke Loc, L. Averyanov, 2002) trong công bố đầu tiên về chi và loài Bách vàng, chúng tôi thấy kết quả nghiên cứu trong đề tài trùng hợp với tài liệu của các chuyên gia đã đề cập. Đó là sự đi kèm của các loài Taxus chinensis, Nageia fleuryi, Lithocarpus, Pseudotsuga brevifolia, Tsuga sinensis với loài Bách vàng; đó là sự tồn tại của các loài: Dendrobium chrysanthum, Bulbophyllum macraei, Bulbophyllum purpurifolium, Dendrobium chrysanthum, Paphiopedilum henryanum, P. malipoense, P. micranthum, P. dianthum, Pholidota

roseus, Rhododendron xung quanh môi tr−ờng sống, tạo nên tiểu hoàn cảnh rừng thích hợp cho các loài cây Hạt trần, trong đó có loài cây Xanthocyparis

vietnamensis.

Kết quả nghiên cứu và sự so sánh ở trên càng khẳng định những loài cây đi kèm với Bách vàng nói riêng cũng nh− những loài cây tồn tại xung quanh môi tr−ờng sống của chúng là không thể thiếu đ−ợc. Sự tồn tại, sinh tr−ởng phát triển này cũng là mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong đời sống của chúng. Nghiên cứu, vận dụng mối quan hệ này là một công đoạn trong quá trình trồng rừng hỗn giao với loài cây Bách vàng và tạo ra tiểu hoàn cảnh rừng gần với tự nhiên nhất. Hơn nữa, tìm ra quy luật này cũng là cơ sở để đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát triển không những cho loài cây Bách vàng mà còn bảo vệ bền vững cả môi tr−ờng sống của các loài cây bạn đi kèm vốn cũng có giá trị bảo tồn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về phân bố, sinh thái, sinh học và tình trạng bảo tồn tự nhiên (insitu) của loài bách vàng ( xanthocyparis vietnamensis farjon hiep) tại khu bảo tồn thiên nhiên bát đại sơn, huyện quản bạ, tỉnh hà giang (Trang 43 - 46)