Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư tại thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án tại BQL công trình xây dựng phát triển đô thị hải phòng (Trang 32 - 33)

1.6 .Cơ sở thực tiễn quản lý dự án đầu tư tại một số địa phương trong cả nước

1.6.2. Kinh nghiệm quản lý dự án đầu tư tại thành phố Hà Nội

Tại Hà Nội, tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư. Các Bộ, ngành, địa phương trên địa bàn căn cứ vào các quy hoạch phát triển đã được duyệt để đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các dự án đầu tư (bằng vốn của ngân sách nhà nước và vốn đầu tư của xã hội). Trung Quốc rất coi trọng khâu chủ trương đầu tư dự án. Tất cả các dự án đầu tư công đều phải lập Báo cáo đề xuất dự án (kể cả các dự án đã có trong quy hoạch đã được phê duyệt). Việc điều chỉnh dự án (mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư) nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt phải được sự chấp thuận của cơ quan phê duyệt quy hoạch đó.

Việc tổ chức giám sát các dự án đầu tư công được thực hiện thông qua nhiều cấp, nhiều vịng giám sát khác nhau. Mục đích giám sát đầu tư của cơ quan Chính phủ là đảm bảo đầu tư đúng mục đích, đúng dự án, đúng quy định và có hiệu quả. Chủ đầu tư có dự án phải bố trí người thực hiện giám sát dự án thường xuyên theo quy định pháp luật.

Ủy ban phát triển và cải cách từng cấp chịu trách nhiệm tổ chức giám sát các dự án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của cấp mình, có bộ phận giám sát đầu tư riêng. Khi cần thiết có thể thành lập tổ đặc nhiệm để thực hiện giám sát trực tiếp tại nơi thực hiện dự án. Ủy ban phát triển và Cải cách thành lập và chủ trì các tổ giám sát đầu tư liên ngành với sự tham gia của các cơ quan tài chính, chống tham nhũng, quản lý chuyên ngành cùng cấp và các cơ quan, địa phương có liên quan.

Như vậy, trong quá trình phát triển, tại các địa phương trên cả nước đều khơng ngừng nghiên cứu hồn thiện cơ sở luật pháp, chính sách về sử dụng vốn nhà nước đáp ứng yêu cầu quản lý sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này phù hợp với hoàn cảnh trong từng giai đoạn phát triển. Kinh nghiệm tại các địa phương cho thấy, đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, cần thiết phải có một văn bản pháp lý đủ mạnh để quản lý q trình đầu tư cơng một cách tồn diện và hiệu quả, vì việc sử dụng vốn Nhà nước, nhất là nguồn vốn ngân sách chi đầu tư phát triển của Việt Nam chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng cân đối ngân sách nhà nước hiện nay [Lê Văn Nam (2013), Tăng cường quản lý tài chính các dự án đầu tư tại BQL dự án I – Bộ Giao thông vận tải, Luận văn thạc sĩ Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Hà Nội].

Một phần của tài liệu Luận văn nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án tại BQL công trình xây dựng phát triển đô thị hải phòng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)