Hoạt động quảng bá du lịch nông thôn của An Giang

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG (Trang 82 - 173)

Hoạt động Hoạt động cụ thể

Quảng cáo trên các Thiết kế lại trang điện tử giới thiệu các hoạt động dự án, điểm phương tiện truyền thông tham quan dự án, các tour tuyến của dự án

khác nhau: truyền hình,

Xây dựng phóng sự nơng dân thời hội nhập giới thiệu về du radio, báo lịch nông thôn tại các điểm dự án triển khai.

In ấn hơn 2.000 tài liệu giới thiệu mơ hình bằng tiếng Anh Phát triển tài liệu quảng Thiết kế menu giới thiệu các món ăn truyền thống bằng 2

ngơn ngữ Anh – Việt trang bị cho các hộ phục vụ dịch vụ ăn bá: tập gấp, tờ rơi, DVD,..

uống của dự án

Làm phóng sự giới thiệu về tour du lịch nơng thơn

Xây dựng và duy trì trang Thiết kế lại trang tin giới thiệu về các hoạt động và mô hình website dự án du lịch trên website Hội nơng dân An Giang

Bảng quảng cáo, pano Thiết kế, lắp đặt 03 cổng chào, 10 pano lớn, 12 bảng quảng

quảng cáo cáo về mơ hình dịch vụ dự án.

Nguồn: Hội nơng dân tỉnh An Giang, 2014 2.3.2.8. Nhận định chu kì phát triển du lịch nông thôn tỉnh An Giang

Qua nghiên cứu,khảo sát hoạt động du lịch nông thôn tại tỉnh An Giang có thể nhận thấy:

Trong hai giai đoạn thực hiện dự án du lịch nông thôn tỉnh An Giang kéo dài từ năm 2007 đến năm 2014, số lượt khách du lịch đăng kí tham gia đã có sự gia tăng rõ rệt, khảo sát sự hiểu biết, mong muốn tham gia loại hình du lịch mới từ khách du lịch cũng có kết quả khá tốt. Chứng minh được tiềm năng phát triển của loại hình du lịch nơng thơn trong thời gian tới.

Từ số lượng một vài hộtham gia hoạt động kinh doanh du lịch ban đầu của dự án. Đến nay đã có 77 hộ dân tham gia trên 15 xã thực hiện mơ hình. Hoạt

động hiệu quả mang lại nguồn thu nhập ổn định, đã tạo sự chú ý, thu hút cộng đồng tham gia ngày càng nhiều.

Hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật đặc trưng, phục vụ cho mơ hình du lịch nơng thơn bước đầu cũng đã được đầu tư cơ bản, tính tốn phục vụ được một số lượng khách du lịch nhất định. Chính quyền địa phương cũng đã có sự tuyên truyền, quảng bá loại hình du lịch thơng qua nhiều kênh, phương tiện truyền thông để thu hút sự chú ý của xã hội.

Đặc trưng rõ nét nhất là sự thay đổi bộ mặt đời sống xã hội tại các vùng nông thôn tham gia du lịch. Các địa phương được nâng cấp, đầu tư, xây dựng mới nhiều cơng trình dân sinh phục vụ cộng đồng bên cạnh mục đích phát triển du lịch. Ý thức của người dân dần được nâng cao thơng qua hoạt động hướng dẫn, đón tiếp du khách. Sự tự hào về văn hóa, phong cảnh làng q chính là yếu tố thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển một cách bền vững.

Từ thực trạng phát triển vàquá trình khảo sát điều tra có thể xác định mơ hình du lịch nơng thơn của tỉnh An Giang đang trong “giai đoạn tham gia” của chu kì phát triển du lịch nơng thơn.Xác định được giai đoạn phát triển của mơ hình du lịch trong chu kì sẽ là cơ sở để các chuyên gia, chính quyền địa phương và các tổ chức hoạt động có những kế hoạch, định hướng xây dựng, đầu tư phát triển đúng hướng trong tương lai.

2.3.3. Chính sách phát triển du lịch nông thôn cho các bên liên quan

An Giang chủ trương phát triển du lịch là dựa trên tiềm năng lớn về nông thơn của tỉnh với mục đích hỗ trợ nơng dân xây dựng mơ hình kinh doanh, tạo thêm nguồn thu nhập. Tỉnh đã thơng qua các chủ trương, chính sách, mục tiêu, quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch tại nơng thơn.

Về chính sách: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên môi trường; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử và lợi ích cộng đồng cư dân địa phương. Tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là cư dân vùng nông thôn cùng tham gia theo chủ trương xã hội hóa hoạt động du lịch; tạo ra sản phẩm du lịch nông thôn đa dạng, đặc sắc, hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu du khách,

góp phần đảm bảo mơi trường an ninh xã hội và nâng cao đời sống cư dân vùng nơng thơn.Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch nơng thôn theo định hướng phát triển du lịch An Giang phù hợp với chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long theo hướng bền vững, chuyên nghiệp. Tập trung phát triển du lịch của tỉnh nói chung và loại hình du lịch nơng thơn nói riêng trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đưa An Giang trở thành trung tâm du lịch hấp dẫn của đồng bằng sông Cửu Long.

Về mục tiêu: Đề xuất với Uỷ ban nhân dân tỉnh An Giang thành lập Trung tâm du lịch nông thôn, nhằm định hướng, quản lýloại hình du lịch nơng thơn phát triển thành một trong những nét đặc trưng của du lịch An Giang. Ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông du lịch, bến bãi vận chuyển, đón tiếp du khách. Đầu tư cơ sở vật chất cho các hộ gia đình tham gia loại hình du lịch homestay, vận chuyển du khách, dịch vụ ăn uống,.. theo nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh hoặc các dự án đầu tư.

Về quy hoạch: Quy hoạch, tôn tạo và bảo tồn các làng nghề truyền thống, các loại hình văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc. Hệ thống các khu du lịch sinh thái, cửa khẩu, vùng biên giới, hệ thống cấp thốt nước, hệ thống xử lý rác thác mơi trường, hệ thống nhà vệ sinh đạt chuẩn,..

Thống kê khảo sát thực hiện đối với cộng đồng địa phương và các công ty kinh doanh du lịch trên địa bàn nhận thấy chính quyền địa phương các cấp đã tạo điều kiện hỗ trợ cho đồng đồng địa phương về cơ chế chính sách, nguồn tài chính, hỗ trợ về hướng dẫn, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ, cơ sở vật chất kĩ thuật theo các tỷ lệ nhất định, tạo điều kiện bước đầu thuận lợi giúp người dân hoạt động kinh doanh đạt kết quả hơn. Trong hai giai đoạn hoạt động, dự án đã mở 37 lớp với 921 học viên (263 học viên nữ). Tổ chức 18 chuyến tham quan cho 387 nông dân học cách làm du lịch tại các tỉnh Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp,.. Cử 19 cán bộ dự án và 15 nông dân tham quan du lịch tại Đà Nẵng, Hội An, Sa Pa.

Bên cạnh sự hỗ trợ cộng đồng, chính quyền còn liên kết tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tiến hành khảo sát, bắt đầu đưa loại hình du lịch nơng thơn vào kinh doanh thơng qua việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt

động xúc tiến du lịch tại các hội chợ du lịch, tạo điều kiện, cơ chế chính sách thơng thống giúp các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với loại hình du lịch mới.

Sự phối, kết hợp giữa chính quyền, doanh nghiệp kinh doanh du lịch và cư dân tham gia một cách hiệu quả trong vấn đề xúc tiến, cải thiện chất lượng dịch vụ, tìm kiếm nguồn khách ổn định, mang lại hiệu quả kinh doanh cũng như hướng phát triển bền vững cho loại hình du lịch nơng thơn An Giang.

2.4. Đánh giá về hoạt động phát triển du lịch nông thôn tại An Giang

Loại hình du lịch nơng thơn chỉ mới bước đầu khai thác được một phần nhỏ tiềm năng du lịch vốn có của An Giang thơng qua các hoạt động mang tính vui chơi giải trí đơn giản từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, thu hoạch nông sản, tham quan vườn cây ăn trái, đánh bắt cá, mị ốc,… vốn phổ biến, mang tính đại trà tương đồng hầu như có mặt khắp trong các hoạt động du lịch của vùng đồng bằng sông nước Nam bộ, chưa thể mang lại nét đặc sắc, thu hút khách du lịch đến với An Giang.

Các tour du lịch nông thôn mà Hội nông dân kết hợp với các công ty du lịch cung cấp hiện nay chủ yếu là các tour đi tham quan trong ngày hoặc chỉ là các tour du lịch ngắn, chưa có tour dài ngày. Thời gian tham quan tại các địa phương ngắn, hoạt động lưu trú tại các cơ sở du lịch, homestay của địa phương không thể phục vụ khách đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế nguồn thu từ hoạt động lưu trú vốn là một trong những nguồn thu chính trong du lịch. Các tour du lịch ngắn ngày còn hạn chế chi tiêu của du khách đối với các hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, tiêu dùng trong du lịch,…

Dịch vụ ăn uống cung cấp cho du khách còn phụ thuộc phần lớn vào thời gian lưu lại của khách tại địa phương. Hoạt động của các quán ăn sinh thái, nhà hàng nông gia chưa thực sự thu hút khách du lịch dù thực đơn các món ăn khá đa dạng, giá cả hợp lý theo đánh giá chung của khách du lịch. Hiện trạng này một phần do thời gian lưu trú ngắn, khách du lịch hầu như chỉ đến tham quan và về ngay trong ngày. Các món ăn đặc trưng của địa phương cịn phụ thuộc vào tính mùa vụ của các sản vật chế biến, trong mùa khơ thì các món ăn đặc trưng mùa nước nổi là khơng thể phục vụ được nếu khách có nhu cầu gọi món. Đây cũng là một trong những hạn chế còn tồn đọng của hoạt động kinh doanh ăn uống tại các địa phương khai thác loại hình du lịch nơng thơn.

Các làng nghề truyền thống tại địa phương vẫn chưa được đưa vào khai thác du lịch một cách triệt để nhằm đạt được các mục tiêu đề ra như: mang lại hiệu quả quảng bá thương hiệu, duy trì hoạt động sản xuất làng nghề, tạo thu nhập cho cộng đồng địa phương,… Hiện nay chưa có tour du lịch riêng biệt khai thác, các làng nghề truyền thống,tham quan, tìm hiểu làng nghề chỉ mới là yếu tố phụ trong các chương trình du lịch nơng thơn. Trong khi các giá trị văn hóa đặc trưng của sản phẩm, làng nghề, lịch sử, nét độc đáo, mới lạ trong quá trình sản xuất vốn là tiềm năng du lịch lớn của tỉnh. Khi An Giang có nhiều làng nghề và hiện cịn nhiều làng nghề vẫn đang duy trì hoạt động sản xuất mặt hàng thủ cơng. Nhóm các mặt hàng thủ công dệt như làng nghề tơ lụa Tân Châu, dệt thổ cẩm Chăm, nghề sản xuất chiếu Uzu, thổ cẩm Khmer vẫn đang được duy trì nhưng hiệu quả kinh tế làng nghề chưa thực sự đáng kể khi cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình cạnh tranh với các mặt hàng vải dệt công nghiệp, giá thành rẻ, chất lượng tượng đối tốt và sản lượng nhiều. Riêng sản phẩm làng nghề thì cịn hạn chế về số lượng, mẫu mã, giá thành đắt và chưa có nhiều ứng dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Có hiện tượng dần mai một khi số lượng lao động tham gia sản xuất ngày càng giảm, sản lượng giảm và hoạt động sản xuất hiện nay chỉ mang tính chất cầm chừng.Khơng tìm được thị trường tiêu thụ cho các mặt hàng thủ cơng của địa phương.Nhóm các mặt hàng thủ cơng phục vụ cho sản xuất đánh bắt, nơng nghiệp cũng có hiện tượng bị mai một, các nghề thủ cơng đóng xuồng ghe, lợp cua Mỹ Đức, lưỡi câu Mỹ Hịa. Các hoạt động sơng nước, đánh bắt thủy sản không mang lại hiệu quả kinh tế cao, phụ thuộc phần lớn vào tính mùa vụ (mùa nước nổi) cũng là một trong các nguyên nhân góp phần làm mai một dần hoạt động sản xuất của làng nghề.Nhóm các mặt hàng thủ cơng gia dụng như mộc chạm khắc gỗ, đan lát, nghề sản xuất nhang trầm, nón lá,.. hiện vẫn cịn được duy trì sản xuất do vẫn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, hoạt động sản xuất vẫn tìm được thị trường tiêu thụ và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân. Nhìn chung, tiềm năng làng nghề du lịch cần có hướng nghiên cứu để khai thác hiệu quả hơn nhằm mang lại giá trị kinh tế, bảo tồn và phát huy các làng nghề thủ công truyền thống và làm đa dạng loại hình du lịch nơng thơn An Giang trong thời gian tới.

Khi tìm hiểu về nguồn nhân lực để phục vụ cho loại hình du lịch nông thôn hiện nay nhận thấy chủ yếu vẫn là các hộ gia đình, nơng dân tự hoạt động kinh doanh. Nhân lực phục vụ du lịch vẫn chưa được đào tạo chun mơn, chun sâu về du lịch nói chung và loại hình du lịch nơng thơn nói riêng mà chỉ mới qua các khóa đào tạo, tập huấn ngắn hạn về các nghiệp vụ chuyên môn, kĩ năng cần thiết để hoạt động du lịch. Đặc biệt khả năng giao tiếp ngơn ngữ nước ngồi của người dân làm du lịch còn gặp rất nhiều hạn chế trong quá trình phục vụ khách du lịch đến tham quan, lưu trú, dịch vụ ăn uống tại các hộ gia đình hoặc địa phương. Hiện nay, đón tiếp các đoàn khách quốc tế chủ yếu do các cơng ty du lịch trong và ngồi địa bàn phụ trách ln có kèm theo hướng dẫn viên để thực hiện cơng tác hướng dẫn, phiên dịch cho khách quốc tế. Điều này làm hạn chế không nhỏ đến chất lượng phục vụ khách quốc tế trong vấn đề truyền tải lịch sử, truyền thống văn hóa, phong tục tập qn của gia đình, địa phương đến với du khách.

Thu nhập từ hoạt động du lịch mang lại cho người dân còn thấp, chưa thể trở thành hoạt động kinh tế mang lại thu nhập chính cho cộng đồng dân cư tham gia mà chỉ mới bước đầu thêm vào hoạt động kinh doanh mới, tạo thêm nguồn thu nhập phụ cho người dân trong thời gian rỗi của hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi. Hoạt động du lịch chưa thực sự được triển khai rộng rãi trong cộng đồng dân cư, ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường chung, bảo vệ tài nguyên tự nhiên, các di tích lịch sử văn hóa, đền chùa xung quanh địa phương chưa tốt. Người dân tham gia các hoạt động du lịch nông thôn chưa thực sự chủ động trong việc tự kiếm nguồn khách ổn định cho gia đình, chưa chủ động trong hoạt động kinh doanh đón tiếp khách mà chủ yếu cịn dựa vào nguồn khách do Hội nơng dân tỉnh An Giang và các công ty du lịch hợp tác từ trước với các hộ gia đình liên hệ và đặt dịch vụ. Người dân chưa nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hoạt động quảng bá thương hiệu, tự tạo mối liên kết với các công ty kinh doanh du lịch.

Qua q trình điều tra tìm hiểu, phân tích các yếu tố phát triển loại hình du lịch nơng thơn, nhận thấy An Giang có những thế mạnh, cơ hội, điểm yếu cũng như thách thức trong hoạt động khai thác du lịch nơng thơn

Điểm mạnh

Vị trí địa lý thuận lợi, nằm giữa trung tâm tam giác phát triển kinh tế của vùng là Tp.Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Phnompenh (Cambodia).

Tài nguyên tự nhiên đa dạng về địa hình, phong phú về chủng loại động thực vật, khí hậu, thủy văn,..ổn định, ít tác động của tính thời vụ. Tài nguyên nhân văn hấp dẫn, vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn các giá trị văn hóa, lễ hội, làng nghề, tính đa dạng trong cộng đồng dân tộc.

Là vùng nông thôn với các hoạt động sản xuất nông nghiệp trồng, chăn nuôi thủy sản nước ngọt là chủ yếu. Đặc trưng nơng thơn cịn khá ngun vẹn trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của cư dân địa phương.

Mơi trường an ninh, an tồn và ổn định.  Điểm yếu

Du lịch nơng thơn là loại hình du lịch mới trong cơ cấu chung của ngành du lịch tỉnh An Giang. Chưa có cơ chế, chính sách, văn bản pháp lý, hướng dẫn quy định cụ thể về phương thức hoạt động của du lịch nông thôn.

Nguồn nhân lực cho hoạt động còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Cơng tác xúc tiến về loại hình du lịch nơng thơn cịn chưa được Sở Văn hóa Thể

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG (Trang 82 - 173)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(173 trang)
w