2.2 Thực trạng phát triển hoạt động VTĐPT ở Việt Nam
2.2.2 Phân tích tình hình khai thác các phương tiện VTĐPT Việt Nam
Hiện nay các doanh nghiệp VTĐPT Việt Nam phát triển nhanh về số lượng nhưng quy mô doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logictics nhỏ, kinh doanh
manh mún. Phát triển ồ ạt về số lượng nhưng quy mô phần lớn các công ty giao
nhận Việt Nam nhỏ, vốn ít, trang bị lạc hậu và nhân lực thì đa phần chỉ có khoảng 10-20 người/ cơng ty. Nghiệp vụ chủ yếu của các công tu trong nước chỉ
là mua bán cước đường biển, hàng không, khai thuế quan, dịch vụ xe tải, không nhiều cơng ty có đủ năng lực đảm nhận toàn bộ chuỗi cung ứng bao gồm vận chuyển đường bộ, kho bãi, đóng gói, thuê tàu…
Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường
hàng hải và hàng khơng nhìn chung chưa đáp ứng được nhu cầu VTĐPT, đặc biệt là VTĐPT quốc tế. Phương tiện vận tải đường bộ hiện đang lưu hành đã qua sử dụng nhiều năm, nhập khẩu từ nước ngoài đã được tân trang lại, quá nhiều mác, kiểu loại thuộc nhiều nước sản xuất, các xe có đa phần là xe có trọng tải thấp.
Một điều đáng buồn là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics
trong nước tuy quy mô nhỏ, manh mún nhưng lại chưa biết liên kết lại, mà kinh doanh theo kiểu chụp giật cạnh tranh thiếu lành mạnh, thi nhau hạ giá dịch vụ để dành được hợp đồng và chủ yếu là hạ giá thành thuê Container, điều này chỉ có
các doanh nghiệp trong nước bị thiệt, cịn các doanh nghiệp nước ngoài là những
người chủ tàu sẽ đóng vai trị ngư ơng đắc lợi. Một thực tế khác là trong khi các
doanh nghệp của ta cịn mải “đá nhau” thì các tập đồn hàng hải lớn trên thế giới
như APL, Mitsui OSK, Maecrk Logistics, NYK Logistics,… những tập đoàn
hùng mạnh với khả năng cạnh tranh lớn, bề dày kinh nghiệm và nguồn tài chính
dịch vụ khép kín trên tồn thế giới, mạng lưới thơng tin rộng khắp, trình độ tổ chức quản lý cao, đã và đang từng bước xâm nhập, củng cố, chiếm lĩnh thị trường trong nước.
2.2.3 Hiện trạng kết nối vận tải đa phương thức đối với ngành dịch vụ Logistics ở Việt Nam