1. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 trong quản lý
Quản lý chất lượng là quản lý mặt chất của hệ thống trong mối liên quan đến mọi bộ phận, mọi người và mọi công việc trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để đạt được mức chất lượng cao nhưng ít tốn kém nhất, cần phải quản lý và kiểm soát mọi yếu tố của qui trình, đó là mục tiêu lớn nhất của công tác quản lý chất lượng trong doanh nghiệp ở mọi quy mô.
Hệ thống quản lý chất lượng giúp doanh nghiệp phân tích yêu cầu của khách hàng, xác định các quá trình sản sinh ra sản phẩm được khách hàng chấp nhận và duy trì được các q trình đó trong điều kiện được kiểm soát. Hệ thống quản lý chất lượng có thể dùng làm cơ sở cho các hoạt động cải tiến chất lượng liên tục, ngày càng thoả mãn hơn các yêu cầu của khách hàng và các bên liên quan. Hệ thống quản lý chất lượng hài hoà mọi nỗ lực của doanh nghiệp, hướng toàn bộ nỗ lực của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu chung đã đặt ra. Đó chính là phương pháp hệ thống của quản lý.
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 tại Công ty Cổ phần Kinh doanh nước sạch số 2 Hải Phòng nhằm đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lượng
tại Công ty và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cải tiến các quá trình nội bộ, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức, kiến thức, kỹ năng và năng lực của cán bộ công nhân viên.
không thể áp dụng các biện pháp riêng lẻ mà phải có cơ chế quản lý thống nhất và có hiệu lực, theo ngơn ngữ chung hiện nay là xây dựng hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý chất lượng là một phần trong hệ thống quản lý tổ chức tập trung vào việc đạt được đầu ra (kết quả) thỏa mãn các mục tiêu chất lượng về các nhu cầu, mong đợi của khách hàng và các bên liên quan.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một bộ tiêu chuẩn hướng dẫn công tác quản lý chất lượng và xác định các yếu tố chất lượng chung cần thiết cho việc đảm bảo chất lượng. ISO 9000 không phụ thuộc vào bất kỳ ngành nghề hay khu vực kinh tế nào. Mỗi công ty cụ thể cần xác định cho mình một phương thức riêng để vận dụng các tiêu chuẩn này nhằm đáp ứng nhu cầu của mình, cũng như thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
Khơng phân biệt loại hình - quy mơ - hình thức sở hữu của doanh nghiệp. ISO 9000 hướng dẫn các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng mơ hình quản lý thích hợp và văn bản hố các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mơ hình đã chọn, nhằm đưa ra các chuẩn mực về tổ chức, biện pháp, quản lý, nguồn lực… cho một hệ thống chất lượng của các doanh nghiệp. Nói tóm lại, đây không phải là những tiêu chuẩn về nhãn mác liên quan tới sản phẩm hay quá trình sản xuất mà là tiêu chuẩn quản lý chất lượng liên quan đến phương thức quản lý.
Thắng lợi trong cạnh tranh:
Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ trong doanh nghiệp sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng cao và đây chính là chiến lược, vũ khí cạnh tranh cơ bản của doanh nghiệp.
Sự cân bằng giữa chất lượng và môi trường:
Do kinh tế tăng trưởng nhanh, con người đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên, làm ô nhiễm môi trường, các nhà sản xuất cần phải có một hệ thống quản lý tốt từ khâu thiết kế, thẩm định, lập kế hoạch đến sản xuất, tiêu dùng và việc xử lý các sản phẩm sau khi tiêu dùng.
Tiết kiệm trong sản xuất, chống lãng phí trong tiêu dùng:
Tiết kiệm là tìm giải pháp tối ưu cho việc sử dụng hợp lý nguyên vật liệu, loại bỏ chất thải, sản xuất ra những mặt hàng chất lượng cao, có hàm lượng chất xám cao hơn. Do đó, doanh nghiệp phải áp dụng những phương pháp tổ chức, quản lý hệ thống có hiệu
quả để tận dụng tối đa các nguồn lực. Nhà nước và doanh nghiệp phải có nhận thức đúng đắn về giáo dục, đào tạo và huấn luyện con người.
Hiện nay xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế buộc các doanh nghiệp phải đương đầu với sự cạnh tranh khơng chỉ trong nước mà cịn phải cạnh tranh khốc liệt với thị trường quốc tế. Với xu hướng chuyển từ cạnh tranh giá thành sang cạnh tranh chất lượng sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường thì phải thắng lợi trong cạnh tranh mà điều này chỉ có được khi chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Chỉ có khơng ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm thì sản phẩm của doanh nghiệp mới được khách hàng tin dùng, uy tín của doanh nghiệp mới được nâng lên.
Những nguyên tắc căn bản của quản lý chất lượng theo ISO 9000
Để lãnh đạo và điều hành thành công một tổ chức, cần định hướng và kiểm soát tổ chức một cách hệ thống và rõ ràng. Có thể đạt được thành cơng nhờ áp dụng và duy trì một hệ thống quản lý chất lượng được thiết kế để cải tiến liên tục kết quả thực hiện trong khi vẫn lưu ý đến các nhu cầu của các bên quan tâm. Việc quản lý một tổ chức bao gồm các qui tắc của quản lý chất lượng, trong số các lĩnh vực quản lý khác nhau. Tám nguyên tắc của quản lý chất lượng được nhận biết để lãnh đạo cao nhất có thể sử dụng nhằm dẫn dắt tổ chức đạt được kết quả cao hơn.
Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng
Các tổ chức nhờ vào khách hàng và do đó phải tìm hiểu được những nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng và cố gắng thoả mãn vượt bậc mong muốn của khách hàng.
Nguyên tắc 2: Vai trò của lãnh đạo
Lãnh đạo phải thiết lập mối liên kết mục đích và định hướng cho tổ chức. Lãnh đạo phải phát triển và duy trì mơi trường nội bộ, trong đó mọi người trong tổ chức có thể giải quyết toàn bộ các vấn đề để đạt các mục tiêu của tổ chức.
Nguyên tắc 3. Sự tham gia của mọi người
Con người ở mọi cấp đều là những thành viên quan trọng của tổ chức và việc khơi dậy đầy đủ khả năng của họ sẽ giúp cho các hoạt động, nguồn lực được sử dụng để đạt mục tiêu.
Trong tổ chức, đầu vào của quá trình này là đầu ra của q trình trước đó và tồn bộ các q trình trong tổ chức lập thành một mạng lưới quá trình. Quản lý các hoạt động của một tổ chức thực chất là quản trị các quá trình và các mối quan hệ giữa các quá trình đó.
Ngun tắc 5: Quản lý theo phương pháp hệ thống
Nhận thức, tìm hiểu và quản lý hệ thống các quá trình liên quan nhau nhằm làm tăng hiệu quả, hiệu năng của các mục tiêu cải tiến mà tổ chức đã đề ra.
Tổ chức không thể giải quyết bài toàn chất lượng theo từng yếu tố tác động đến chất lượng một cách riêng rẽ mà phải xem xét toàn bộ các yếu tố tác động đến chất lượng một cách đồng bộ và hệ thống, phối hợp hài hòa các yếu tố này. Phương pháp hệ thống của quản lý là cách huy động, phối hợp toàn bộ nguồn lực để thực hiện mục tiêu chung của tổ chức. Việc xác định, hiểu biết và quản lý một hệ thống các q trình có liên quan lẫn nhau đối với các mục tiêu đề ra sẽ đem lại hiệu quả của tổ chức.
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục phải là mục tiêu lâu dài của tổ chức.
Cải tiến liên tục là mục tiêu, đồng thời cũng là phương pháp của mọi tổ chức, muốn tăng khả năng cạnh tranh và mức độ chất lượng cao nhất, tổ chức phải liên tục cải tiến. Sự cải tiến có thể là từng bước nhỏ hoặc nhảy vọt. Cách thức cải tiến cần phải bám chắc vào công việc của tổ chức.
Nguyên tắc 7: Ra quyết định dựa trên thực tế
Các quyết định hiệu quả có được nhờ dựa trên việc phân tích các dữ liệu và thông tin.
Mọi quyết định và hành động của hệ thống quản lý hoạt động kinh doanh muốn có hiệu quả phải được xây dựng trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Việc đánh giá phải bắt nguồn từ chiến lược của tổ chức, các quá trình quan trọng, các yếu tố đầu vào và kết quả của các q trình đó.
Ngun tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với nhà cung cấp.
Tổ chức và nhà cung cấp độc lập với nhau, nhưng mối liên hệ cùng có lợi sẽ tăng cường khả năng của cả hai bên là để tăng giá trị.
Các tổ chức cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác cả nội bộ và với bên ngoài để đạt được mục tiêu chung. Các mối quan hệ nội bộ có thể bao gồm các quan hệ thúc đẩy, sự
hợp tác giữa lãnh đạo và người lao động, tạo lập các mối quan hệ mạng lưới giữa các bộ phận trong tổ chức để tăng cường sự linh hoạt, khả năng đáp ứng nhanh.
Các mối quan hệ bên ngoài là những mối quan hệ với bạn hàng, người cung ứng, đối thủ cạnh tranh, các tổ chức đào tạo... Những mối quan hệ ngày càng quan trọng, nó là những mối quan hệ chiến lược. Chúng có thể giúp một tổ chức thâm nhập vào thị trường mới hoặc thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mới.
Các nguyên tắc trên đây đã được vận dụng triệt để khi xây dựng các Hệ thống QLCL hiện đại và tạo thành cơ sở cho các chuẩn về Hệ thống QLCL. Sự thấu hiểu và áp dụng 8 nguyên tắc này thông suốt ngay từ đầu kể từ khi thiết lập đến duy trì và liên tục cải tiến hệ thống quản lý chất lượng.
2. Hoạt động sxkd của Công ty trong 5 năm vừa qua:
Dựa trên Kết quả SXKD của Công ty trong các năm vừa qua (các báo cáo tài chính, kết quả hoạt động của công ty từ năm 2013-2017) sẽ cho chúng ta thấy được phần nào về hiệu quả hoạt động của công ty.
- Bảng tổng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng cân đối tài khoản của công ty từ năm 2013 – 2017
TÀI SẢN Mã số Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
(100=110+120+130+140+150) 100 22.523.658.660 23.138.497.064 29.411.025.529 35.057.748.773 44.663.058.292I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 13.621.233.597 12.566.693.700 18.390.541.819 19.834.396.874 28.769.956.348 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 110 13.621.233.597 12.566.693.700 18.390.541.819 19.834.396.874 28.769.956.348
1. Tiền 111 13.621.233.597 12.566.693.700 18.390.541.819 19.834.396.874 28.769.956.348- Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 11A 5.991.539 9.905.625 13.181.338 14.678.571 5.255.860 - Tiền mặt tại quỹ (gồm cả ngân phiếu) 11A 5.991.539 9.905.625 13.181.338 14.678.571 5.255.860 - Tiền gửi Ngân hàng 11B 13.615.242.058 12.556.788.075 18.377.360.481 19.819.718.303 28.764.700.488