Hệ thống dầu khí

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp phân tích trạng thái khai thác và dự báo sản lượng khai thác mỏ hắc long (Trang 29 - 31)

CHƯƠNG II : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT MỎ HẮC LONG

2.2 Hệ thống dầu khí

Các kết quả phân tích địa hố từ các giếng khoan cho thấy đá sét tuổi Oligocene rất giàu vật chất hữu cơ và có tiềm năng sinh hydrocarbon rất cao. Tổng hàm lượng carbon hữu cơ (TOC) trong các mẫu sét tuổi Oligocene thường cao hơn 1%, phổ biến các mẫu cao hơn 2% và đôi khi đạt đến 10%. Giá trị S2 và HI của các mẫu này khá cao. Sét tập D có các thơng số địa hố cao nhất, phản ánh khả năng sinh tốt đến rất tốt. Hơn nữa, sét tập D cũng có bề dày lớn nhất. Vì vậy, sét tập D có thể được coi là tầng sinh chính yếu của tồn bể Cửu Long cũng như của lô 15-1 và cấu tạo Hắc Long.

Sét tập C và E cũng là đá sinh tốt nhưng bề dày mỏng hơn nhiều so với sét tập D. Khu vực sinh dầu chính của cấu tạo Hắc Long nằm ở phía Đơng Nam của bể, ngồi ra cịn có một khu vực sinh dầu khác nằm ở phía Đơng Bắc lơ 15-1.

Một số lớp sét mỏng trong trầm tích Miocene dưới cũng có tiềm năng sinh dầu nhưng độ trưởng thành kém. Đá sinh tuổi Miocene khơng có vai trị lớn đối với tiềm năng hydrocarbon của lô 15-1 cũng như mỏ Hắc Long.

2.2.2 Đá chắn

Đá chắn cho các vỉa chứa thuộc các tập D, E và tầng chứa móng nứt nẻ chính là đá sét tập D, phủ trực tiếp trên móng. Chúng có khả năng chắn cả theo chiều thẳng đứng và cả theo chiều nằm ngang. Chiều dày tập này từ 340 – 600 m, chủ yếu là sét kết màu nâu sẫm giàu vật chất hữu cơ xen kẹp với cát kết, bột kết, đá vôi mỏng và đơi khi có than.

Tập sét chứa Rotalia là một tầng chắn khu vực tuyệt vời cho các vỉa chứa trong

Miocene hạ. Đặc biệt là lớp đá cát mỏng (B9, B10) ngay phía dưới tập sét chứa

Rotalia. Khả năng chắn của tập khi phủ ngang qua các đứt gãy cũng rất tốt do có bề

dày lớn (trung bình khoảng 20m) và phát triển rộng.

Ở phần thấp của trầm tích Miocene hạ và Oligocene, khả năng chắn của các lớp sét xen kẹp kém hơn vì các lớp sét mỏng hơn và chứa nhiều cát hơn. Điều này là do trầm tích tập B1 có xu hướng độ hạt mịn dần về phía trên theo kiểu biển tiến; cịn tập C

lại có tỉ lệ cát/sét cao. Do vậy, mức độ rủi ro về khả năng chắn của trầm tích khi phủ ngang qua đứt gãy trong những khoảng này sẽ cao hơn.

Thời gian sinh dầu trong khu vực được cho là vào khoảng Miocene giữa đến Miocene muộn. Các khối nhơ móng granitoid nứt nẻ Hắc Long và các cấu tạo Hắc Long được hình thành chủ yếu trước Oligocene. Sau đó, trầm tích Oligocene và Miocene sớm bao phủ qua móng trong suốt thời gian này đã tạo những yếu tố thuận lợi để hydrocarbon dịch chuyển khỏi đá sinh và nạp vào bẫy.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp phân tích trạng thái khai thác và dự báo sản lượng khai thác mỏ hắc long (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)