6. Kết cấu của luận văn
1.4. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
1.4.1. Nâng cao thể lực
Thể lực là tình trạng sức khỏe của mỗi con người, biểu hiện ở sự phát triển bình thường và có khả năng lao động. Thể lực là cơ sở quan trọng cho hoạt động thực tiễn của con người, có thể đáp ứng được những địi hỏi về hao phí sức lao động trong quá trình làm việc, đảm bảo cho con người có khả năng học tập và lao động lâu dài.
Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World Health Organization): “Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là khơng có bệnh tật hay tàn phế”. Như vậy, sức khỏe bao gồm: sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, sức khỏe xã hội.
Sức khỏe thể chất của người lao động nói chung và của CBCC cấp xã nói riêng là sự sảng khối và thoải mái về thể chất. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường làm việc.
Sức khỏe tinh thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở cảm giác sảng khoái, dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Sức khoẻ tinh thần là sự biểu hiện
H2
của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức mạnh tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và tình cảm.
Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: Gia đình, Nhà trường, Bạn bè, Xóm làng, Nơi cơng cộng, Cơ quan... Nó thể hiện ở sự được tán thành và chấp nhận của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hồ nhập giữa Cá nhân, Gia đình và Xã hội.
Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá chất lượng lao động về mặt thể lực như: Chiều cao trung bình, cân nặng trung bình, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ suy dinh dưỡng của người lao động, cận thị, viễn thị….
Chiều cao và cân nặng luôn là những chỉ tiêu ban đầu để đánh giá thể lực của người CBCC cấp xã và qua đó cho biết một phần nào đó khả năng lao động của họ. Như vậy, chiều cao và cân nặng như thế nào thì được coi là có sức khỏe tốt cũng như sự phát triển cơ thể bình thường. Theo tổ chức y tế thế giới WHO đã đưa ra chỉ số phát triển BMI là cơ sở để xác định điều đó.
BMI = W Trong đó: W: Cân nặng (kg) H: Chiều cao (m)
Bảng 1.1 Chỉ số đánh giá tình trạng sức khỏe BMI
Chỉ số BMI Tình trạng sức khỏe
BMI>=30 Béo phì
25<=BMI<=29.9 Thừa cân 18.5 <= BMI<=24.9 Bình thường
Mỗi người lao động đều có thể tự kiểm tra chỉ số BMI của mình, từ đó nắm tình trạng sức khỏe cơ thể mình để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và làm việc hợp lý giúp cải thiện, nâng cao chất lượng sức khỏe cũng như thể lực của bản thân.
Sức khỏe của người lao động nói chung và của CBCC cấp xã nói riêng chịu tác động bởi các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và được phản ánh thông qua thu nhập, mức sống, môi trường làm việc, chế độ ăn uống, chế độ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ y tế, tuổi tác, thời gian cơng tác, giới tính….Sức khỏe có ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động, hiệu quả làm việc. Người CBCC có sức khỏe tốt mới đem lại năng suất lao động cao nhờ có sự bền bỉ, dẻo dai, lâu mệt mỏi và khả năng tập trung trong quá trình làm việc. Như vậy sức khỏe vừa là mục đích, vừa là điều kiện của sự phát triển nên yêu cầu được bảo vệ và chăm sóc sức khỏe là địi hỏi chính đáng của người lao động nói chung và CBCC cấp xã nói riêng.