2.1 Đặc điểm hoạt động VTĐPT trong ngành Logistic sở Việt Nam
2.1.3 Đặc điểm về mạng lưới VTĐPT và trạm trung chuyển hàng hóa
2.1.3.1 Cảng nội địa (Inland Clearance Deport - ICD)
ICD là cảng cạn/ cảng khô/ cảng nội địa, hoặc gọi tắc là Depot. Hay còn được gọi với tên tiếng anh là Inland Container Depot. Nói một cách dễ hiểu ICD
là điểm thơng quan nội địa, hàng hóa nằm trong nội địa; giúp cho cảng biển giải
phóng hàng nhanh, tăng khả năng thông qua nhờ các dịch vụ đóng gói, lưu kho
bãi, thủ tục hải quan…
Cảng cạn ICD có vai trị quan trọng, Tạo thuận lợi rất nhiều cho thương mại quốc tế và cho phép các chủ hàng địa phương, các nhà sản xuất và người dân được tiếp cận với thị trường quốc tế. Cảng cạn có vị trí chiến lược nơi mà các phương thức vận tải khác nhau hội tụ, cũng cho phép hàng hóa, đặc biệt là hàng
container tiêu chuẩn, được trung chuyển hiệu quả giữa các phương thức vận tải,
qua đó đảm bảo việc sử dụng tối ưu cả mạng lưới một cách tổng thể. Xây
dựng cảng cạn (cùng với các phương tiện bao gồm cả đường bộ và đường sắt) dẫn đến giảm chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển, dẫn đến thu hút đầu tư nhiều hơn đối với các khu vực xung quanh cảng cạn và đầu tư như vậy sẽ khuyến
khích đầu tư hơn nữa về cơ sở hạ tầng bao gồm các cảng cạn và tiếp tục giảm chi phí vận chuyển và thời gian trung chuyển. Cảng cạn có thể góp phần trực tiếp đẩy mạnh sự phát triển vận tải đa phương thức và do đó giúp thay đổi phương thức vận tải từ đường bộ sang đường sắt, đường sơng. Về khía cạnh này, thành
Được đánh giá là mắt xích quan trọng trong vận chuyển đa phương thức
và hệ thống xuất nhập khẩu của Việt Nam, tuy nhiên nhìn chung hiện nay việc đầu tư và phát triển cảng cạn vẫn chưa thực sự hiệu quả lắm. Tại nước ta phần lớn các cảng cạn tập trung tại khu vực phía Nam, chiếm tầm 80% khối lượng
hàng hóa thơng quan xuất nhập khẩu trên cả nước. Khu vực miền bắc có một số và ở miền Trung thì hầu hết chưa có cảng nào. Hiện một số cảng lớn ở Việt Nam
đang hoạt động có: cảng cạn ICD Phước Long, cảng cạn ICD Sotrans, cảng cạn
ICD Transimex, cảng cạn ICD Tân Tạo...
2.1.3.2 Bến Container
Xây dựng bến container chuyên dụng đòi hỏi phải đảm bảo đúng yêu cầu
về kỹ thuật, công nghệ và tổ chức. Một trong những yêu cầu quan trọng để xây dựng bến container chuyên dụng là cần một diện tích đủ lớn để làm nơi hoạt động của các cần trục trên bờ, làm các bãi bảo quản container, làm đường đi lại
cho các phương tiện đường sắt, ôtô, nơi đỗ của các xe nâng chuyển, nơi làm xưởng phục vụ, nơi làm nhà cửa của cơ quan quản lý và hành chính. Tuỳ theo điều kiện thực tế về lưu lượng container cần thiết dỡ thông qua bến cảng, cũng như những điều kiện riêng của mỗi địa phương mà thiết kế diện tích bến cảng
container cho phù hợp. Ðộ sâu của bến cầu tầu đối với cảng container cỡ lớn phải
đảm bảo cho tầu container có sức chở lớn (trên 2.000 TEU) vào làm hàng. Khả năng tiếp nhận tầu cũng như khả năng thông quan ở các bến cảng container phải
tính tốn để khơng xảy ra tình trạng tầu phải chờ xếp dỡ. Trên bến cảng container chuyên dụng thường được trang bị các thiết bị bốc xếp, nâng chuyển có năng suất
xếp dỡ cao. Tổ hợp cơ giới hoá xếp dỡ container trên các bến container chuyên dụng được thiết kế đồng bộ đảm bảo quá trình làm hàng cho tầu, bốc xếp, bảo quản và phân loại trên cơ sở một sơ đồ hợp lý.
2.1.3.3 Thiết lập hệ thống truyền thông dữ liệu
Hệ thống EDI là phương tiện phục vụ cho việc xử lý, lưu trữ dữ liệu và
liên lạc. Trong vận tải đa phương thức, việc truyền thông tin dữ liệu là rất cần thiết. Do đó, mỗi nước cần phải thiết lập một hệ thống EDI để khai thác và cập nhật tới tất cả các đại lý trong nước có liên quan, mà cịn có thể nối mạng với các nước trong khu vực, cũng như với mạng của hệ thống thơng tin tồn cầu GII
(Global International Infrastructure).
Khái niệm về EDI hiện nay đang được giới thiệu cho tất cả các nước phát
kiểm tốn hoặc những bộ phận có liên quan (hải quan, giao nhận, hãng hàng
không, nhà khai thác vận tải container, các chủ tầu).
Hệ thống EDI đang được đề cập đến ở các nước đang phát triển. Nhu cầu tất yếu để đảm bảo cho hoạt động của vận tải đa phương thức đạt hiệu quả là phải thiết lập được hệ thống truyền tin dữ liệu ở mỗi nước và nối mạng với nước khác.
Ðây là những yếu tố không thể thiếu được trong việc phát triển cơ sở hạ tầng của
vận tải đa phương thức.