1 Hội đồng tiền lương quốc gia Việt Nam gồm thành phần của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, đại diện
4.2.2. Sửa đổi khái niệm về tiền lương trong Bộ luật lao động năm 2012.
2012.
Theo khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2012, tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận, bao gồm mức lương theo công việc hoặc theo chức danh, phụ
cấp lương và các khoản bổ sung khác. Quy định này được hướng dẫn chi tiết hơn theo điểm a khoản 5 Điều 4, Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, Điều 4 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH. Theo đó, tiền lương gồm các khoản: Mức lương theo cơng việc hoặc theo chức danh; Phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ; Phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động; Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương; Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với q trình làm việc, kết quả thực hiện cơng việc của người lao động.
Ngoài làm cơ sở để trả lương cho người lao động, tiền lương cịn có ý nghĩa trong việc xác định mức tiền lương đóng bảo hiểm và giải quyết các chế độ, quyền lợi cho người lao động (ví dụ như tính phép năm, tính trợ cấp, bồi thường khi chấm dứt hợp đồng lao động...). Hiện nay, tiền lương làm căn cứ để đóng bảo hiểm và trả lương cho người lao động trong một số khoảng thời gian ngừng việc, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương... là các khoản: mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung. Tuy nhiên, trên thực tế các chủ thể gặp nhiều khó khăn khi phân biệt từng loại tiền trả cho người lao động theo kết cấu nêu trên do sự đa dạng về tên loại tiền, cách thức tính hưởng,... Đồng thời, việc tăng nền tiền lương tháng đóng bảo hiểm dẫn đến thực trạng các doanh nghiệp có xu hướng phân tách nhỏ tiền lương trả cho người lao động thành nhiều loại tiền để giảm mức đóng bảo hiểm. Như vậy, cách phân chia kết cấu tiền lương theo quy
định của Bộ luật lao động hiện hành mặc dù chi tiết hơn nhưng lại tăng tính phức tạp và gây ra nhiều vướng mắc khi thực hiện.
Do đó, khơng nên phân chia kết cấu tiền lương mà chỉ cần ghi nhận khái niệm tiền lương theo đúng bản chất là khoản tiền mà người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận trả cho người lao động để thưc hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động, cụ thể như sau: “Tiền lương là
khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận”. Khi đó, tiền lương sẽ bao gồm tồn bộ các khoản
tiền do người sử dụng lao động trả cho người lao động gắn với sức lao động mà người lao động đã bỏ ra để thực hiện công việc. Những khoản tiền khác do người sử dụng lao động chi trả hoặc hỗ trợ cho người lao động nhưng không liên quan đến việc thực hiện cơng việc và mang tính chất phúc lợi (như tiền thưởng theo Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012, tiền hỗ trợ xăng xe, điện thoại, tiền nhà ở, trợ cấp cho người lao động có hồn cảnh khó khăn,...) sẽ khơng được xác định là tiền lương.
Việc sửa đổi khái niệm tiền lương như trên sẽ góp phần giảm thiểu những nhầm lẫn hoặc cố tình gây nhầm lẫn khi định danh các loại tiền trong kết cấu tiền lương của người lao động.