6. Kết cấu của luận văn
2.3. Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Những hạn chế
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Phúc Thọ có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ rất thấp (năm 2014, số cán bộ, cơng chức cấp xã có độ tuổi dưới 30 chỉ chiếm 11.5%).
Cơ cấu giới tính cịn có sự chênh lệch lớn giữa tỷ lệ nam và nữ, chủ yếu là nam giới chiếm tỷ lệ lớn (chiếm 74.5 %).
Mặc dù, trong những năm gần đây trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có sự thay đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên, trình độ chun mơn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Phúc Thọ vẫn còn thấp. Cụ thể là: số lượng cán bộ, công chức cấp xã có trình độ trung cấp và sơ cấp chiếm tỷ lệ cao (tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ trung cấp và sơ cấp tương ứng là 31.6% và 24.8%); nhiều cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào tạo bài bản, có hệ thống nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc được giao.
Hiện nay, trình độ LLCT của cán bộ, công chức cấp xã tuy có được nâng lên nhưng vẫn cịn một tỷ lệ CBCC cấp xã lớn chưa qua đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị (41 người chiếm 8.93%). Một số cán bộ, công chức cấp xã đã qua đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị nhưng vẫn cịn yếu khi áp dụng vào thực tế, dẫn đến việc nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước còn chậm và triển khai vào thực tế tại địa phương còn hạn chế, chưa xư lý kịp thời các tình huống phát sinh tại địa phương.
Về kỹ năng nghề nghiệp, nhiều cán bộ, cơng chức cấp xã cịn yếu về các kỹ năng cần thiết trong quá trình thực thi cơng vụ như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng triển khai thực hiện các quyết định quản lý...Theo kết quả tự đánh giá của CBCC cấp xã về các kỹ năng nghề nghiệp thì có 9.5% đánh giá kỹ năng nghề nghiệp là yếu, 30.9% đánh giá kỹ năng nghề nghiệp ở mức trung bình. Đây là những kỹ năng rất cấn thiết đối với CBCC nói chung và CBCC cấp xã nói riêng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Thiếu và yếu về những kỹ năng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực thi công vụ, khả năng triển khai chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương đến người dân và các tổ chức.
Về ý thức thái độ trong thực thi công vụ:
Theo kết điều tra bảng hỏi, người dân đánh giá vẫn còn 18% tổng số người dân được hỏi trả lời cán bộ, cơng chức cấp xã có tinh thần, thái độ tiếp công dân chưa tốt (thiếu lịch sự, nhiệt tình), cịn hiện tượng hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn phiền hà cho nhân dân, 6% trong tống số người dân được hỏi trả lời CBCC cấp xã có tinh thần trách nhiệm chưa tốt khi tiếp xúc và giải quyết CV cho nhân dân. Điều này đã làm mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương.( Cụ thể bảng 2.17)
Bảng 2.17 Kết quả đánh giá ý thức, thái độ của cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội Đơn vị tính: người Stt Nội dung Số lượng Tỷ lệ (%) 1
Ông, bà hãy cho biết thái độ của cán bộ, công chức cấp xã khi tiếp xúc và giải quyết công việc như thế nào?
A. Rất tốt 5 10
B. Tốt 20 40
C. Bình thường 16 32
D. Chưa tốt 9 18
2
Ông, bà hãy cho biết tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã khi tiếp xúc và giải quyết công việc như thế nào?
A. Rất tốt 7 14
B. Tốt 22 44
C. Bình thường 18 36
D. Chưa tốt 3 6
(Nguồn kết quả điều tra phiếu bảng hỏi) 2.3.2.2. Nguyên nhân
Việc xây dựng và thực hiện quy hoạch cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Phúc Thọ chưa căn cứ chủ yếu vào đánh giá cán bộ, chưa xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và năng lực thực tiễn của cán bộ, chưa gắn quy hoạch với đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ, dẫn đến nhiều đề án quy hoạch cịn hình thức, thiếu tính khả thi. Chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao, chưa đồng đều, chưa có tầm nhìn xa, chưa bảo đảm cơ cấu 3 độ tuổi. Cơ cấu cán bộ trong quy
hoạch chưa cân đối, ít cán bộ trẻ, cán bộ nữ; trình độ, ngành, nghề đào tạo của cán bộ ở nhiều nơi chưa phù hợp, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế như: Cơ sở vật chất cịn thiếu thốn, kinh phí đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng còn thấp, đội ngũ giảng viên vừa thiếu, vừa yếu về trình độ, chun mơn, nghiệp vụ. Chương trình đào tạo vẫn cịn hình thức, chậm được đổi mới. Nội dung đào tạo còn dàn trải. chưa sát với thực tế cơ sở. Bên cạnh đó, cịn có nhiều cán bộ, cơng chức cấp xã có ý thức chưa cao trong việc tham gia học tập nâng cao trình độ.
Cơng tác kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã không được thực hiện thường xuyên, đồng thời chưa có biện pháp khắc phục những yếu kém một cách có hiệu quả. Việc đánh giá còn chưa chặt chẽ, thiếu thực chất. Nhiều nơi còn vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc tập trung, dân chủ trong cơng tác đánh giá; chính sách đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ chưa thoả đáng, chưa đảm bảo tính kịp thời dẫn đến chưa tạo động lực đối với cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ. Việc xử lý những sai phạm, tiêu cực ở cơ sở chưa kịp thời và nghiêm minh, dẫn đến vụ việc kéo dài, làm cho tình hình phức tạp thêm. Hệ thống tiêu chí đánh giá khơng rõ ràng, còn chung chung dẫn đến việc đánh giá khơng chính xác
Thực hiện cơng tác cải cách hành chính vẫn cịn nhiều khâu hạn chế, yếu kém như: Cơ sở vật chất và phương tiện làm việc đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã cịn nhiều thiếu thốn, nhiều xã chưa ứng dụng công nghệ thơng tin vào hoạt động quản lý.
Chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bơ, cơng chức cịn nhiều bất cập, khơng có tác dụng khuyến khích, thu hút lao động giỏi về làm cán bộ, công chức ở xã. Bên cạnh đó, chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ, công chức thấp sẽ làm ảnh hưởng đến thái độ và tinh thần làm việc của cán bộ, công chức cấp xã. Lương thấp sẽ làm cho họ không yên tâm làm việc, không đủ trang trải cho cuộc sống của bản thân và gia đình.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở HUYỆN PHÚC THỌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Quan điểm, mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội