1.6 .Cơ sở thực tiễn quản lý dự án đầu tư tại một số địa phương trong cả nước
1.6.1. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh
Báo cáo của các đơn vị nhận tài trợ dự án gửi cho Ban quản lý dự án thiếu rất nhiều thông tin quan trọng và thường đánh giá không đúng tác động của dự án. Việc này đã gây rất nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị các báo cáo kết quả dự án. Có thể nói, Ban quản lý dự án đều gặp vấn đề về chất lượng báo cáo dự án thấp.
Để giải quyết tình trạng này, BQLDA đã tổ chức một Hội thảo tập huấn kéo dài 3 ngày về kỹ năng đánh giá và báo cáo dự án tại Thành phố Hồ Chí Minh vào đầu tháng 12 năm 2017. BQLDA đã từng tổ chức những khóa tập huấn tương tự về nhiều lĩnh vực khác nhau trong quản lý chu trình dự án nhưng chưa có khóa tập huấn nào tập trung vào kỹ năng đánh giá và báo cáo. Giảng viên tập huấn là TS. Lê Đại Trí – người có rất nhiều kinh nghiệm đánh giá các dự án về y tế công cộng.
Tại Hội thảo, học viên đã được giới thiệu những khái niệm quan trọng trong báo cáo dự án, các công cụ và phương pháp sử dụng các công cụ phù hợp để tiến hành đánh giá định lượng và định tính và tuân theo Hướng dẫn của MFF. Giảng viên tập huấn đã xem lại và chỉnh sửa khung logic và báo cáo cho một số đơn vị nhận tài trợ. Sau Hội thảo, các đại biểu đã có những phản hồi rất tích cực.
Các học viên cũng đã được yêu cầu phác thảo các câu chuyện về những sự thay đổi trên địa bàn dự án. Những câu chuyện này sẽ là các các công cụ truyền thông rất mạnh mẽ để giới thiệu về kết quả của dự án tới công chúng và ngay cả những người không phải là chuyên gia vẫn có thể hiểu được. Sau hội thảo, các đại biểu sẽ hoàn thiện và gửi lại cho BQLDA các câu chuyện để đăng tải trên website của BQLDA.
Khóa học cũng rất hữu ích cho các cán bộ của BQLDA. Có lẽ bài học quan trọng nhất đối với BQLDA là nên tổ chức những khóa học như thế này sớm hơn trước khi bắt đầu dự án. Đây sẽ là một kinh nghiệm rất quý giá cho tất cả những người làm công tác quản lý dự án đầu tư.
Cấp có thẩm quyền của từng cấp ngân sách có tồn quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình. Đối với các dự án đầu tư sử dụng
vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan liên quan của ngân sách cấp trên trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Việc thẩm định các dự án đầu tư ở tất cả các bước (chủ trương đầu tư, báo cáo khả thi, thiết kế kỹ thuật và tổng khái toán, thiết kế thi cơng và tổng dự tốn, đấu thầu…) đều thông qua Hội đồng thẩm định của từng cấp và lấy ý kiến thẩm định của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cùng cấp và cấp trên nếu có sử dụng vốn hỗ trợ của ngân sách cấp trên.
Hội đồng thẩm định của từng cấp do cơ quan được giao kế hoạch vốn đầu tư thành lập (Cơ quan quản lý chuyên ngành). Thành viên Hội đồng thẩm định bao gồm các chuyên gia có chun mơn sâu thuộc lĩnh vực dự án yêu cầu, được lựa chọn theo hình thức rút thăm từ danh sách các chuyên gia được lập, quản lý ở từng cấp theo từng phân ngành. Các chuyên gia này được xác định là có trình độ chun mơn thích hợp, đáp ứng yêu cầu thẩm định của từng dự án cụ thể [Lê Văn Nam (2013), Tăng cường quản lý tài chính các dự án đầu tư tại BQL dự án I – Bộ Giao thông vận tải, Luận văn thạc sĩ Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội].