6. Kết cấu của luận văn
1.5.2. Chế độ, chính sách đối xử với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Chế độ, chính sách của nhà nước là công cụ điều tiết rất quan trọng trong quản lý kinh tế xã hội, có tác động mạnh mẽ đến hoạt động của người lao động nói chung và cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng. Chế độ, chính sách hợp lý sẽ góp phần tạo động lực thúc đẩy cán bộ, cơng chức cấp xã phấn đấu vươn lên, nâng cao ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật, có trách nhiệm và hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Ngược lại, chế độ
chính sách khơng phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển, làm thui chột tài năng, triệt tiêu động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã, làm họ khơng tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ để hồn thành tốt nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ và phát sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, sách nhiễu nhân dân. Ví dụ như: chính sách thu hút lao động trình độ cao về làm cán bộ, công chức cấp xã, các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương, và các khoản phúc lợi khác (BHXH, BHYT, nhà ở, đi lại,...) Nếu địa phương nào có chính sách thu hút lao động trình độ cao về làm việc ở cấp xã như tạo điều kiện trong tuyển dụng, sử dụng cán bộ, cơng chức và các chế độ chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi tốt thì sẽ thu hút được lực lượng lao động trình độ cao về làm việc ở cấp xã. Ngược lại, sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chất xám ra khu vực sản xuất kinh doanh, đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng cao chuyển ra khu vực sản xuất kinh doanh làm việc, cịn lại những cán bộ, cơng chức năng lực yếu khơng có khả năng cạnh tranh thì ở lại làm việc trong khu vực nhà nước.
Như vậy, có thể thấy rằng chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Nhà nước cần nghiên cứu và có những chế độ, chính sách phù hợp trong từng thời kỳ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.