Không gian và thời gian đậm chất huyền thoại

Một phần của tài liệu Tính bất khả tín và hàm hồ trong văn xuôi đương đại (Trang 44 - 52)

6. Bố cục khóa luận

2.3 Không gian và thời gian đậm chất huyền thoại

Không gian và thời gian luôn luôn tồn tại song hành và gắn bó chặt chẽ với nhau như hai mặt của tờ giấy. Không gian và thời gian nghệ thuật mở ra thế giới nghệ thuật. Không gian và thời gian nghệ thuật trong gần ba thập kỉ qua được giới nghiên cứu và phê bình văn học nước ta quan tâm như một vấn đề then chốt của thi

pháp học, đặc biệt là trong tác phẩm tự sự. Khó có thể tìm hiểu chiều sâu, ý nghĩa tác phẩm nếu chưa tìm hiểu những nét đặc sắc trong cách tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật.

Tính bất khả tín, hàm hồ trong thế giới nghệ thuật văn xuôi đương đại cũng được thể hiện rõ nét trong không gian và thời gian nghệ thuật. Đó là không gian và thời gian mang đậm chất huyền thoại. Có thể tìm thấy kiểu không gian, thời gian này trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh,…

Khảo sát tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, ta tìm thấy điều đó trong chùm truyện ngắn Những ngọn gió Hua Tát. Chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát gồm mười truyện ngắn được viết dựa trên cảm hứng về những câu chuyện cổ lưu truyền trong dân gian ở bản Hua Tát, một địa danh ở chốn núi rừng Tây Bắc xa xôi, hoang sơ. Với chùm truyện này, nhà văn đưa bạn đọc trở về một không khí cổ tích với một không gian thời gian đậm chất huyền thoại. Mở đầu tác phẩm, người kể chuyện đã đặt những câu chuyện của mình vào một thứ không khí huyền hoặc, trữ tình, mang cái hồn của những thuyết xa xưa quyện vào thời hiện tại: “Thung lũng Hua Tát ít nắng. Ở đây quanh năm cứ lung bung một thứ sương mù bàng bạc nên nhìn người và vật thì chỉ nhìn thấy những nét nhòa nhòa đại thể mà thôi. Đây là thứ không khí huyền thoại. (...). Có lời nguyền rằng, người chồng nằm trên nệm ấy sẽ không bao giờ mơ tưởng đến những phụ nữ khác” [30, tr. 196 - 197]. Khi đọc đoạn văn này, người đọc không hề có cảm giác người kể chuyện đang đang thuật lại những truyền thuyết theo ý thức thẩm mỹ của cộng đồng. Không gian ở đây như một không gian cổ tích tạo thành một cái phông bao chứa những câu chuyện kì ảo diễn ra trong đó.

Trong các câu chuyện nhỏ của chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát, người kể chuyện đã đưa bạn đọc vào vào một thời gian huyền thoại của cổ tích. Các cụm từ chỉ thời gian mơ hồ không chính xác thường thấy trong các câu chuyện cổ tích được Nguyễn Huy Thiệp vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Mở đầu các câu chuyện thường là cụm từ “ngày ấy”. Với cụm từ này, người kể chuyện đưa bạn đọc vào một quãng thời gian đã xảy ra cách thời điểm kể rất lâu. Điều đó tạo nên tính chất cổ tích, huyền thoại cho câu chuyện được kể song câu chuyện này không phải

của thời đã qua mà là ở ngay thời hiện tại. Trong Trái tim hổ: “Ngày ấy, ở Hua Tát

có một cô gái tên là Pùa” [30, tr. 197]; trong Con thú lớn nhất: “Ngày ấy, ở Hua Tát có một gia đình ngụ cư không biết ở bản nào chuyển đến” [30, tr. 200];… Mở đầu câu chuyện bằng sự mơ hồ, bất định của thời gian, các chặng phát triển của thời gian cũng tiếp tục mạch nguồn ấy, hàng loạt các từ chỉ thời gian một cách phiếm định được sử dụng: “cuối năm ấy”, “lần ấy” (Con thú lớn nhất), “năm ấy”, “một bữa”, “thoắt một cái”, “bây giờ”, “cuối năm ấy” (Nàng Bua), “một ngày kia”, “một lần khác nữa” (Tiệc xòe vui nhất), “một bận”, “một bữa” (Nàng Sinh). Các cụm từ ấy đều không minh bạch về thời gian, khó có thể đoán định khoảng thời gian ấy là khi nào. Dù được viết dựa trên cảm hứng về những câu chuyện cổ song truyện Nguyễn Huy Thiệp vẫn mang dáng dấp hiện đại. Những câu chuyện trong Những

ngọn gió Hua Tát không phải là những truyền thuyết dân gian, đó là những truyền

thuyết đã được viết lại, những truyền thuyết đã được xử lý nghệ thuật nhằm thể hiện những quan niệm về nhân sinh, thế sự của nhà văn. Nói một cách khác, đó là những truyền thuyết văn học. Chính vì vậy, chúng thấm đẫm hơi thở hiện đại bên trong vẻ ngoài mang dáng dấp của những truyện cổ được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Với sự hòa quyện giữa không gian rừng núi Tây Bắc thơ mộng, lung linh và thời gian cổ tích đã tạo cho các câu chuyện khác thêm sự huyền thoại, kỳ bí.

Không gian và thời gian huyền thoại còn được thể hiện trong bức điện của ông Chưởng về cái chết của ông Thuấn trong truyện ngắn Tướng về hưu của Nguyễn Huy Thiệp: “Thiếu tướng Nguyễn Thuấn, hy sinh khi làm nhiệm vụ hồi… giờ… ngày… mai táng tại nghĩa trang liệt sĩ hồi… giờ… ngày…” [30, tr. 29]. Khi nói đến cái chết của ông Thuấn, một tướng quân đội từng tham gia trận mạc ở thời điểm đất nước đã hòa bình với một không gian và thời gian như thế là cả một dụng ý nghệ thuật của tác giả. Tác giả đã huyền thoại hóa cái chết của ông Thuấn, nâng tầm cái chết của ông lên thành sự hy sinh vì đất nước, một sự “hy sinh” đáng trọng và được mọi người nhớ mãi. Phải chăng đây là sự biết ơn đối với ông cũng như các chiến sỹ đã từng tham gia chiến tranh khốc liệt mà phải hy sinh vì Tổ quốc?

Trong Giã biệt bóng tối của Tạ Duy Anh, không gian của làng Thổ Ô luôn được trở đi trở lại nhiều lần gây ám ảnh cho bạn đọc. Không gian ngôi làng này được người kể truyện khoác lên một huyền thoại. Sau khi trang cuối cùng của cuốn sách được mở ra thì không gian đã có sự thay đổi đến kỳ ảo: “Những ngôi nhà tráng lệ ầm ầm đổ xuống. Hạnh phúc biến mất. Cái làng Thổ Ô của hắn, giống như ngôi nhà trong truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng giờ đây lại hiện nguyên hình là một cái làng bần hàn, bẩn thỉu, tối tăm và xấu xí một cách kinh dị” [2, tr. 11]. Như vậy, lời nguyền trong cuốn sách này thật linh nghiệm. Với cuốn sách ấy, mọi điều có thể thay đổi trong chốc lát. Cuộc sống của những con người trong ngôi lang ấy cũng vậy. Người trần thuật đã đưa bạn đọc vào một không gian thường thấy trong những câu chuyện cổ tích.

Không gian tác phẩm được dịch chuyển theo bước chân của Thượng, một đứa bé mồ côi, đáng thương. Không gian bao trùm tác phẩm chủ yếu là làng Thổ Ô và không gian bóng tối: "Một cái làng tuyệt nhiên không có tên trong bất cứ dư địa chí nào" [2, tr. 26]. Một không gian tù túng, ít người biết đến. Trong gian tù túng ấy hiện lên cuộc sống nông thôn nghèo đói, vất vả với những con người đáng thương. Điểm nhấn trong ngôi làng chính là ngôi miếu Thành hoàng: "Miếu hoang từ lâu đã không còn ai hương khói do người ta phát hiện ra Thành Hoàng vốn là một gã ăn cắp bị đánh chết" [2, tr. 34]. Không gian nơi miếu hoang ấy mang đầy màu sắc huyền thoại ma quái với sự xuất hiện của chúa tể bóng tối. Sự đối thoại của thằng bé với kẻ đại diện cho bóng tối diễn ra trong cơn mơ ở không gian cái ác thống trị: “Lão già rách rưới lại chỉ cách chui ngay xuống chính chỗ lão đang đứng mới nhanh như vậy. Tôi mở choàng mắt tỉnh dậy ướt đẫm cả mồ hôi. Ngoài trời bắt đầu mờ mờ sáng. Từng cơn gió thổi nhè nhẹ, đuổi nhau ra tít xa xa rồi lại về vạch xuất phát. (… ). Để xem quyền năng của lão đến đâu?” [2, tr. 131 - 132]. Ở không gian này, thằng bé Thượng thực sự sợ hãi. Ở đây có sự giao thoa giữa bóng tối và ánh sáng. Sự xuất hiện của chúa tể bóng tối càng làm cho không gian ngôi làng trở nên ma quái. Không gian huyền ảo còn là sự kết hợp giữa hư và thực, giữa quá khứ và hiện tại.

Điều đó xuất hiện trong các giấc mơ của thằng bé Thượng. Trong giấc mơ, hình ảnh của người bà đáng kính hiện về như niềm an ủi giúp thằng bé tiếp tục sống.

Hình ảnh ngôi miếu hoang ám ảnh bạn đọc. Hình ảnh này ở đầu tác phẩm một lần nữa lại hiện lên ở cuối tác phẩm, nhưng hình ảnh đó không còn nguyên vẹn mà dần dần bị biến mất một cách khó hiểu đầy sự lạ lùng: “… Nhưng nửa đêm khi tổ tuần tra đi qua khu miếu thì không thấy ba người lạ đâu, chỉ thấy một khối đen chuyển động mà không biết là vật gì cho đến khi bà Giắt ở đầu làng phát hiện ra mất ngôi miếu, kêu làng chạy ầm ĩ khiến mọi người chạy đến thì sự việc đúng là vậy. Sự thật sau đó được làm rõ là ngôi miếu tụt sâu vào lòng đất nhưng chỉ để lại một hố rất nhỏ và cứ đà này thì nay mai đất sẽ liền lại như chưa hề có ngôi miếu đó...” [2, tr. 260 - 261]. Sự biến mất của ngôi miếu hay chính là sự biến mất của chúa tể bóng tối. Qua đây, thấy được sự thắng thế của cái thiện trước cái ác. Đây cũng là một thông điệp nhắc nhở mọi người hãy cùng nhau từ bỏ bóng tối kia, bóng tối của chính mình cùng những cái xấu xa của xã hội. Không gian mà tác giả xây dựng lên không chỉ là nơi nhân vật sống, hoạt động mà còn là hình tượng nghệ thuật để nhân vật cùng người đọc chiêm nghiệm suy nghĩ. Đây là nét đặc biệt trong thi pháp của Tạ Duy Anh trong Giã biệt bóng tối.

Sự tài tình của Tạ Duy Anh là sự kết hợp hài hòa sức ép của không gian và thời gian đặt vào hoạt động của nhân vật. Thời gian nghệ thuật được lắp ghép phi tuyến tính, thời gian phi lí đặc biệt là thời gian trần thuật của tác giả. Tác phẩm độc đáo bởi vì đảo lộn thời gian, những mặt hư thực, hiện đại và dân gian, quá khứ và hiện tại. Ở đây không mô tả trực diện từng lát cắt thời gian làm xóa nhòa ranh giới giữa tác giả và nhân vật. Tác giả đã phải xuất hiện một cách bất chợt để dẫn chuyện, giải thích cho lời mình kể rồi có khi bị lời nhân vật chen ngang. Câu chuyện mở đầu cho chúng ta thấy điểm nhìn của tác giả hướng về quá khứ thông qua những vụ án cùng những dòng hồi ức về những vụ chết người một cách kỳ lạ mà mọi người cho rằng có yếu tố hoang đường tạo nên. Sau hồi ức thời gian về quá khứ, tác giả đã lần lượt để cho nhân vật tự bộc lộ mình. Hướng vận động của các nhân vật không theo một trật tự trước sau. Trước tiên là khoảng thời gian của nhân vật Thượng xuất hiện cứ lang thang vô định, không nhà, không cửa, tự mình bươn trải kiếm sống. Trong

thực tại thương tâm ấy, nhân vật tự mình soi chiếu, số phận của nhân vật luôn luôn vận động, các dòng hồi ức cứ đan cài cùng với sự quy về nhìn lại quá khứ đầy suy tư của tuổi thơ. Nhân vật tự xoay chuyển thời gian một cách đa dạng nhiều chiều, lúc thì trở về quá khứ nghẹn ngào, có lúc trở lại với thực tại hối hả nhanh chóng. Tất cả những chi tiết đó cho thấy sự phức tạp khó thích nghi của một đứa bé mới chập chững vào đời. Mỗi nhân vật với sự gấp gáp xô đẩy của thời gian đã lôi cuốn họ những câu chuyện hết sức gay cấn rồi lại được chính họ xổ tung trên từng trang giấy. Có lúc thời gian ứ đọng một cách chậm chạp, lúc trôi dạt qua từng ngày, khi thì vồ vập để nhân vật bươn trải trong cuộc sống đầy sóng gió. Không gian và thời gian đã tạo điều kiện để cho nhân vật tự bộc lộ nội tâm, khiến cho người đọc bám sát, theo dõi một cách dễ dàng nhất. Nhiều lúc dòng thời gian đang theo mạch suy ngẫm của nhân vật thì chúng ta bắt gặp sự xen ngang của người dẫn chuyện. Những dòng xen ngang này tưởng chừng như khó có thể hấp thụ tác phẩm một cách trọn vẹn. Nhưng chính những khoảng thời gian ấy lại thôi thúc người đọc gợi trí tò mò, tạo cảm giác hồi hộp. Thời gian của nhân vật Thượng cũng như các nhân vật khác là khoảng thời gian dấn thân vào cuộc sống phải tự mình bươn trải kiếm ăn: "ban ngày tôi len lỏi khắp các ngõ ngách, quán xá, mắt cứ chăm chăm nhìn xuống đất" [2, tr. 27], Thượng mới thấy những năm tháng của quá khứ thực sự tuyệt vời như thế nào. Có khi đứa bé lại hồi tưởng lại thời gian quá khứ tốt đẹp của mình với người bà thân yêu "buổi tối tôi rúc vào nách bà thiếp đi trong những câu chuyện cổ tích luôn dang dở" [2, tr. 27]. Nhiều lúc khoảng thời gian tạo cho chúng ta cảm giác sợ hãi lạ lùng "có cảm giác đêm tối mông lung hơn, nhiều tai họa đang ẩn nấp hơn". Còn cô gái bán trôn ở thành phố cũng có lúc nghĩ đến tương lai "ước gì nó nhận tôi làm mẹ, tôi sẽ kiếm một công việc gì đó như bới rác ở bãi thải, bưng bê bô chậu trong bệnh viện, lau dọn nhà vệ sinh ở bến xe, bến tàu" [2, tr. 231]. Càng ngày nhân vật hướng tới một tầm thời gian cao đẹp hơn "tương lai của nó cũng là tương lai của tôi". Tất cả những điều thể hiện ở trên, cho thấy thời gian kéo người đọc theo diễn biến của câu chuyện để rồi lắm lúc muốn biến mất ra khỏi thực tạị vào cõi hư vô và ngược lại. Tác phẩm khép lại bằng cuộc từ giã bóng tối trong cái thiện bị thử thách và trong sự tàn bạo dữ dội với những thủ đoạn xấu xa của quỷ dữ. Cái xấu dần dần

nhường chỗ cho lòng cảm hóa, khát khao trở về với cuộc sống yên hòa. Các nhân vật dường như mở đầu nằm xuống trong cái ý thức bóng tối đang tàn lụi, giờ đây bước chân của mỗi người ở cuối chuyện lại khác "Khuôn mặt anh im lìm qua lớp sương mỏng và ánh sáng dần lên với những tia sáng đầu tiên của một ngày hứa hẹn sẽ đẹp trời, chúng tôi chạm tay hướng về phía mặt trời hét lên một tiếng thay cho lời giã biệt bóng tối" [2, tr. 257 - 258]. Không gian của ngôi miếu hoang của làng ấy đã dần dần bị tuột xuống đất trong một thời gian đột ngột khó tả trước mắt người đọc.

Không gian và thời gian nghệ thuật đậm chất huyền thoại trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương được biểu hiện dưới một góc cạnh khác: không gian và thời gian trong cõi vô thức. Trong Thoạt ky thủy, không gian của vô thức thường được hiện lên qua dự cảm về ngày tận thế, về lời sấm truyền ngày tận thế, về sắc màu đỏ của máu và chết chóc. Nhìn không gian của Thoạt ky thuỷ, ta nhận thấy: “Nắng thoi thóp đỏ quạch rọi vào mặt” và “Dòng sông khựng lại. Nó bị kéo lên như tấm vải (...) và dòng sông bị dứt khỏi đôi bờ” [24, tr. 160]. Không gian bóng tối đi vào vô thức của Linh Sơn, trong mối quan hệ giữa con người với con người và “trong từng âm thanh, màu sắc, chuyển động của tự nhiên”; “Linh Sơn nhiều người điên, họ hay tụ tập ở cột số hát í a” [24, tr. 16] và “chó tru ằng ặc”, “những người điên cũng tru ằng ặc”. Không gian của Thoạt ky thuỷ luôn gắn liền với bầu không khí u ám, sắc màu ảm đạm gợi ra viễn cảnh của cuộc sống âm u, lạnh lẽo hoang vu thời tiền sử. Con người như đang sống trong cơn quặn mình hấp hối, mê sảng và sắp đi đến chỗ diệt vong. Còn Trí nhớ suy tàn có một không gian siêu thực, không gian được cảm nhận qua tâm tưởng, qua những trải nhiệm cá nhân, đó là một không gian được thể hiện qua ảo giác của một cô gái. Ở đó có một mê cung với nhiều ngã rẽ, nhiều con đường cứ mờ ảo, chập chờn. Từ đó, ta thấy mỗi người tồn tại như một cá nhân nhỏ bé trôi dạt giữa dòng đời mênh mông, vô tận: “Ngày bé đã từng lạc ở khu phố cổ, chưa đến mức đi hết ba mươi sáu phố phường nhưng cũng loanh quanh hàng tiếng đồng hồ trong Hàng Mã, Ngõ Gạch, Hàng Đồng. (…). Những ký ức phiền não quẩn

Một phần của tài liệu Tính bất khả tín và hàm hồ trong văn xuôi đương đại (Trang 44 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w