.2 Sự thích ứng của quá trình đàotạo với các yếu tố tác động

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện đào tạo nhân viên bảo vệ tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ bảo vệ thái (Trang 85 - 93)

Tất cả các giai đoạn trong quá trình đào tạo cần được theo dõi và sẵn sàng thay đổi khi cần thiết. Đây là yêu cầu quan trọng để có được chương trình đào tạo hiệu quả và phù hợp với sự thay đổi của các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động. Bởi lẽ, tất cả các giai đoạn trong quá trình đào tạo đều là nguồn đánh giá để xác định nhu cầu đào tạo và có thể thay đổi theo từng giai đoạn cho phù hợp.

3.2.2. Hoàn thiện cách xác định nhu cầu đào tạo

Để đảm bảo đào tạo đúng đối tượng, BGĐ và cán bộ phụ trách đào tạo cần phối hợp với BCH mục tiêu để đánh giá đúng nhu cầu đào tạo cho Công ty. Đây là việc làm đầu tiên nhưng vô cùng cần thiết. Hiện nay, Công ty chưa chú trọng đến công tác xác định nhu cầu đào tạo, khơng có định hướng xác định chuẩn nhu cầu đào tạo trước khi đào tạo. Công ty cần chủ động đánh giá nhu cầu đào tạo hàng năm, chia nhỏ hơn nữa theo quý và đánh giá một cách chủ động.

Phải xác định nhu cầu đào tạo dựa trên sự phân tích tổ chức: Điều này sẽ định hướng cho Công ty về đào tạo ai? Đào tạo như thế nào? Đối tượng nào cần được ưu tiên? Cần làm gì để mang lại hiệu quả? Khi phân tích tổ chức Cơng ty nên sử dụng mơ hình SWOT để phân tích điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – thách thức. Tại Công ty, điểm mạnh – điểm yếu cần phân tích ở các mặt là: Đặc điểm tình hình kinh doanh, đặc điểm về khách hàng, yếu tố về nhân lực, năng lực. Đối với cơ hội, thách thức: Các yếu tố bên ngoài tác động, thị trường lao động, cung - cầu lao động, các chế độ chính sách của nhà nước,...

Đánh giá nhu cầu đào tạo cần gắn liền với phân tích cơng việc và phân tích cá nhân nhân viên. Một trong những phương pháp đánh giá nhu cầu đào tạo đơn giản, dễ dàng thực hiện và theo tác giả là phù hợp cho việc áp dụng tại Cơng ty, đó là xác định khoảng cách về kết quả thực hiện công việc của công nhân bảo vệ. Cụ thể các bước sau sẽ giúp Cơng ty xác định chính xác nhu cầu đào tạo của nhân viên:

Bước 1: Chuẩn bị

Trước khi tiến hành bất cứ một công việc nào, nếu công tác chuẩn bị tốt, lường trước được những vấn đề trong quá trình thực hiện thì kết quả thu được mới hiệu quả và phản ánh chính xác được mục đích cần thực hiện. Để chuẩn bị xác định nhu cầu đào tạo, cần tìm hiểu thông tin sau:

- Kế hoạch phát triển của Công ty trong năm, quý. - Mục tiêu, chiến lược đào tạo của BGĐ.

- Các tiêu chuẩn, quy định đối với nhân viên bảo vệ mà khách hàng yêu cầu; bản mô tả cơng việc các vị trí; bản tiêu chuẩn thực hiện cơng việc các vị trí.

Bước 2: Xác định khoảng cách về kết quả thực hiện công việc

Để xác định khoảng cách thực hiện công việc của mỗi nhân viên, ta tiến hành các bước sau đây:

1. Làm rõ tiêu chuẩn thực hiện công việc.

2. Xác định kết quả thực hiện công việc thực tế của nhân viên.

3. Xác định khoảng cách công việc thực tế so với tiêu chuẩn: Xác định khoảng cách về kết quả thực hiện công việc sẽ giúp chúng ta xác định ai hồn thành cơng việc, ai khơng hồn thành cơng việc và họ khơng hồn thành cơng việc do thiếu kiến thức và kỹ năng gì trong cơng việc, bằng cách:

❖ Làm rõ tiêu chuẩn thực hiện công việc

Để xác định được tiêu chuẩn thực hiện công việc, cần căn cứ vào các văn bản sau:

- Bản mô tả công việc;

- Tiêu chuẩn thực hiện công việc;

- Mục tiêu, phương hướng hoạt động của Công ty; - Ý kiến của BGĐ/Trưởng bộ phận;...

Sau đó, xây dựng nên bảng tiêu chuẩn cần có để thực hiện cơng việc.

Kết quả thực hiện công việc theo tiêu chuẩn – kết quả thực hiện công việc thực tế = Khoảng cách về kết quả thực hiện công việc

Bảng 3.1 Bảng tiêu chuẩn cần có để thực hiện cơng việcBẢNG TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CÔNG VIỆC BẢNG TIÊU CHUẨN THỰC HIỆN CƠNG VIỆC

Vị trí:.........................

Điểm đánh giá

STT Kiến thức, kỹ năng

1 2 3 4 5

I. Kiến thức

1.1 Hiểu biết về Công ty 1.2 Nội quy Công ty 1.3 Kỷ luật lao động

II. Kỹ năng nghiệp vụ

2.1 Kỹ năng giáo tiếp, phục vụ khách hàng 2.2 Kỹ năng xử lý thông tin

2.3 Kỹ năng tuần tra, kiểm sốt tại vị trí 2.4 Kỹ năng canh gác

2.5 Kỹ năng sử dụng các phương tiện, công cụ hỗ trợ 2.6 Kỹ năng lập biên bản

2.7 Kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp

III. Nghiệp vụ

3.1 Bảo vệ hiện trường 3.2 Phòng cháy chữa cháy

3.3 Nghiệp vụ bảo vệ nhà máy, xí nghiệp 3.2 Nghiệp vụ bảo vệ cơng trường

3.3 Nghiệp vụ bảo vệ tòa nhà, cao ốc, văn phòng

Nguồn: Tác giả đề xuất,2015

Để xác định nhu cầu đào tạo tốt nhất, Cơng ty cần nhanh chóng hồn thiện cơng tác phân tích cơng việc, hồn thiện các bản mơ tả công việc để làm cơ sở xác định nhu cầu đào tạo. Hiện nay, hệ thống mô tả công việc của Công ty được xây dựng từ lâu và không cập nhật tiêu chuẩn mới. Bản mô tả công việc còn đơn giản, mới chỉ xác định tên vị trí chức danh cơng việc và các cơng việc cần thực hiện. Tuy nhiên, các nhiệm vụ cần thực hiện được viết khơng theo logic q trình thực hiện cơng việc gây khó hiểu, khó nhớ cho nhân viên.

Khi ký được hợp đồng với khách hàng mới, mục tiêu mới hình thành. Sự chuẩn bị về nhân lực, trang thiết bị hỗ trợ,... nhưng các bản mô tả cơng việc tại các vị trí được sử dụng lại từ tài liệu bản mô tả công việc chung và chỉ được sử dụng để chào giá dịch vụ, cung cấp cho khách hàng, mà không đến tay nhân viên bảo vệ tại các mục tiêu. Thực tế, các nhiệm vụ chung của các vị trí bảo vệ là như nhau. Nhưng đối với các mục tiêu khác nhau, đặc thù riêng về mục tiêu bảo vệ, khách hàng sẽ có những nhiệm vụ riêng. Do vậy cần cập nhật và xây dựng lại bản mô tả cơng việc khi có mục tiêu mới. Và quan trọng hơn cả, là các bản mô tả công việc mới này phải đến được tay nhân viên tại mục tiêu vì chính họ mới là người cần nắm được những nhiệm vụ cần thực hiện tại mục tiêu mới.

Có nhiều phương pháp phân tích cơng việc nhưng với điều kiện và thực tế tại Công ty, nên phương pháp phù hợp nhất đó là kết hợp dựa trên tài liệu sẵn có, phương pháp quan sát. Do đó, cần phải thiết kế lại mẫu chuẩn mơ tả cơng việc, Cơng ty có thể tham khảo theo Phụ lục 3 - Mẫu thiết kế mô tả công việc.

❖ Xác định kết quả thực hiện công việc thực tế của nhân viên

Công việc thứ hai cần thực hiện, đó là xác định kết quả thực hiện công việc thực tế của nhân viên. Để làm được bước này, Cơng ty có thể sử dụng các công cụ sau:

- Sử dụng bảng hỏi điều tra: Phiếu điều tra sẽ cho nhân viên có cơ hội để thể hiện những mong muốn của mình về các hoạt động đào tạo và những yêu cầu, đề xuất của họ về đào tạo. Nếu thiết kế phiếu điều tra tốt thì kết quả thu được sẽ phản ánh chính xác nhu cầu đào tạo của nhân viên và những đóng góp hữu ích cho đào tạo. Công cụ này, phù hợp để P.HCNS thiết kế bảng hỏi và tiến hành điều tra nhu cầu đào tạo.

- Quan sát thực hiện công việc của nhân viên: Muốn xác định đúng đối

trưởng ca, giám sát là người quan sát công việc thực hiện của nhân viên một cách kỹ lưỡng và có hệ thống. Để làm được này, BCH cần có bản mơ tả công việc một cách chi tiết về các nhiệm vụ công việc để sử dụng làm thước đo đánh giá những điểm khác nhau giữa thực tế làm việc với các tiêu chuẩn cần hồn thành cơng việc. BCH đánh giá kết quả dựa vào bảng sau:

Bảng 3.2 Bảng xác định nhu cầu đào tạo thực tếBảng xác định Bảng xác định Họ và tên:........................................................................................................... Chức danh:......................................................................................................... Vị trí:.......................................................... Mục tiêu:..................................... Điểm đánh giá STT Kiến thức, kỹ năng 1 2 3 4 5 I. Kiến thức

1.1 Hiểu biết về Công ty 1.2 Nội quy Công ty 1.3 Kỷ luật lao động

II. Kỹ năng nghiệp vụ

2.1 Kỹ năng giáo tiếp, phục vụ khách hàng 2.2 Kỹ năng xử lý thơng tin

2.3 Kỹ năng tuần tra, kiểm sốt tại vị trí 2.4 Kỹ năng canh gác

2.5 Kỹ năng sử dụng các phương tiện, công cụ hỗ trợ 2.6 Kỹ năng lập biên bản

2.7 Kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp

III. Nghiệp vụ

3.1 Bảo vệ hiện trường 3.2 Phòng cháy chữa cháy

3.3 Nghiệp vụ bảo vệ nhà máy, xí nghiệp 3.2 Nghiệp vụ bảo vệ cơng trường

3.3 Nghiệp vụ bảo vệ tịa nhà, cao ốc, văn phòng

Ngồi ra, P.NV làm cơng tác thanh tra, kiểm tra q trình thực hiện cơng việc của các mục tiêu, qua công tác thanh tra, kiểm tra cán bộ P.NV sẽ phát hiện và đánh giá được kết quả thực hiện công việc của nhân viên bảo vệ.

- Thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu của Cơng ty: P.HCNS có thể

căn cứ vào một số tài liệu sau để xác định:

+ Các báo cáo đánh giá, kiểm tra: Thống kê các biên bản vi phạm kỷ luật của nhân viên bảo vệ do BCH các mục tiêu gửi về; báo cáo kiểm tra do P.NV thực hiện. Và chú ý đến các thông tin để trả lời câu hỏi: Vấn đề đang xảy ra là gì? Sự lặp lại của vấn đề này như thế nào? Nguyên nhân là gì?

+ Thống kê, báo cáo nhân sự: Thông tin về tranh chấp nội bộ, tỷ lệ nhân viên bảo vệ nghỉ việc, tỷ lệ và các hình thức kỷ luật trong Cơng ty.

+ Phiếu đánh giá của khách hàng: Hàng tháng, khách hàng gửi kết quả đánh giá chất lượng bảo vệ của nhân viên bảo vệ mục tiêu. Họ sẽ chỉ rõ những mặt được, những hạn chế trong quá trình thực hiện công việc của nhân viên và những yêu cầu họ cần đối với nhân viên bảo vệ. Do đó, có thể căn cứ vào phiếu đánh giá của khách hàng để xác định: Vấn đề khách hàng đang phản ánh là gì? Ai là nguyên nhân của vấn đề? Vấn đề đó xảy ra như thế nào? Có phải là hiện tượng chung không? Hay chỉ là của cá nhân một số người?...

❖ Xác định khoảng cách công việc thực tế so với tiêu chuẩn:

Sau khi đã làm rõ tiêu chuẩn thực hiện công việc và xác định được kết quả thực hiện công việc thực tế của nhân viên. Bước tiếp theo là xác định khoảng cách công việc thực tế với tiêu chuẩn. Được thực hiện dựa vào bảng sau:

Bảng 3.3 Bảng so sánh yêu cầu công việc và thực tế làm việc của nhân viên bảo vệ

Bảng xác định nhu cầu đào tạo nhân viên bảo vệ

Họ và tên:.......................................................................................................... Chức danh:....................................................................................................... Vị trí:.......................................................... Mục tiêu:.....................................

Điểm So sánh

STT Kiến thức, kỹ năng Đyc Đtt SS = Đyc - Đtt

I. Kiến thức

1.1 Hiểu biết về Công ty 1.2 Nội quy Công ty 1.3 Kỷ luật lao động

II. Kỹ năng nghiệp vụ

2.1 Kỹ năng giáo tiếp, phục vụ khách hàng 2.2 Kỹ năng xử lý thơng tin

2.3 Kỹ năng tuần tra, kiểm sốt tại vị trí 2.4 Kỹ năng canh gác

2.5 Kỹ năng sử dụng các phương tiện, công cụ hỗ trợ

2.6 Kỹ năng lập biên bản

2.7 Kỹ năng xử lý các tình huống khẩn cấp

III. Nghiệp vụ

3.1 Bảo vệ hiện trường 3.2 Phòng cháy chữa cháy

3.3 Nghiệp vụ bảo vệ nhà máy, xí nghiệp 3.2 Nghiệp vụ bảo vệ cơng trường

3.3 Nghiệp vụ bảo vệ tịa nhà, cao ốc, văn phòng

Bước 3: Phát hiện nguyên nhân của khoảng cách

Để thực hiện bước này, cán bộ đào tạo xác định nguyên nhân dẫn đến những việc có khoảng cách trong cơng việc và phân loại nguyên nhân thành nhóm nguyên khác nhau, cụ thể:

- Nguyên nhân do thiếu kiến thức, kỹ năng: Nhân viên không biết cách thực hiện cơng việc, khơng có kiến thức để thực hiện công việc;

- Nguyên nhân do sự thay đổi trong tổ chức, do thiếu động lực lao động, do tổ chức công việc không hợp lý,...: Người lao động có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, nhưng họ vẫn khơng hồn thành tốt công việc. [4, tr.158]

Các bước làm được thể hiện rõ ràng và cụ thể qua sơ đồ sau:

Nguồn http://voer.edu.vn/

Một phần của tài liệu Luận văn hoàn thiện đào tạo nhân viên bảo vệ tại công ty trách nhiệm hữu hạn dịch vụ bảo vệ thái (Trang 85 - 93)