Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu

Một phần của tài liệu Tính bất khả tín và hàm hồ trong văn xuôi đương đại (Trang 25 - 64)

6. Bố cục khóa luận

1.2.3 Đổi mới ngôn ngữ và giọng điệu

1.2.3.1 Ngôn ngữ

Văn xuôi là ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ vô cùng phức tạp. Cùng với kết cấu và nhân vật, ngôn ngữ giữ một vai trò trong quá trình đổi mới tư duy văn học, sức sống cho văn xuôi Việt Nam. Ngôn ngữ văn xuôi đương đại đã có những cách tân mới lạ. Về vấn đề này, có nhiều ý kiến khác nhau. Chẳng hạn, nhiều người đánh giá cao bước phát triển của ngôn ngữ văn xuôi hiện nay. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm trong lần nói chuyện với cán bộ, sinh viên khoa Ngữ văn - Đại học Sư phạm Hà Nội ngày 16 - 4 - 1994 cho rằng: “Lớp trẻ đã có ngôn ngữ mới. Nguyễn Huy Thiệp là người thực sự cách tân ngôn ngữ truyện ngắn. Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh cũng thế”. Nhưng cũng nhiều người phản ứng, hoảng sợ, họ thấy văn Nguyễn Huy Thiệp “dung tục”, “kinh tởm”, văn Phạm Thị Hoài là văn của người “nhìn đời Việt Nam bằng con mắt Do Thái và văn viết bằng tiếng của F. Kapka” (ý kiến của tác giả Triệu Minh về Phạm Thị Hoài trên Văn nghệ số 2 - 1996). Tiếng Việt trong sáng nhờ được mỹ lệ hoá hay chính xác hoá, nhờ sự khu biệt hay khả năng hội nhập?

Văn chương giai đoạn 1945 – 1975 mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, bởi vậy, ngôn ngữ được sử dụng cũng đậm chất trữ tình, thi vị hoặc trùng điệp đanh thép. Đó là một thứ ngôn ngữ nhất quán, tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc ngữ pháp, chọn lựa kĩ lưỡng ngôn từ để đạt mục đích biểu cảm và truyền tải thông điệp cuộc sống. Văn chương không dung nạp, không chấp nhận thứ ngôn ngữ thô tục, nó là tấm thảm nhiều màu được nhà văn dệt nên từ ý tưởng sáng tạo đẹp đẽ. Văn chương sau năm 1975 đã nổi rõ ý thức chối từ thứ ngôn ngữ đó. Đến thế hệ các nhà văn trong thời kì đổi mới, ngôn ngữ đã thực sự trở thành đối tượng miêu tả của văn chương. Khi văn xuôi tiếp cận đời sống ở cự ly gần chứ không phải qua một “khoảng cách sử thi tuyệt đối” (M. Bakhtin) với thái độ thân mật suồng sã chứ không phải tôn kính thì

hệ lời cũng phải thay đổi, từ thứ ngôn ngữ trang trọng, chuẩn mực chuyển sang thứ ngôn ngữ đời thường, đậm tính khẩu ngữ, thông tục, triết luận.

Nói về sự đổi mới trong ngôn ngữ văn xuôi đương đại, tác giả Phùng Gia Thế trong bài viết Tính chất cac-na-van trong ngôn ngữ văn xuôi đương đại đã chỉ ra những biểu hiện cách tân của ngôn ngữ trên ba bình diện cơ bản: Sự thông tục hoá phi thẩm mĩ ngôn từ; sự bành trướng của cái biểu đạt; sự hỗn loạn của diễn ngôn. Sự cách tân của ngôn ngữ trên các bình diện này được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm của Chảy đi sông ơi, Trương Chi, Tướng về hưu,... của Nguyễn Huy Thiệp; Thoạt kì thủy, Ngồi, Người đi vắng của Nguyễn Bình Phương; Giã biệt bóng

tối, Lão khổ, Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh; Đò ơi của Nguyễn Quang Lập, Một chút chắn tàu của Nguyễn Thị Mai, Bảy ngày trong đời, Minu xinh đẹp của Nguyễn

Thị Thu Huệ;... Các công trình nghiên cứu về văn xuôi sau năm 1975 của các tác giả Nguyễn Thị Bình, Mai Hải Oanh, Phạm Quốc Ca cũng đã chỉ ra hướng đổi mới của văn chương đương đại nước ta như ngôn ngữ đậm chất hiện thực đời thường, ngôn ngữ tăng cường thông tin và tính triết luận với sự đa dạng về giọng điệu triết lí, hài hước, châm biếm, giễu nhại. Ngôn ngữ văn xuôi còn có đặc điểm thẩm thấu hòa trộn các thể loại khác nhau. Ngoài ra, ngôn ngữ đương đại còn mang tính mơ hồ bất định trong tính sinh hoạt và tính đa thanh.

Cùng với hình thức đã có nhiều thay đổi, ngôn ngữ của văn học ngày nay linh hoạt, sinh động và giàu chất đời thường. Ba chục năm qua, nhìn lại ngôn ngữ của văn học nói chung, văn xuôi nói riêng đã hiện diện qua “các cuộc thí nghiệm”. Đã là thí nghiệm không tránh khỏi phiêu lưu. Tuy nhiên, cùng với thời gian và độ chín của các tài năng, ngôn ngữ của truyện ngắn đã và đang đạt đến độ ngưng kết mới.

1.2.3.2 Giọng điệu

Văn chương trước năm 1975, do đặc điểm hoàn cảnh lịch sử đất nước đang phải gồng mình chống hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ nên văn học thời kì này là một nền văn học phục vụ chính trị, cổ vũ chiến đấu. Văn học phải phản ánh một cách trung thực các sự kiện, chính trị của đất nước. Vậy nên, phần lớn các sáng tác văn xuôi thời kì này đều hướng tới góp phần khích lệ, cổ vũ, động viên

quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Do đó, giọng điệu bao trùm các sáng tác văn xuôi thời kì này là một giọng nhất quán: giọng khẳng định, ngợi ca, giọng điệu mang tính sử thi, hào hùng mang âm hưởng anh hùng ca. Nó thể hiện một cái nhìn tin tưởng, lạc quan trước niềm tin tất thắng của dân tộc.

Hòa bình lập lại, đất nước bước sang một trang sử mới, tất yếu văn học cũng có những bước chuyển mình. Đời sống xã hội đổi mới, bức tranh hiện thực đã đổi thay hết sức phong phú muôn màu muôn vẻ đan xen cả tích cực và hạn chế, nền văn học bắt đầu có sự dịch chuyển. Văn học Viêt Nam có sự thay đổi căn bản về giọng điệu. Văn học không còn giữ riêng giọng đơn âm mà trở thành giọng đa âm, phức hợp. Sau năm 1975, ý thức cá nhân vươn cao nhu cầu bộc lộ cá tính của mình qua văn chương ngày càng mạnh mẽ. Giọng điệu là yếu tố cơ bản làm nên cái tôi rõ rệt của người nghệ sĩ,... Nó được biểu hiện bằng những cảm thụ đời sống khác nhau phát triển phong phú trên tinh thần dân chủ hóa. Bên cạnh giọng tự tin, tự hào xuất hiện giọng hoài nghi theo kiểu “luôn luôn có sự nhận thức lại, đánh giá lại mọi thứ” (M. Bakhtin).

Ở giai đoạn này, ý thức cá nhân lên ngôi, cái công thức, nhàm tẻ, đơn điệu bị chế giễu, bị coi là thiếu thẩm mỹ. Chính vì thế rất dễ nhận ra giọng chế giễu dành cho những gì phi cá tính như: “Chúng mình không biết hôn một cách chuyên nghiệp. Chúng ta chẳng có gì giống thế, nếu cần nói về em, tôi luôn chỉ biết em không như thế nào (Phạm Thị Hoài - Man Nương). Bên cạnh đó, còn có giọng hoài nghi chứa đựng nỗi đau nhân bản và niềm khao khát cái đẹp như trong Heo may gió

lộng của Ma Văn Kháng, Con gái thủy thần của Nguyễn Huy Thiệp,…

Như thể bổ sung cho giọng điệu hoài nghi là giọng chất vấn đay đả. Giọng này thường đi với lối hành văn nửa nghiêm túc nửa đùa cợt mỉa mai, nhấn mạnh vào phần định ngữ mở rộng hay mệnh đề phụ của câu, hoặc đi với những so sánh liên tưởng tạt ngang có tính cường điệu hay cực tả. Có thể thấy điều đó trong các tác phẩm Đất xóm chùa của Đoàn Lê, Đám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng,... Mặt khác, hứng thú nghiên cứu đời sống và trải nghiệm cá nhân cùng thái độ tự tin về mình là giọng điệu từng trải, lọc lõi. Điều này được thể hiện trong nhiều

truyện như Con chó và vụ li hôn của Dạ Ngân, Cát bụi chân ai của Tô Hoài, Phở của Nguyễn Tuân,...

Nhìn chung, với sự đổi mới trong giọng điệu, các nhà văn đương đại đã tạo ra bước vận động, chuyển mình cho văn xuôi phát triển. Đồng thời, với những sáng tạo trên, nó đã góp phần khẳng định cá tính sáng tạo của mỗi nhà văn.

Tóm lại, những đổi mới trong cấu trúc thế giới nghệ thuật văn xuôi đương đại là một bước chuyển mạnh mẽ của văn học Việt Nam. Văn xuôi đương đại đã vượt qua những quan niệm nghệ thuật truyền thống để bước đến những cách tân mới lạ, độc đáo, táo bạo về tư duy cũng như phương thức nghệ thuật thể hiện. Qua sự tìm hiểu trên, có thể khẳng định, văn xuôi đương đại là một cuộc cách tân nghệ thuật đưa văn học lên một tầm cao mới. Hơn thế nữa, sự cách tân trong cấu trúc thế giới nghệ thuật văn xuôi đương đại còn thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật, tài năng cũng như cá tính của các nhà văn theo các khuynh hướng văn học khác nhau.

CHƯƠNG 2

ĐẶC TÍNH BẤT KHẢ TÍN, HÀM HỒ TRONG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI

Tính bất khả tín, hàm hồ, hiểu theo nghĩa rộng, là thuộc tính đặc trưng của văn học, bắt nguồn từ bản chất của ngôn từ, đặc điểm của tư duy hình tượng và khả năng nhận thức, biểu đạt của nhà văn. Trong thế giới nghệ thuật văn xuôi Việt Nam đương đại, tính bất khả tín, hàm hồ còn là hiện diện như một sản phẩm của ý thức chủ động, tự giác, một thủ pháp tạo nghĩa, là một hình thức thế giới quan chủ yếu trong hoạt động mô hình hóa thế giới. Bất khả tín, hàm hồ, do đó, trở thành một hiện dạng tiêu biểu của thế giới giải thiêng, một mô hình thế giới đặc thù trong văn xuôi đương đại. Tính bất khả tín, hàm hồ phản ánh những chuyển dịch trong cái nhìn, ý thức của nhà văn về đối tượng, chủ thể, bạn đọc và bản thân văn học. Qua sự khảo sát bước đầu, chúng tôi nhận thấy, tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ thuât văn xuôi đương đại biểu hiện qua các bình diện sau đây:

1.1 Người trần thuật không đáng tin

Người trần thuật là một dạng hình tượng do tác giả hư cấu, sáng tạo nên, là người đại diện phát ngôn cho tác giả trong tác phẩm tự sự. Trong tác phẩm tự sự, người trần thuật là yếu tố giữ vai trò trung tâm trong số các yếu tố trong cấu trúc văn bản. Người kể chuyện chính là cây cầu nối dẫn dắt người đọc đến với tác phẩm, vì vậy giữa người kể chuyện với người đọc bao giờ cũng có những mối quan hệ nhất định. Nếu trong văn học trước đây, chúng ta thường thấy giữa người kể chuyện và người đọc có mối quan hệ một chiều thì trong văn xuôi đương đại, người kể chuyện có vị trí ngang bằng với độc giả, cả hai bình đẳng với nhau cả về sự hiểu biết, độ từng trải. Quan hệ giữa người kể chuyện và người đọc là quan hệ hai chiều, tương tác. Người kể chuyện không coi nhiệm vụ chính là dạy dỗ, bảo ban người đọc, anh ta chỉ thay người đọc chọn lấy một trong nhiều cách có thể đưa ra để giải quyết câu chuyện. Trong kiểu quan hệ này, việc người đọc có ý kiến khác, thậm chí

trái ngược với người kể chuyện là điều đã được tác giả tiên liệu từ trước. Người kể chuyện chỉ là người gợi mở để người đọc tham gia vào cuộc đối thoại, vì vậy, người đọc có thể nói lên tiếng nói của mình, dù đó là tiếng nói đồng tình hay phản đối. Nếu trong quan hệ một chiều giữa người kể chuyện và độc giả của truyện ngắn truyền thống, người kể chuyện luôn phải tạo ra được một thứ lực hấp dẫn lôi cuốn người đọc theo sự khám phá, và cách đánh giá của mình để cuối cùng họ bị thuyết phục, đi tới một sự nhất trí hoàn toàn với mình thì ở kiểu quan hệ hai chiều của văn xuôi đương đại, người kể chuyện luôn gợi mở ra những vấn đề trong cuộc sống, đòi hỏi người đọc, bằng tất cả hiểu biết, kinh nghiệm, sự từng trải của mình đưa ra một cách đánh giá riêng, một cách giải quyết riêng đối với những vấn đề đó. Chính kiểu quan hệ này dẫn đến những thay đổi quan trọng trong điểm nhìn trần thuật, trong giọng điệu của người kể chuyện và cả trong sự xác tín của lời người kể chuyện,... Tất cả những điểm khác biệt đó tạo ra một hình tượng người kể chuyện độc đáo, mới mẻ, khác lạ trong văn xuôi đương đại.

Thông thường, với tư cách giữ vai trò “môi giới” giữa câu chuyện với độc giả, người kể chuyện phải là người nắm rõ câu chuyện hơn ai hết. Truyện ngắn Một

bữa no của Nam Cao kể về một bà lão bị đói khát hành hạ lâu ngày. Suy nghĩ, tính

toán mãi, cùng đường bà quyết định tìm đến nhà bà phó Thụ - nơi đứa cháu đang ở đợ. Sau khi được ăn một bữa no, trở về nhà, bà đã bội thực mà chết trong vật vã, đau đớn. Bà lão loà trong truyện ngắn Bà lão loà của Vũ Trọng Phụng, sau khi bị vợ chồng đứa cháu họ cố tình bỏ quên ngoài đường đê trong cơn mưa giông đã bị gió thổi bay xuống ruộng, thân xác bà cuối cùng trở thành mồi cho lũ quạ. Sở dĩ, có kết cục bi thảm này là vì đã từ lâu bà lão lòa trở thành món nợ đè nặng thêm đôi vai mòn yếu của hai vợ chồng bác đánh giậm. Trong những câu chuyện như thế, người đọc có thể biết rất rõ về diễn biến cũng như kết thúc của câu chuyện. Song, trong nhiều tác phẩm văn xuôi đương đại, điều này lại không xảy ra. Người đọc không biết được kết thúc câu chuyện, thậm chí có khi chính người kể chuyện cũng không biết câu chuyện cuối cùng được kết thúc như thế nào. Vì vậy, những gì anh ta kể có khi không chiếm được sự tin cậy hoàn toàn từ phía người đọc. Người trần thuật

trong các tác phẩm văn học đương đại đã lái tác phẩm theo nhiều hướng khác nhau bởi lối kể đầy hồ nghi, không đáng tin. Khảo sát các văn bản văn xuôi sau năm 1986, chúng ta thấy xuất hiện hàng loạt hình tượng người trần thuật không đáng tin với nhiều dạng thức khác nhau: hàm hồ về nhận thức, bất trắc về tư liệu, sự trái quan điểm với khát vọng của tác giả, với lí tưởng cả bạn đọc. Hình tượng người trần thuật không đáng tin dẫn đến bất khả tín của hiện thực. Ở đây, sự hàm hồ chồng chéo, hỗn độn của cái biểu đạt và cái được biểu đạt mất dạng. Bản gốc hiện thực không còn. Văn bản chỉ còn là bản quy ước về hiện thực hay chính xác chỉ hơn là một diễn ngôn về hiện thực. Kiểu hình tượng người trần thuật không đáng tin trên thực tế đã phá hủy phần lớn các quan niệm về đời sống và văn học theo cách hiểu truyền thống. Hình tượng người trần thuật không đáng tin được thể hiện phong phú trong nhiều tác phẩm của nhiều nhà văn đương đại như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Bảo Ninh,…

Khảo sát truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ta có thể nhận thấy tính hệ thống của sự sáng tạo hình tượng này. Trong Vàng lửa, ngay khi bắt đầu truyện, tác giả đã nói đến việc ông Quách Ngọc Minh cho xem tư liệu, “Tôi (tác giả) lên Đà Bắc thăm gia đình ông Minh rồi về Hà Nội mới viết truyện. Khi viết lại, “tự ý thay đổi một vài chi tiết phụ và sắp xếp, chỉnh lý lại các tư liệu để hợp với việc kể chuyện” [30, tr. 149]. Ngay đầu câu chuyện, người trần thuật đã hé mở cho bạn đọc tính chân thật của các chi tiết được kể. Điều này cho thấy sự sáng tạo của Nguyễn Huy Thiệp và đồng thời khơi dậy ở độc giả những tò mò và suy nghĩ mới lạ. Người kể chuyện tiếp tục đưa ra hàng loạt những chi tiết ẩn chứa tính hàm hồ. Ở sự kiện quan trọng: chuyến đào vàng năm 1814, người kể chuyện Phăng lại “không để lại tư liệu nào về chuyến tìm vàng đi này” [30, tr. 153], “hồi ký của người Bồ Đào Nha không viết gì thêm” [30, tr. 154]. Tiếp đến, “tôi, người viết truyện này đã cất công đi tìm các thư tịch cổ và hỏi han nhiều bậc bô lão” và kết quả là “không có tài liệu gì và cũng không ai biết gì về thung lũng Quạ và chuyện của người châu Âu thời Gia Long. Mọi cố gắng của tôi trong nhiều năm nay vô hiệu” [30, tr. 154]. Hoá ra, người kể chuyện không phải là người chứng kiến câu chuyện, cũng không phải người biết rõ về nó. Anh ta chỉ làm

nhiệm vụ thu thập những tư liệu còn sót lại từ một quyển nhật kí của một người xa

Một phần của tài liệu Tính bất khả tín và hàm hồ trong văn xuôi đương đại (Trang 25 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w