Những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 41 - 49)

chất chuyên nghiệp

2.2.4.1 Những hạn chế, vướng mắc

Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm của nước ta trong những năm qua đã cho thấy nếu như pháp luật hình sự thực định không ghi nhận một cách cụ thể, rõ ràng khái niệm pháp lý của tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp, giải thích chính thức về mặt lập pháp của nhà làm luật thì các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ gặp khó khăn, thiếu thống nhất và đồng bộ trong nhận thức khoa học và áp dụng pháp luật.

Trong thực tiễn áp dụng pháp luật trước đây và cả hiện nay, để truy tố, xét xử một bị cáo phạm tội có tính chất chun nghiệp gặp khơng ít khó khăn, nhiều quan điểm khác nhau khơng thống nhất về nhận thức. Việc cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính thật

sự khơng dễ và cịn nhiều quan điểm.

Cụ thể có một vụ án như sau: Nguyễn Văn A và Phạm Văn B là những người nghiện ma túy, khơng có nghề nghiệp, trong một thời gian ngắn (2 tháng) A và B đã cùng nhau thực hiện 5 vụ trộm cắp trên địa bàn huyện T (mỗi vụ đều đủ định lượng về tài sản của tội trộm cắp tài sản). Quá trình điều tra xác định: A là người chưa có tiền án tiền sự, thường bỏ nhà đi lang thang. Còn B là người đã có 5 tiền án về tội trộm cắp tài sản, đều chưa được xóa án tích, nhưng sống cùng vợ và bố mẹ có cửa hàng kinh doanh bn bán, (B có phụ giúp gia đình bn bán, ăn uống, sinh hoạt hàng ngày là gia đình lo cho). Đối chiếu với quy định của Nghị quyết số 01 thì phải thỏa mãn cả 02 điều kiện: Cố ý phạm tội từ năm lần trở lên về cùng một tội phạm; người phạm tội đều lấy các

lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính. thì trường hợp của A và B đều thỏa mãn điều kiện thứ nhất “cố ý phạm tội từ 5 lần trở lên về cùng một tội phạm”, còn điều kiện thứ

hai “đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn

sống chính” thì A thỏa mãn cịn B thì khơng. Tức là A sẽ bị áp dụng tình tiết định khung tăng

nặng “phạm tội có tính chất chun nghiệp”, cịn B thì khơng bị áp dụng tình tiết định khung tăng nặng này. Nếu xét về nhân thân, tính nguy hiểm của người phạm tội thì thấy B là người nguy hiểm cho xã hội hơn A. Rõ ràng ta thấy B mới là người chuyên đi trộm cắp, hay nói cách khác B mới là người có “thâm niên” trộm cắp tài sản trong nhiều năm qua, nhưng vì B vẫn ăn ở sinh hoạt với gia đình nên B khơng sống bằng nguồn thu thập từ việc trộm cắp, tức là tiền có được từ việc trộm cắp khơng phải là nguồn sống chính của B, nên B khơng bị áp dụng tình tiết “phạm tội có tính chất chun nghiệp”. Trong khi đó A trước đó có nhân thân tốt, chưa đi trộm cắp lần nào (khơng có “thâm niên”), lần này bị phát hiện 5 vụ trộm cắp cùng một lúc, thì lại bị áp dụng “phạm tội có tính chất chun nghiệp”.

Theo cách hiểu thơng thường thì chun nghiệp tức là đánh giá tính chất một sự việc, con người ở một mức độ chuyên sâu, nhấn mạnh đến tính kinh nghiệm, sự bài bản, thuần thục. Đối chiếu với ví dụ ở trên thì thấy rằng rõ ràng A là khơng thể có kinh nghiệm trong việc trộm cắp bằng B được, và nhìn thấy ln B là người phạm tội nguy hiểm hơn A. Vậy mà A - người phạm tội khơng có kinh nghiệm, chun sâu bằng B thì lại bị áp dụng phạm tội có tính chất chun nghiệp, cịn B thì lại khơng bị áp dụng mặc dù có kinh nghiệm, chuyên sâu, thâm niên trộm cắp hơn A. Điều này cho thấy sự bất hợp lý trong quy định của Nghị quyết số 01/2006/HĐTP nêu trên. Cụ thể quy định “Người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết

quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính” là khơng hợp lý. Đây là một quy định mang tính

định tính, chung chung, khó xác định, khó chứng minh trong thực tế, nên có nhiều cách hiểu khác nhau, rất khó cho Cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng.

Thực tiễn chế định phạm tội có tính chất chun nghiệp cịn có nhận thức và áp dụng khác nhau; ví dụ Nguyễn Văn A, đủ năng lực trách nhiệmhình sự, trộm cắp tài sản làm nghề sinh sống và lấy tiền làm nguồn sống chính, cụ thể:

Ví dụ 1: Trong tháng 1/2019, Nguyễn Văn A đã 5 lần trộm cắp điện thoại di động, xe máy

của người dân trên địa bàn huyện X , giá trị tài sản đều trên 2.000.000 đồng, chưa lần nào bị khởi tố. A bị xét xử về tội Trộm cắp tài sản theo điểm b khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự , tình tiết định khung Phạm tội có tính chất chun nghiệp, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội 2 lần trở lên (điểm g khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự). Khơng có quan điểm khác nhau khi xử

lý A.

Ví dụ 2: Trong tháng 1/2019, Nguyễn Văn A đã 5 lần trộm cắp điện thoại di động, xe máy

của người dân, trong đó 2 lần trên địa bàn huyện X thành phố Hồ Chí Minh và 3 lần trên địa bàn huyện C ; Nguyễn Văn A bị 2 Cơ quan tiến hành tố tụng huyện X và huyện C khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử về tội Trộm cắp tài sản, tại các vụ án khác nhau, theo khoản 1 Điều 173 Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội 2 lần trở lên.(TAND huyện C xét xử trước);

Ví dụ 3: Trong tháng 1/2019, Nguyễn Văn A đã 3 lần trộm cắp điện thoại di động, xe máy

của người dân, trên địa bàn huyện X. Do A đã 2 lần bị kết án về tội Trộm cắp tài sản, chưa được xóa án tích, nên A bị Cơ quan tiến hành tố tụng huyện X khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử về tội Trộm cắp tài sản, theo điểm b, điểm g khoản 2 Điều 173 BLHS, tình tiết định khung: tái phạm nguy hiểm, có tính chất chun nghiệp;

Khi xử lý Nguyễn Văn A theo ví dụ 2, ví dụ 3, đã có quan điểm khác nhau: Quan điểm 1: A phải bị xét xử về tội Trộm cắp tài sản, theo điểm b khoản 2 Điều 173 Bộ luật hình sự, tình tiết định khung có tính chất chun nghiệp, tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự phạm tội 2 lần.

Quan điểm này căn cứ hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006, đó là việc A đã 05 lần trở lên cùng phạm một tội trộm cắp tài sản không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự chưa được xố ántích và đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Quan điểm 2 (quan điểm của người viết): A 05 lần trở lên cùng phạm một tội trộm cắp tài sản, nhưng đã bị xét xử bằng các Bản án khác nhau của các Tòa án nhân dân khác nhau; Tòa án xét xử sau tổng hợp Bản án theo Luật định; Nếu xử lý A về tội Trộm cắp tài sản, theo điểm b khoản 2 Điều 173 (có tính chất chun nghiệp) là xét xử 2 lần đối với A về 1 hành vi phạm tội. A có thể bị phạt với mức án nghiêm khắc hơn người phạm tội lần đầu vì trường hợp phạm tội của A lại tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự;

Hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006, là hướng dẫn thực hiện Điều 48 khoản 1 điểm g Bộ luật hình sự 1999; Bộ luật hình sự 1999 đã hết hiệu lực, khi Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2018. Quy định này khơng có lợi cho người bị kết án, theo tinh thần Nghị quyết 41/2017 của UBTVQH13 thì khơng được áp dụng khi xét xử người phạm tội;

2.1.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc * Nguyên nhân từ quy định của pháp luật

Bộ luật Hình sự năm 2015 đã cụ thể hóa tối đa các tình tiết định tội, định khung có tính chất định tính, trừu tượng trong cấu thành của hầu hết các tội phạm. Thực hiện khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp năm 2013, “Quyền con người, quyền cơng dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật...” và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong cơng tác đấu tranh phịng, chống tội phạm; trên cơ sở rà soát các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự năm 1999, lựa chọn những nội dung hướng dẫn về các tình tiết này đã được thực tiễn kiểm nghiệm, khẳng định là cịn phù hợp nhằm tăng tính minh bạch, rõ ràng, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã lượng hóa nhiều tình tiết định tính của Bộ luật Hình sự năm 1999 như: “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”;

“số lượng lớn”, “số lượng rất lớn”, “số lượng đặc biệt lớn”; “thu lợi bất chính lớn”, “thu lợi bất chính rất lớn”, “thu lợi bất chính đặc biệt lớn”; “đất có diện tích lớn”, “đất có diện tích rất lớn”, “đất có diện tích đặc biệt lớn”; “giá trị lớn”, “giá trị rất lớn”, “giá trị đặc biệt lớn” bằng các quy định cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Tuy nhiên, tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp vẫn chưa được cụ thể hố, nó vẫn mang tính chất định tính, trừu tượng, các văn bản hướng dẫn áp dụng mang tính riêng lẻ, rời rạc, việc xác định tính cịn hiệu lực hay hết hiệu lực áp dụng cịn có nhiều quan điểm.

Bộ luật hình sự khơng quy định tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp là tình tiết tăng nặng định khung đối với một số tội là thiếu sót trong cơng tác lập pháp:

Ví dụ : Điều 234 “Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã” trong thực tiễn có nhiều người thường xuyên làm công việc săn, bắt động vật hoang dã quý hiếm đem bán để kiếm tiền (có thể nói là sống bằng nghề đó) thời gian dài, liên tục nhiều lần nhưng việc truy cứu trách nhiệm hình sự với tội phạm này khơng quy định tình tiết có tính chất chun nghiệp là chưa phù hợp với thực tiễn đời xã hội.

Điều 251 “Tội mua bán trái phép chất ma tuý” trên thực tế loại tội phạm này ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng cũng như mức độ tinh vi, chuyên nghiệp. Có những người mua bán ma tuý nhiều lần, liên tục thời gian dài và sinh sống từ nguồn tiền mua bán ma tuý mà có, đây là loại tội phạm có tính chất nguy hiểm, việc khơng quy định tịnh tiết định khung có tính chất chun nghiệp là chưa thoả đáng, chưa nghiêm khắc. (Lưu ý: Từ Bộ luật hình sự 1985, sửa đổi bổ sung lần thứ 3 đã quy định tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp là tình tiết định khung tại Điều 185đ Tội mua bán trái phép chất ma tuý).

Điều 320 “Tội hành nghề mê tín dị đoan”, ngay trong cái tên của tội danh đã xác định người vi phạm lấy việc phạm tội là “hành nghề” tức là phải làm thường xuyên, nhiều lần và kiếm thu nhập từ việc hành nghề bói tốn,tun truyền ấn phẩm dị đoan gây tâm lý hoang mang. Đây là vấn đề tệ nạn xã hội, bên cạnh việc Nhà nước, chính quyền, đồn thể vận động người dân bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan, đồng thời pháp luật hình sự cũng quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nhưng cịn bỏ ngõ về tình tiết có tính chất chun nghiệp.

Đối với các tội phạm về tham nhũng, Đảng và Nhà nước ta xem đây là một vấn nạn và có nhiều biện pháp đấu tranh chống loại tội phạm này như Ban hành Luật phòng chống tham nhũng, tăng cường công tác kiểm tra giám sát, công tác kê khai và công khai tài sản đối với cán bộ cơng chức….Tuy nhiên, cần phải có nhiều biện pháp hình sự hơn để công tác này hiệu quả hơn. Một trong các biện pháp có tính khả thi đó là hình sự hố các hành vi tham nhũng có tính chất chun nghiệp.

Bên cạnh đó, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về pháp nhân thương mại phạm tội, về nguyên tắc xử lý tại điểm c khoản 2 Điều 3 Bộ luật hình sự “nghiêm trị pháp nhân thương mại phạm tội dung thủ đoạn tinh vi, có tính chất chun nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”. Đây là một chế định mới cần có quy định, hướng dẫn cụ thể, chi tiết việc áp dụng tình tiết

phạm tội có tính chất chun nghiệp đối với pháp nhân thương mại.

* Nguyên nhân về bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật

Trong điều kiện kinh tế xã hội phát triển và hội nhập bên cạnh đó tình hình tội phạm có chiều hướng gia tăng và phức tạp. Trong khi đó, pháp luật ban hành ngày càng thiếu và nhiều lỗ hổng không đồng bộ và cũng không thể tăng tốc độ hoạt động lập pháp hơn nữa của Quốc hội. Vì vậy chúng ta cần công nhận, dựa vào các luật tục này bổ sung cho pháp luật thì mới có thể quản lý xã hội hiệu quả hơn.

Vấn đề được nhiều người quan tâm là những bản án nào sẽ trở thành án lệ để các tòa, các Thẩm phán tham khảo. Như Đề án phát triển án lệ của Tịa án nhân dân tối cao có đề cập, mà theo đó, quan điểm được thể hiện trong các quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là án lệ và Tòa án cấp dưới cần đưa ra các xét xử không mâu thuẫn với các án lệnày. Ở nước ta, thẩm quyền giải thích luật là của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng trên thực tế, khi gặp những trường hợp mà luật quy định chưa rõ hoặc chưa điều chỉnh, rất ít khi cơ quan này ra văn bản giải thích. Trong khi đó, thẩm phán là người trực tiếp áp dụng pháp luật giải quyết các vụ án nên việc coi quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tịa án nhân dân tối cao giải thích pháp luật bằng bản án (án lệ) là phù hợp nhất. Từ những bản án giải thích luật này, nhà làm luật sẽ nâng lên thành các quy phạm pháp luật để chấm dứt tình trạng xét xử mà khơng viện dẫn cơ sở pháp lý nào trong bản án. Mặt khác, thông qua thực tiễn hoạt động xét xử của hệ thống tòa án,

Tòa án nhân dân tối cao giải đáp những vướng mắc của các Tòa án cấp dưới về đường lối xét xử tội phạm cụ thể hoặc việc vận dụng qui phạm pháp luật,… để các Tòa án cấp dưới nghiên cứu rút kinh nghiệm trong xét xử, có thể coi như là án lệ, dù đó chưa phải là một quy định bắt buộc, nhưng có tính định hướng để các Tòa án cấp dưới vận dụng thống nhất trong việc xét xử các vụ án tương tự.

Qúa trình nghiên cứu, tìm hiểu để hồn thành luận văn, tác giả đã liên hệ một số Toà án nhân dân quận huyện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh và Tồ án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh để xin số liệu thống kê các vụ án xét xử bị cáo có tình tiết phạm tội có tính chất chun nghiệp. Tuy nhiên, số liệu thống kê cơng tác xét xử án hình sự khơng thể hiện được tiêu chí thống kê về bị cáo phạm tội có tính chất chun nghiệp cả về tình tiết định khung và tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Điều này cho thấy tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp chưa được đánh giá một cách đúng mức, tồn diện do đó việc hướng dẫn áp dụng cịn mang tính chất đơn lẻ, ban hành văn bản cịn chậm chưa đáp ứng nhu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm.

Một phần của tài liệu Tình tiết phạm tội có tính chất chuyên nghiệp từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w