Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi ngao thương phẩm tại Hải Phòng

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh ở đối tượng ngao (meretrix spp) nuôi tại hải phòng (Trang 32)

3.2.1. Kỹ thuật chọn địa điểm nuôi ngao

Những nơi có ngao tự nhiên phân bố (do khai thác thấy xuất hiện ngao) thường là 1 trong số các chỉ tiêu để chọn địa điểm bãi nuôi ngaọ Bãi nuôi thường ở khu vực trung triều hoặc hạ triều để khi nước triều cạn có thể phơi bãi hoàn toàn, nơi có đáy cát bùn, bùn cát hoặc đáy cát là có thể tiến hành quây bãi nuôi ngaọ Tuy nhiên khu vực nuôi ngao ở phường Bàng La- Đồ Sơn hiện tại đã chịu ảnh hưởng nhiều của sóng gió hoặc vùng nuôi Dương Kinh và Tiên Lãng lại bị ảnh hưởng của nước ngọt ở cửa sông đổ ra gây biến động độ mặn và pH vào mùa mưa lũ.

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

Các vùng nuôi ngao khác nhau trong tỉnh Hải Phòng chịu ảnh hưởng của phần chuyển tiếp giữa vùng biển ven bờ và vùng cửa sông khác nhau, do đó hình thành nên dạng chất đáy cũng khác (bảng 3.3).

Bảng 3.3. Chất đáy các vùng nuôi ngao tập trung tại Hải Phòng (n=64)

Kết quả điều tra

Đáy cát Đáy cát- bùn Đáy bùn -cát

Vùng nuôi ngao Tần số gặp (hộ) Tỷ lệ % Tần số gặp (hộ) Tỷ lệ % Tần số gặp (hộ) Tỷ lệ % Vùng Đồ Sơn (2 hộ) 2 3,12 0 0 0 0 Vùng Dương kinh(1 hộ) 0 0 0 0 1 1,56 Vùng Tiên Lãng (1 hộ) 0 0 0 0 1 1,56 Vùng Cát Hải (60 hộ) 0 0 55 85,94 5 7,82 Tổng vùng điều tra 2 3,12 55 85,94 7 10,94

Chú thích: Xác định loại chất đáy bằng mắt thường vàvà dựa theo tỷ lệ thành phần hạt:

- Đáy cát: tỷ lệ cát > 80%

- Đáy cát –bùn: tỷ lệ cát/ bùn > 50%

- Đáy bùn- cát: tỷ lệ cát/ bùn ≤ 50%,(Nguồn: USAD, Mỹ) [27]

Kết quả điều tra về chất đáy các bãi nuôi ngao của 64 nông hộ tại vùng nghiên cứu đã cho thấy, chất đáy là cát bùn đã chiếm một tỷ lệ rất cao, tới 85,94%, loại chất đáy là bùn cát chỉ gặp ở 7 hộ nuôi, chiếm 10,94% và loại chất đáy là cát chỉ gặp ở 2 hộ, chiếm 3,12%.

Trong đó loại chất đáy là cát bùn chủ yếu phân bố ở vùng nuôi ngao huyện Cát Hải (55/60 hộ) và chỉ có 2 hộ nuôi ngao (2/2 hộ) có đáy cát nằm ở vùng nuôi ngao Đồ Sơn. Loại chất đáy bùn cát tập trung chủ yếu tại vùng Tiên Lãng, Dương Kinh và một vài hộ nuôi ngao của Cát Hải (5/60 hộ).

Như vậy, vùng nuôi ngao cát Hải và Đồ Sơn với chất đáy là cát hoặc cát bùn được xem là thuận lợi hơn cho sự sinh trưởng và phát triển của ngaọ

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

3.2.2. Diện tích bãi nuôi ngao

Trong nghiên cứu này, diện tích bãi nuôi ngao của các nông hộ cũng đã được tìm hiểu và kết quả nghiên cứu đã thể hiện ở (bảng 3.4).

Bảng 3.4. Diện tích của bãi nuôi ngao của các nông hộ (n=64)

Kết quả điều tra Diện tích nuôi ngao (ha)

Tần số gặp (hộ) Tỷ lệ % < 1 32 50,00 Từ 1- 3 26 40,62 Từ >3- 5 3 4,69 > 5 3 4,69 Tổng 64 100,00

Kết quả bảng trên cho ta thấy, tại hải Phòng có tới 50% (32/64 hộ) hộ nuôi ngao có diện tích nhỏ (< 1ha), có 40,62% (tương ứng với 26/64 hộ) có diện tích nuôi ngao lớn hơn (từ 1-3 ha). Chỉ có một số ít (6/64 hộ, chiệm 9,38%) tại đây có diện tích nuôi ngao của nông hộ >3hạ Điều này cho thấy diện tích nuôi ngao nhỏ có lợi thế hơn trong quản lý chăm sóc ngao nuôi nhưng cũng sẽ phát sinh nhiều yếu tố bất lợi trong công tác quản lý cộng đồng và môi trường vùng nuôi ngao chung (ví dụ: khi có 01 hộ nuôi ngao bị bệnh thì rất khó kiểm soát và rất dễ bùng phát thành dịch cho cả vùng).

3.2.3. Kỹ thuật chuẩn bị cho một vụ nuôi

Trước khi thả giống, 100% hộ nuôi ngao ở Hải Phòng đã thực hiện các bước kỹ thuật như sau: dùng phương pháp thủ công để dọn bãi, loại bỏ rong, gạch đá và các động vật thủy sản khác có thể là địch hại cho ngao như: cua, ghẹ, ốc hương…. Sau đó cày bừa cho xốp nền đáy và san lại bãi nuôi cho phẳng. Không có ai trong 64 hộ đã được điều tra (0%) có sử dụng vôi hay hóa chất để sát trùng chất đáy trước mỗi vụ nuôị

Xung quanh bãi nuôi ngao được bao bằng nhiều cọc tre, gỗ và lưới nilon. Cọc tre, gỗ có chiều cao từ 0,8 -1,5 m, đường kính cọc khoảng 5 -10 cm. Cọc được cắm sâu chìm xuống nền bãi từ 20 –70 cm, mỗi cọc cách nhau từ 1 - 2 m. Lưới được chôn sâu 30 cm, chiều cao lưới khoảng 40 cm từ đáy lên. Phía chân lưới có giềng đáy, giềng đáy có cọc gim dài cỡ 60 cm, được chôn sâu khoản 40 cm. Kích thước mắt lưới tuỳ theo kích cỡ giống thả thường nhỏ hơn kích cỡ giống thả.

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

3.2.4. Thời gian thả giống nuôi

Qua điều tra đã nhận thấy, người nuôi ngao ở Hải Phòng tập trung thả ngao giống vào 2 thời điểm trong năm: tháng 4 -5 hoặc tháng 10-11. Tuy nhiên, tần số gặp số hộ thả giống vào tháng 10-11 chiếm tới 69,94% (39/64 hộ), trong khi đó chỉ có 39,06% (25/64 hộ) thả giống vào tháng 4-5.

Bảng 3.5. Mùa vụ thả ngao giống tại Hải Phòng (n=64) Kết quả điều tra

Thời gian thả

Giống (tháng) Tần số gặp (hộ) Tỷ lệ %

Tháng 04-05 25 39,06

Tháng 10-11 39 60,94

Tổng 64 100,00

Việc thả giống ngao tập trung vào 2 thời điểm trong năm có liên quan tới đặc điểm khí hậu thời tiết của miền Bắc, nơi có 4 mùa rõ rệt, mùa mưa thường tập trung vào tháng 7 – 9 kèm theo bão lũ và mùa đông lạnh rét, nhiệt độ nước có thể xuống rất thấp vào các tháng từ 12 đến tháng 2 năm saụ Thời gian thả giống như thể hiện ở bảng 3.5 giúp người nuôi tránh những tháng (7, 8, 9 và 12, 1, 2) có biến động lớn về khí hậu và các yếu tố môi trường nước nhằm hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro gây chết ngao giống khi thả hoặc khi ngao chưa kịp thích nghi với môi trường nuôị

3.2.5. Nguồn, cỡ và chất lượng giống ngao thả

Nguồn giống: Kết quả điều tra nông hộ cho thấy, đa số các hộ nuôi mua giống ngao từ người dịch vụ (53/64 hộ) chiếm 82,8%, người làm dịch vụ giống đã mua ngao giống từ các chủ hộ chuyên ương ngao giống ở các vùng nuôi tại các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Thanh Hóạ Số hộ mua từ cơ sở sản xuất (4/64hộ) chiếm 4,25%, nguồn ngao giống này do các cơ sở sản xuất giống nhân tạo tại Nam Định hoặc từ Bến Tre cung cấp. Số hộ thu gom ngao giống từ tự nhiên (7/64hộ) chiếm 10,9% thì cũng 7/7 hộ mua thêm giống về thả, (bảng 3. 6).

Cỡ giống: Tại Hải Phòng, cỡ ngao cúc đã được đa phần các hộ nuôi chọn mua để thả, có tần số gặp 60/64 hộ, chiếm 93,75%. Con giống được gọi là ngao cúc độ lớn tính bằng: 400- <1.200 con giống/kg. Trong giống ngao cúc lại được chia ra thành 3 cỡ: loại giống ngao kích cỡ từ 400 - < 500 con/kg, loại từ 500 -<800 con/kg và loại từ 800 - ≤1.200 con/kg. Cỡ ngao tấm có kích thước >1.200 con/kg chỉ có 4/64hộ, chiếm 6,25% chọn thả giống. Mặc dù người nuôi có nhiều sự lựa chọn về cỡ giống để thả,

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

nhưng qua điều tra, loại giống ngao cúc có kích cỡ từ 500 -<800 con/kg được thả với tần số cao nhất, chiếm 40,62%, (bảng 3.6).

100% số hộ được điều tra đều trả lời rằng họ đã thả ngao giống không qua kiểm dịch, do vậy thật sự họ không thể biết con giống có bị nhiễm mầm bệnh nào hay có chất lượng tốt hay không.

Bảng 3.6. Nguồn ngao giống và cỡ giống thả (n=64) Kết quả điều tra Nguồn ngao giống của các nông hộ Tần số gặp

(hộ)

Tỷ lệ %

1. Nguồn ngao giống của các nông hộ

- Từ người làm dịch vụ giống - Từ cơ sở sản xuất giống

- Thu giống tự nhiên và mua thêm

53 4 7 82,8 6,3 10,9 Tổng 64 100

2. Cỡ ngao giống (con/kg)

Từ 400- <500 16 25,00

Từ 500- <800 26 40,62

Từ 800- ≤1.200 18 28,12

> 1.200 4 6,30

Tổng 64 100

3. Kiểm dịch con giống trước khi thả

Có kiểm dịch 0 0

Không kiểm dịch 64 100%

Về chất lượng giống ngao thả, người nuôi ngao cho rằng còn liên quan tới nhiều yếu tố: sức khoẻ của con giống phụ thuộc vào từng cơ sở sản xuất hoặc cơ sở dịch vụ, vì thực chất là phụ thuộc vào chất lượng con bố mẹ, quy trình sản xuất giống, cách thức lưu giữ vận chuyển. Ngoài ra chất lượng con giống còn phụ thuộc vào thời gian vận chuyển con giống càng dài thì giống ngao càng yếụ Các yếu tố khách quan cũng có thể ảnh hưởng tới chất lượng con giống, như xe vận chuyển ngao giống hỏng giữa đường hoặc bị nhỡ phà tại vùng nuôi của huyện đảo Cát Hảị Đặc biệt, yếu tố kỹ thuật cũng có thể làm giảm chất lượng giống như thả giống không đúng thời điểm đang lên của thuỷ triều cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng ngao giống và tỷ lệ sống của ngao nuôị Tuy nhiên, theo kết quả điều tra 64 hộ nuôi tại hải Phòng, 100% con giống

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

ngao được thả nuôi tại Hải Phòng mà không qua kiểm dịch. Thực tế này là vấn đề cần thay đổi vì nuôi bằng giống chưa được kiểm dịch thì rủi ro bệnh tật sẽ rất lớn.

3.2.6. Mật độ ngao và kỹ thuật thả nuôi tại Hải Phòng

Bảng 3.7. Mật độ thả giống trong nuôi ngao thương phẩm ở Hải Phòng (n=64)

Mật độ thả ngao giống (kg giống/ 1000m2)

< 100 Từ 100- <140 Từ 140- <200 ≥ 200 Loại cỡ giống (con/kg) Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Cỡ từ 400- <500 (n=16) 0 0 2 12,50 8 50,00 6 37,50 Cỡ từ 500- >800 (n=26) 10 38,46 6 23,08 5 19,23 5 19,23 Cỡ từ 800 - ≤ 1.200 (n=18) 7 38,89 9 50,00 2 11,11 0 0 Cỡ >1.200 (n=4) 2 50 0 0 2 50,00 0 0 N=64 19 17 17 11

Chú thích : Tần số gặp vàtỷ lệ % được tính theo số hộ đã thả giống cùng cỡ (theo dòng)

Tại Hải Phòng, đã có sự khác nhau đáng kể về mật độ ngao thả nuôi ở 64 nông hộ đã được điều trạ Tuy nhiên có thể nhận ra xu thế chọn mật độ thả như sau: cỡ giống lớn (400- 500 con/kg) thì thường được thả với mật độ cao, trong đó có 50% (8/16) số hộ chọn cỡ giống này đã thả nuôi với mật độ 140- 200 kg giống/1000m2 và có 37,50 % (6/16) đã thả với mật độ > 200 kg/1000m2. Ở cỡ giống từ 500- 800con/kg người nuôi đã thả với các mật độ khác nhau, trong đó có 38,46% (10/26) đã thả với mật độ < 100 kg/1000 m2 . Ở cỡ giống từ > 800- <1200 con/kg đã được người nuôi thả với mật độ thấp, 88,89 % (16/18) số người dùng cỡ giống này đều thả với mật độ < 140 kg/ 1000m2. Các số liệu phân tích ở đây đã cho thấy khi xác định mật độ bằng kg giống/ 1000m2, thì con giống có kích cỡ lớn thì được thả nuôi với mật độ lớn và ngược lạị Tuy nghiên người nuôi ở đây vẫn cho rằng, thả với mật độ là bao nhiêu cũng còn phụ thuộc vào vốn đầu tư của các nông hộ và nguồn giống cung cấp, (bảng 3.7).

Ngao giống đã được rải đều trên mặt bãi, cách đường rãnh nước khoảng 5-6 m vào lúc triều lên, để ngao có thể vùi mình ngay sau khi thả, (không thả giống lúc phơi bãi do thủy triều rút).

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

3.2.7. Kỹ thuật chăm sóc và quản lý

Nuôi ngao ở Hải Phòng hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn thức ăn tự nhiên. Tuy nhiên, trong suốt vụ nuôi người nuôi vẫn thực hiện các thao tác quản lý chăm sóc ngaọ Khi nước triều rút người ta có thể quan sát thấy được sự phân bố của ngao trong bãi nuôi, do vậy những khu vực tập trung ngao dày trong bãi đã được san thưa bằng phương pháp thủ công để có mật độ đồng đều trong toàn bộ diện tích của bãi nuôị Định kỳ vệ sinh lưới bao xung quanh bãi nuôi để nước được lưu thông dễ dàng đảm bảo chất lượng trong bãi nuôi ngao luôn tốt. Ngoài ra còn các thao tác quản lý khác như: 100% số hộ đều trả lời rằng thường xuyên kiểm tra sinh trưởng và sức khỏe của ngao nuôi vào những thời điểm nước triều rút và thường xuyên theo dõi diến biến của một số yếu tố môi trường như: nhiệt độ, độ mặn, pH, (bảng 3.8.)

Bảng 3.8: Kỹ thuật chăm sóc và quản lý ngao nuôi (n = 64)

Kết quả điều tra Số

TT Các thao tác chăm sóc, quản lý Tần số (hộ)

Tỷ lệ %

Ghi chú 1 San đều mật độ ngao trong bãi

nuôi

56 87,50 Khi thủy triều rút, san thưa ngao nếu chúng tập trung dày ở từng khu vực của bãi nuôi

2 Vệ sinh lưới quây vùng nuôi cho nước thông thoáng:

1 lần/tuần 1 lần/10 ngày 1 lần/15 ngày 12 15 37 18,75 23,44 57,81 Vệ sinh bằng phương pháp thủ công

5 Kiểm tra sinh trưởng của ngao 64 100,00 Khi thủy triều rút

4 Theo dõi các chỉ số môi trường: s‰, T0, pH, độ trong của nước trong bãi nuôi

64 100,00 Không có thiết bị kiểm tra (chỉ dựa vào kinh nghiệm)

6 Dựng chòi canh để bảo bệ và quản lý hàng ngày

64 100,00

3 Di chuyển ngao ra nuôi ở vùng khác khi môi trường của bãi nuôi ngao trở nên không tốt

0 0 Không có điều kiện di chuyển

3.2.8. Thời gian nuôi, thu hoạch và tiêu thụ

Thời gian của 1 vụ nuôi ngao ở Hải Phòng kéo dài từ 8- 13 tháng. Điều này còn phụ thuộc vào kích cỡ, mật độ ngao giống thả nuôị

Mùa vụ thu hoạch ngao thường tập trung vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoặc từ tháng 2- 3 (sau khi ngao đã nuôi được từ 8 đến 13 tháng). Khi thu hoạch, ngao nuôi tại địa phương thường đạt cỡ thương phẩm từ 20 -55 con/kg. Tuy nhiên, việc thu

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

hoạch ngao thương phẩm phụ vào thời điểm nào, kích cỡ nào cũng còn phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường và lựa lúc giá caọ

Qua điều tra đã được biết rằng, khoảng 55% (n=64) số hộ được phỏng vấn đã thực hiện kỹ thuật thu hoạch nhiều lần/ vụ nuôi và kết hợp với thả bù giống mới vào các vùng ngao đã thu hoặc. Chỉ có 45% số hộ nuôi đã áp dụng kỹ thuật thu hoạch 1 lần nuôi vụ sau, khi ngao đã đạt kích cỡ thương phẩm.

Các hộ nuôi đều có chung ý kiến rằng khi ngao nuôi đạt kích cỡ 35-37 mm (45- 50 con/kg) thì thu hoặc là có hiệu quả cáo nhất. Vì ở cỡ ngao này, tỷ lệ % khối lượng thịt đạt cao nhất, khoảng từ 7,7-8,3 %.

Phương pháp thu hoạch ngao khá đơn giản. Khi nước thuỷ triều rút, người nuôi dùng cào cào lần lượt và nhặt ngao bằng tay tập trung thành đống trên bãi, rửa sạch ngao đóng vào các bao tải dứa, đay và đưa lên thuyền vận chuyển vào bờ, (Ảnh 5, 6 - phụ lục 2).

Ngao nuôi tại Hải Phòng có thể tiêu thụ nội tỉnh hoặc đưa sang bán ở các tỉnh lân cận như Quảng Ninh, Hải Dương, Hà Nộị..Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ sản phẩm của các hộ nuôi thực hiện cách thu hoạch ngao 1 lần/ vụ nuôi là các doanh nghiệp ở các tỉnh niềm Nam (thành phố Hồ Chí Minh, Bến Trẹ..), ngao sau thu hoặc đã được vận chuyển bằng xe bảo ôn, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩụ

3.3.9. Phân tích ảnh hưởng của cỡ giống và mật độ thả nuôi tới năng suất ngao khi thu hoạch thu hoạch

Trong năm 2010, năng suất trung bình của ngao khi thu hoạch của 64 hộ điều tra tại các vùng nuôi ngao tập trung ở Hải Phòng đạt 8,33 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, năng suất thu hoạch ở các hộ nuôi cũng khác nhau rất nhiềụ Sự khác nhau này có thể liên quan

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh ở đối tượng ngao (meretrix spp) nuôi tại hải phòng (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)