1. KẾT LUẬN
Phân tích số liệu khai thác là một cơng tác quan trọng giúp dự đốn sản lượng khai thác nhanh và hiệu quả. Các kết quả đặc tính vỉa có được từ phân tích mang tính chất rộng lớn về quy mô và lâu dài.
Với số liệu khai thác của các giếng và bằng phần mềm Topaze, tác giả đã phân tích được tập C30 mỏ Hắc Long có những đặc điểm sau:
- Tập C30 mỏ Hắc Long có 3 giếng đều có sự liên thơng thủy động với nhau. - Sau hơn 600 ngày khai thác đối với giếng 2 giếng HL 01 và HL 02; hơn 400
ngày khai thác đối với giếng HL 03 thì sản lượng thu hồi dầu đạt 4.38 triệu thùng. So với trữ lượng dầu tại chỗ OIIP (P50) là 18.8 triệu thùng thì hệ số thu hồi dầu của mỏ đạt 23.3%
- Giếng HL 02 là giếng có sản lượng cao nhất và vẫn có thể khai thác trong thời gian dài, nhưng giếng HL 01 và giếng HL 03 do sự ngập nước cao và sản lượng thấp, đặc biệt là giếng HL 03 khi sản lượng đã xuống dưới 100 thùng/ngày và độ ngập nước tới 96%.
- Vỉa có khả năng thấm chứa tốt vì có độ dẫn thủy động cao từ 2070 (md.ft) đến 17600 (md.ft)
- Vỉa sạch, hệ số nhiễm bẩn từ -3.03 đến 0
Dự báo sản lượng trong thời gian ngắn hạn và dài hạn cho ta cái nhìn tổng quan về khả năng khai thác của mỏ.
- Tác giả đã đưa ra dự báo lưu lượng cho cho các giếng theo phương pháp đường cong suy giảm của Arps. Đây là một phương pháp cổ điển, nó dựa trên sự suy giảm của đường cong lưu lượng khai thác theo thời gian. Kết quả dự báo cho thấy giếng HL 02 sẽ vẫn cho lưu lượng lớn trong năm tới với lưu lượng đạt 580 thùng/ngày. Còn giếng HL 01 và HL 02 do ngập nước cao mà lưu lượng còn thấp nên tác giả dự báo 2 giếng này sẽ được đóng giếng trong năm tới. Giếng
HL 03 ngập nước cao hơn và sản lượng thấp hơn (74 thùng/ngày) nên sẽ bị đóng sớm hơn.
- Thêm vào đó, tác giả cũng đưa ra dự báo dài hạn về ảnh hưởng của sự ngập nước tới lượng dầu khí thu hồi cuối cùng. Theo đó, giếng có sản lượng thu hồi dầu cuối cùng lớn nhất là HL 02 đạt 5,11 triệu thùng còn giếng HL 03 có sản lượng thu hồi dầu cuối cùng thấp nhất chỉ đạt 0,277 triệu thùng.
2. KIẾN NGHỊ
Phân tích số liệu khai thác là một cơng tác tiến hành trên số liệu khai thác thực, ở trạng thái động, nên kết quả sẽ phản ánh chính xác hiện trạng khai thác và đặc tính vỉa thay đổi, vì vậy dù cịn nhiều nhược điểm nhưng đây là hướng công tác tốt cần được nghiên cứu sâu, phát triển và mở rộng.
Việc phân tích số liệu bằng phần mềm Topaze cịn dựa nhiều trên tính chủ quan của người phân tích, điều này ảnh hưởng không nhỏn đến kết quả phân tích, vì thế phần mềm cần được phát triển, nghiên cứu để kết quả phân tích được chính xác hơn.
Giếng HL 02 là giếng có lưu lượng khai thác lớn, cần phải đảm bảo độ thấm chứa tốt cho vỉa để duy trì sản lượng khai thác cho giếng HL 02.
Cần có kế hoạch bơm ép phù hợp để duy trì áp suất vỉa cho các giếng cịn khai thác, đặc biệt là giếng HL 02. Việc giếng HL 03 bị ngập nước nhanh cho thấy giếng rất gần với nguồn nước rìa, có thể sử dụng giếng HL 03 làm giếng bơm ép nước để duy trì áp suất vỉa.
Có thể thấy, việc giếng bị ngập nước là tình hình chung khơng chỉ của mỏ Hắc Long mà cịn là của các mỏ khác ở Việt Nam vì thế tác giả kiến nghị nên phát triển các nghiên cứu các biện pháp gia tăng thu hồi dầu bằng ngăn cách nước.
Ngồi ra, có thể mở rộng nghiên cứu khoan phát triển hoặc mở vỉa vào các tầng trên của tầng C30 để nghiên cứu khai thác nếu các tầng đó có thể khai thác với lưu lượng dầu lớn. Mà cụ thể ở đây là có thể sử dụng chính giếng HL 01 để nghiên cứu các tầng trên (tầng Oligocen C10 và C15 mỏ Hắc Long).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thăm dò và khai thác Cuu Long JOC (1/2015)
2. PetroVietnam. Địa chất và tài nguyên dầu khí Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.
3. PGS.TS Lê Xuân Lân (2010) – Giáo trình Kỹ thuật Mỏ Dầu – Khí, Hà Nội 4. Trương Thị Mỹ Hằng (2010) – Luận văn : “Phân tích số liệu khai thác tầng
móng tây nam mỏ Sư Tử Đen bằng phần mềm Topaze”, Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh
5. L.P.Dake. Fundamentals of Reservoir Engineering, Elsevier.
6. Michael Golan & Curtis H. Whitson (1996) – Well Performance , Norwegian University of science and Technology (NTNU)
7. Oliver Houze – Didier Viturat – Ole.S. Fjaera (2/2007). The theory and Practice of Pressure Transient and Production Analysis. Kappa