Tác động của du lịch nông thôn

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG (Trang 26 - 29)

1.1.1 .Khái niệm về nông thôn

1.1.5. Tác động của du lịch nông thôn

1.1.5.1. Tác động tích cực

Du lịch nơng thơn vẫn là một thị trường nhỏ trong thị trường du lịch rộng lớn, tạo nên sự đóng góp có giá trị cho kinh tế khu vực nơng thơn. Khơng chỉ góp phần tạo ra sự thay đổi, đóng góp nguồn tài chính, tạo nguồn việc làm, tạo các quỹ bảo tồn, khuyến khích các việc làm thực tế cho kinh tế nông nghiệp,..Tiềm năng của du lịch nơng thơn cịn có thể mang đến cho cộng đồng như:

a. Tạo nguồn việc làm

Du lịch nông thôn tạo ra nguồn việc làm cho cư dân địa phương trong quá trình tạo ra các dịch vụ cung cấp cho du khách như: hoạt động hướng dẫn, dịch vụ ăn uống, bán các mặt hàng có sẵn tại địa phương, dịch vụ vận chuyển,...Tuy khơng thể tạo ra nguồn thu nhập chính nhưng có thể tạo thêm thu nhập cho cộng đồng nhỏ vào những lúc nông nhàn.

b. Tạo cơ hội kinh doanh mới

Du lịch nói chung tạo ra rất nhiều cơ hội mới cho các ngành công nghiệp. Ngay cả những doanh nghiệp tại nông thôn không tham gia vào hoạt động du lịch vẫn có thể trực tiếp hưởng lợi từ các hoạt động du lịch thông qua phát triển các mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở du lịch. Đa dạng hóa dịch vụ ở nông thôn như vận chuyển, cung cấp thực phẩm cho du khách tại địa phương, kinh doanh các mặt hàng truyền thống, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ,…

c. Cơ hội cho lao động trẻ

Công nghiệp du lịch với sự năng động, sáng tạo, tìm hiểu khám phá, thường rất hấp dẫn. Có thể định hướng phát triển nghề nghiệp tương lai cho lao động trẻ vùng nông thôn một cách rõ ràng thông qua các hoạt động du lịch thực tiễn tại địa phương. Nâng tầm phát triển hoạt động du lịch của địa phương thông qua thế hệ trẻ đã được đào tạo một cách khoa học.

d. Đa dạng hóa cộng đồng

Hoạt động du lịch bên cạnh những lợi ích kinh tế cịn mang lại cho cộng đồng địa phương sự giao lưu, tiếp xúc với những tiến bộ của xã hội trong các lĩnh vực: khoa học, kỹ thuật, công nghệ, y tế, giáo dục,..tìm hiểu các giá trị văn hóa của cư dân khác ngoài khu vực đã biết, gia tăng sự hiểu biết cho người dân địa phương. Đặc biệt cư dân ở các vùng nơng thơn sâu, vùng xa có cơ hội giao lưu, tiếp xúc với khách du lịch tạo cơ hội học hỏi lẫn nhau giữa hai chủ thể tham gia.

đ. Du lịch nông thôn gia tăng niềm tự hào của cộng đồng địa phương

Du lịch khuyến khích cộng đồng nơng thơn xây dựng hình ảnh một cộng đồng thân thiện, hiếu khách. Xây dựng, phát triển mối quan hệ cá nhân, đoàn kết cộng đồng, chia sẻ các giá trị văn hóa tốt đẹp hình thành nên bản sắc và niềm tự hào địa phương. Đặc biệt là các vùng nơng thơn điển hình cịn lưu giữ gần như ngun vẹn các giá trị văn hóa bản địa.

e. Bảo tồn văn hóa và di sản vùng nơng thơn

Du lịch nơng thơn góp phần nâng cao nhận thức của du khách về vai trò, giá trị của các di sản trong đời sống cộng đồng địa phương nói riêng và của nhân loại nói chung thơng qua các hoạt động tham quan, tìm hiểu, khám phá. Điều này góp một phần quan trọng để nâng cao vai trị, bảo tồn các di sản, giá trị văn hóa có tại địa phương thơng qua khách du lịch.

Nhìn chung, hoạt động du lịch sẽ là cơ hội giúp cho nông thôn phát triển. Tuy nhiên, phát triển du lịch cũng không phải là giải pháp tối ưu và có thể khơng phù hợp với tất cả các địa phương nông thôn. Du lịch nông thôn ảnh hưởng nhiều đến cộng đồng như sự tự do của các hộ gia đình, ảnh hưởng đến các vùng lân cận,ngồi ra cịn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác như chất lượng nguồn lao động, đặc trưng tính thời vụ,..

1.1.5.2. Tác động tiêu cực

a. Tác động của du lịch nông thôn đến kinh tế

Du lịch làm tăng nhu cầu hàng hóa tại địa phương nơng thơn (thực phẩm, đất đai, nhà cửa), giá cả dịch vụ leo thang gây tác độngđến giá trị thu nhập của người dân nông thôn.

Trong nền kinh tế nhỏ với ngành du lịch chiếm ưu thế lớn, tỷ giá hối đối cũng có thể bị ảnh hưởng.

b. Tác động của du lịch nơng thơn đến văn hóa xã hội

Bất kì loại hình du lịch nào kể cả du lịch nông thôn đều sẽ tác động đến văn hóa xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực.

Bảng 1.4: Các tác động của du lịch nông thôn

Xã hội Văn hóa

Tác động tích cực

 Nâng cấp cơ sở hạ tầng, tăng cường khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng và tiện ích.

 Tăng cường khả năng tiếp cận thơng tin (thơng  Tăng giá trị văn hóa

qua việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và truyền thông).  Khơi phục văn hóa

 Xây dựng năng lực và giáo dục.  Cải thiện bảo tồn và khôi phục

 Trao quyền các điểm di sản văn hóa

 Đẩy mạnh các thiết chế cộng đồng  Tăng cường bán sản phẩm thủ

 Công bằng giới công địa phương, tăng niềm tự

 Khoan dung và tôn trọng hào và niềm tin cho người dân

 Thu được kiến thức vềxã hội và các nền văn hóa địa phương. khác, tăng cường sự tơn trọng đối với người dân

từ các nền văn hóa khác

Tác động tiêu cực

 Xói mịn giá trị xã hội  Xói mịn văn hóa địa phương

 Tội phạm, mại dâm và bóc lột trẻ em  Mất văn hóa

 Gây thù ghét của người dân địa phương khi  Suy thoái các khu vực văn hóa

khơng được hưởng thụ du lịch và tiện nghi khi thấy sự chênh lệch rõ ràng về sự giàu có của

khách du lịch

Mất tài ngun

Hành vi khơng phù hợp đối với người dân địa phương gây cho họ nỗi đau

Gia tăng tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em, vị thành niên, lây lan các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và tình trạng quấy rối tình dục

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w