Khái niệm tích hợp chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá mức độ tích hợp bên trong chuỗi cung ứng nước sạch tại công ty cổ phần kinh doanh nước sạch số 2 hải phòng (Trang 37 - 40)

II. TÍCH HỢP CHUỖI CUNG ỨNG

2. Khái niệm tích hợp chuỗi cung ứng

Với chuỗi cung ứng người ta đặc biệt quan tâm đến sự tích hợp của chuỗi bởi vì điều đó thể hiện sức mạnh cạnh tranh của mỗi chuỗi cung ứng. Mặc dù vẫn cịn có nhiều định nghĩa, khái niệm khác nhau về tích hợp chuỗi cung ứng nhưng nói chung đều có những điểm chung nhất định, như một tác giả đã viết: “tích hợp chuỗi cung ứng là việc quản lý

nhiều nhóm các hoạt động khác nhau trong các quy trình kinh doanh mang tính liên kết liền mạch có liên quan ở trong cơng ty và với các cơng ty bên ngồi để loại bỏ các phần trùng lặp hoặc không cần thiết của các quy trình đó nhằm giúp cho chuỗi cung ứng hoạt động tốt hơn” (Chen et al., 2009). Tích hợp chuỗi cung ứng nhấn mạnh đến sự kết nối và

đơn giản hóa thơng qua sự tương tác, phối hợp, cộng tác, hợp tác nhằm loại bỏ những yếu tố gây ra bội chi trong các quy trình hoạt động của chuỗi cung ứng (Seo et al., 2015). Nhằm đạt được sự kết nối và sự đơn giản hóa trong một chuỗi cung ứng, tích hợp chuỗi có thể xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau (Van der Vaart and van Donk, 2008).

Tích hợp chuỗi cung ứng thường được phân chia thành tích hợp bên trong hay là tích hợp nội bộ (internal integration) và tích hợp bên ngồi (external integration). Việc thực hiện kết nối và đơn giản hóa các quy trình kinh doanh có thể được thực hiện bởi các đơn vị, bộ phận bên trong một doanh nghiệp và đó là tích hợp bên trong, và có thể được thực hiện bởi các đơn vị thuộc phần đầu vào hoặc phần đầu ra của doanh nghiệp và đó là tích hợp bên ngoài (Stevens, 1989). Rất nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng tích hợp chuỗi cung ứng có mối quan hệ chặt chẽ với kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong chuỗi, mức độ tích hợp chuỗi cung ứng tăng thì doanh nghiệp sẽ có kết quả hoạt động tốt hơn (Leuschner et al., 2013). Ngắn gọn hơn thì có thể nói rằng tích hợp bên trong chuỗi cung ứng là việc cộng tác giữa các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp nhằm mục tiêu gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp, cịn tích hợp bên ngồi là sự cộng tác với các tổ chức, doanh nghiệp bên ngoài nhằm cùng nhau gia tăng lợi ích chung của mỗi mắt xích tham gia chuỗi cung ứng.

Việc đánh giá mức độ tích hợp của chuỗi cung ứng ở các lĩnh vực khác nhau cho đến nay đã được nghiên cứu khá nhiều và cách thức đánh giá cũng có những khác biệt nhất định trong các nghiên cứu. Nhưng nếu so sánh giữa hai lĩnh vực cung cấp sản phẩm và cung cấp dịch vụ thì một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu như khơng có sự khác biệt nhiều khi đề cập đến cách thức đánh giá và tiêu chí đánh giá mức độ tích hợp của một chuỗi cung ứng (Yuen and Thai, 2017). Trên cơ sở mục tiêu đã đề ra, nghiên cứu này tập trung vào nghiên cứu tích hợp bên trong của chuỗi cung ứng.

2.1. Quan điểm ban đầu

Mặc cho những lợi ích cơ bản của nó, chuỗi cung ứng không được quan tâm nhiều và công bằng như các lĩnh vực chức năng khác. Về mặt lịch sử, các tổ chức tập trung mọi nỗ lực vào việc tạo ra sản phẩm và ít chú trọng đến sự dịch chuyển của nguyên vật liệu lẫn sản phẩm hoàn thành. Các nhà quản trị nhận thức được rằng việc vận tải và bảo quản là cần thiết nhưng người ta chỉ xem chúng là các vấn đề kỹ thuật và khoản chi phí khơng thể tránh khỏi khi kinh doanh chứ khơng xứng với tầm của nó. Vào đầu thập niên 1920, một số nhà quản trị bắt đầu xem xét kỹ lưỡng việc vận chuyển thành phẩm. Mặc dầu vậy, vào năm 1962 Peter Drucker vẫn cịn mơ tả hậu cần (chuỗi cung ứng) như là “nhân tố đen của nền kinh tế “ và phát biểu rằng điều này hình thành nên một lĩnh vực đầy hứa hẹn của kinh doanh. Từ thời điểm đó tạo ra nhiều thay đổi cho lĩnh vực này.

Có lẽ lý do then chốt cho sự thay đổi này chính là nhận thức rằng họat động quản trị chuỗi cung ứng là khá tốn kém. Các nghiên cứu được thực hiện trong thập niên 70 và 80 cho thấy việc dịch chuyển và tồn kho nguyên vật liệu cơ bản là chiểm khoảng 15-20% doanh thu. Hơn nữa, vào năm 1994, Hill có thể đã phát biểu rằng, “nhiều nhà phân phối khơng ý thức được chi phí của dịch vụ phân phối mà họ cung cấp”. Tuy nhiên, công tác quản trị chuỗi cung cấp đã được xác định là chức năng chi phí cao và đây chính là lĩnh vực mà các doanh nghiệp có thể tiết kiệm rất nhiều.

2.2. Áp lực cho việc nâng cao hiệu quả quản trị chuỗi cung cấp

Nhiều nhân tố khác xuất phát từ nội tại và môi trường đang khuyến khích các tổ chức cải thiện việc quản trị chuỗi cung cấp. Những áp lực này bao gồm:

• Khách hàng ngày nay hiểu biết hơn và họ yêu cầu cao hơn cho chất lượng, chi phí thấp và dịch vụ tốt hơn

•Sự cạnh tranh ngày càng dữ dội hơn và các tổ chức phải xem xét mọi cơ hội để duy trì lợi thế cạnh tranh

• Có sự thay đổi quyền lực trong chuỗi cung ứng. Những chuỗi bán lẻ khổng lồ chẳng hạn như Wal-Mart, Tesco, Toy-R-Us và McDonald yêu cầu hoạt động hậu cần chuyên biệt hóa từ các nhà cung cấp.

•Những thay đổi lớn ở thị trường bán lẻ bao gồm việc phát triển và mở rộng các cửa hàng 24 giờ, giao hàng tận nhà, các khu phố bn bán ngồi trung tâm, mua sắm qua mạng và qua điện thoại.

• Thương mại quốc tế tiếp tục phát triển. Điều này được khuyến khích với các khu vực tự do mậu dịch chẳng hạn như Cộng đồng châu Âu và Khu vực tự do mậu dịch Bắc Mỹ, khu vực mậu dịch tự do Asean…

• Các tổ chức đang giới thiệu và áp dụng các loại hình sản xuất mới chẳng hạn như JIT, sản xuất nhỏ gọn, sản xuất linh hoạt, các hoạt động ảo, sản xuất theo yêu cầu khách hàng với khối lượng lớn…

•Một vài tổ chức đang chuyển đổi định hướng vào sản phẩm (nơi họ tập trung vào Một vài tổ chức đang chuyển đổi định hướng vào sản phẩm (nơi họ tập trung vào sản phẩm cuối cùng) sang định hướng vào quy trình (tập trung vào cách thức làm ra sản phẩm). Điều này khuyến khích cải thiện hoạt động, bao gồm cả việc quản trị chuỗi cung ứng.

• Chúng ta đang chứng kiến sự cải thiện đáng kể hoạt động truyền thơng. Những thành tựu này có được từ trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), mã hóa chi tiết, chuyển dịch quỹ điện tử (EFT), thương mại điện tử, hệ thống tri thức chia sẻ và các hoạt động khác.

Các tổ chức có khuynh hướng sử dụng bên ngoài các hoạt động ngoại vi và nhấn mạnh đến các hoạt động cốt lõi. Chuỗi cung ứng là lĩnh vực hữu ích cho các doanh nghiệp thứ ba, với các công ty chuyên biệt cung cấp nhiều dịch vụ.

• Ngày nay các tổ chức đang gia tăng sự hợp tác thông qua các liên minh hoặc sự cộng tác và các giao ước khác. Sự tích hợp này là quan trọng đối với chuỗi cung cấp, nơi ln có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong chuỗi.

• Nhà quản trị nhận thức được tầm quan trọng chiến lược của chuỗi cung cấp. • Các quan điểm và nhận thức đối với hoạt động vận tải thay đổi từ việc nhìn nhận vấn đề tắc nghẽn giao thông đường bộ đặc biệt ở các thành phố lớn và các khu công nghiệp, sự quan tâm đến chất lượng giao thông đường không và ô nhiễm môi trường, những vấn đề về mơi trường, chính sách của chính phủ về chi phí thực tế của vận tải đường bộ, tư nhân hóa dịch vụ bán lẻ, bãi bỏ các quy định về vận tải và những thay đổi khác.

Dĩ nhiên những vấn đề được đề cập ở trên chỉ là một phần trong những áp lực đối với sự thay đổi mà quản trị chuỗi cung cấp gặp phải, bao gồm tính khơng chắc chắn về các điều kiện của thị trường, sự thay đổi về chính trị và các quy định của luật pháp, sự suy giảm kinh doanh, sự gia tăng chi phí, tình trạng thiếu hụt các nhân viên kỹ năng, sự biến động của tỷ giá hối đoái…

Một phần của tài liệu Luận văn đánh giá mức độ tích hợp bên trong chuỗi cung ứng nước sạch tại công ty cổ phần kinh doanh nước sạch số 2 hải phòng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)