5.2 .1Kết quả phân tích các giếng
5.2.2 Phân tích và đánh giá
Các giếng của mỏ Hắc Long đều đang trong giai đoạn suy giảm ổn định. Đặc tính vỉa LH 01 HL 02 HL 03 Skin 0 -1.08 -3.03 k.h (md.ft) 2070 17600 3690 k average (md) 42.2 338 42.9 Biên vỉa Tròn Re = 3400 ft Tròn Re = 8780 ft Chữ nhật S - No flow 4950 ft E - No flow 660 ft N - No flow 1240 ft W - No flow 629 ft
Bảng 5.3: Kết quả phân tích đặc tính vỉa bằng Topaze
Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy rằng hệ số nhiễm bẩn skin trong khoảng thời gian phân tích của các giếng từ 0 đến -3.03. Hệ số skin này cho thấy các giếng của mỏ Hắc Long vỉa sạch, không bị nhiễm bẩn. Hệ số skin trong Production Analysis là skin trung bình của vùng khai thác rộng lớn trong thời gian dài nên vỉa hầu như không chịu ảnh hưởng của mùn khoan.
Hệ số độ thấm k biến thiên từ 42.2 đến 338 md. Giếng HL 02 có độ thấm trung bình lớn nhất với 216 md cịn giếng HL 01 và HL 03 có độ thấm trung bình thấp hơn rất nhiều. Điều này cũng một phần cho ta thấy rằng nguyên nhân của việc lưu lượng của giếng HL 02 cao hơn nhiều giếng HL 03 và giếng HL 01. Đồng thời độ thấm trong Production Analysis chỉ mang tính trung bình hóa theo chiều dày thân vỉa nên kết quả chỉ mang tính tham khảo, thơng số được ứng dụng đánh giá chất lượng vỉa chứa chủ yếu là độ dẫn thủy (𝑘ℎ).
Độ dẫn thủy động (k.h) của 3 giếng biến thiên trong khoảng từ 2070 (md.ft) đến 17600 (md.ft). Độ dẫn thủy động chính là độ dẫn chất lưu của vỉa, độ dẫn thủy động càng lớn thì chất lượng chứa của đá càng tốt, do vậy đối với thân dầu có chiều dày lớn
như tập C30 mỏ Hắc Long thì việc dùng độ dẫn thủy để đánh giá vỉa chứa tốt hơn dùng giá trị độ thấm.
Trữ lượng
Theo kết quả phân tích trên của Topaze thì trữ lượng dầu ban đầu tại chỗ và trữ lượng dầu tại chỗ như sau:
HL 01 HL 02 HL 03 Tổng
STOIIP (MMSTB) 47.5 372 21.1 440.6
STOIP (MMSTB) 46.8 369 20.9 436.7
Np (MMSTB) 0.7 3 0.2 3.9
Bảng 5.4 Kết quả đánh giá trữ lượng bằng Topaze
Trong hơn 1 năm khai thác, bảng tổng kết trên cho thấy sản lượng dầu đã khai thác được hơn 3.9 triệu thùng.
Tổng trữ lượng dầu tại chỗ (STOIIP) của vỉa là 440.6 MMTSB và trữ lượng cịn lại có khả năng khai thác tính đến thời điểm tác giả phân tích là 436.7 triệu thùng. Tuy nhiên so sánh với trữ lượng lớn nhất được xác định là 21.6 MMstb (bảng 2.4) thì trữ lượng xác định bằng phân tích khai thác là khá lớn. Nguyên nhân chính của sự khác nhau này là do phần mềm không thể phân biệt được ranh giới dầu nước nên mơ hình chung đã tính tốn trữ lượng bao gồm cả trữ lượng nước. Vậy nên giá trị STOIIP mà Topaze đưa ra là giá trị bao gồm cả lượng nước và dầu. Vì vậy dựa vào kết quả phân tích và kết quả STOIIP được tính theo phương pháp khác (phương pháp thể tích hoặc cân bằng vật chất) có thể giúp ta tính tốn được lượng nước trong mỏ.
Kết quả trữ lượng chất lưu tại chỗ của vỉa bằng phép cộng dồn từ việc phân tích số liệu các giếng bằng phần mềm Topaze sẽ chính xác nếu giữa các giếng khơng có sự liên thơng và biên vỉa kín. Trữ lượng của tập C30 mỏ Hắc Long từ phương pháp phân tích số liệu khai thác cần được xem xét lại vì theo kết quả phân tích trước đó thì giữa các giếng có sự liên thơng: