Các nghiên cứu về bệnh ở động vật thân mềm của Việt Nam

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh ở đối tượng ngao (meretrix spp) nuôi tại hải phòng (Trang 25)

Bên cạnh những thành công của nghề nuôi ngao, đã mang lại hiệu quả kinh tế và xã hội cho các địa phương ở Việt Nam như: Quảng Ninh, Thái Bình, Hải Phòng, Bến Tre,... thì những năm gần đây hiện tượng ngao chết rải rác hoặc hàng loạt xuất hiện ở nhiều nơi, gây hoang mang cho người dân và các nhà quản lý ở các địa phương. Tại Thanh Hoá, vào năm 2007- 2008, ngao đã bị chết trắng ngoài bãi nuôi ven biển, gây thiệt hại từ 500 triệu - 1 tỷ đồng/hộ. Các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hoá đã cử các cán bộ kỹ thuật của địa phương xuống xem xét tình hình nhưng không có các giải pháp khắc phục (báo Thanh niên, 19/6/2008) [27].

Theo thông báo của xã Đông minh- Tiền Hải - Thái Bình năm 2009, hàng trăm tấn ngao sắp thu hoạch đã bị chết đột ngột trong 2 ngày ở 135 ha trên tổng số 250 ha ngao nuôi tại xã Đông Minh, Tiền Hải, Thái Bình. Hiện tượng ngao chết này đã gây thiệt hại khoảng 100 tỷ đồng cho người nuôi ngao tại địa phương. Những nghiên cứu ban đầu cho thấy thời điểm ngao chết trùng với thời tiết nắng nóng và độ mặn của nước tăng caọTuy nhiên, nguyên nhân làm ngao bị chết vẫn chưa được xác định [27].

Tại Tiền Giang vào đầu năm 2010, người nuôi ngao đã bị thiệt hại nặng nề, gây thất thoát 259,62 tỷ đồng do hiện tượng ngao nuôi bị chết, ước tính có tới 70% diện tích nuôi ngao tại địa phương đã bị thiệt hại (927 ha) và làm chết khoảng 11.925 tấn ngao nuôi tại địa phương. Các mẫu ngao bị chết tại Tiền Giang đã được thu và phân tích tại phân viện thuỷ sản Minh Hải, tại đó ký sinh trùng Perkinsus sp được nghi ngờ

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

là tác nhân gây chết ngao do chúng đã được tìm thấy ở 100% mẫu ngao đưa vào phân tích [27]

Hiện tượng ngao nuôi bị chết có nhiễm ký sinh trùng Perkinsus sp cũng đã được phát hiện ở vùng nuôi ngao của tỉnh Bến Tre [27].

Ngoài ra, nghiên cứu của Phạm Kim Phượng (2007) đã chỉ ra rằng , ngao nuôi có thể bị chết nếu hàm lượng các kim loại nặng trong nước caọ Cụ thể khi nồng độ cadimium ≥ 0,1 ppm thì ngao nuôi có thể chết [27].

Trong khi đó, các công trình nghiên cứu về bệnh ngao ở Việt Nam còn rất hạn chế, một số công trình nghiên cứu ngao nuôi ở Miền Nam nhưng chỉ là các chuyên đề nghiên cứu nhỏ.

Ở Hải Phòng, hiện nay nghề nuôi ngao đang phát triển nhưng hầu hết các vùng nuôi đang phải đối mặt với vấn đề ngao bị chết và người nuôi đã không phát hiện các dấu hiệu bệnh lý ở các giai đoạn sớm của bệnh, chỉ tới khi ngao chết nhiều và nổi nên mặt bãi thì nuôi mới biết. Cho đến nay, đề tài của thành phố có tiêu đề “Điều tra, nghiên cứu tác nhân gây bệnh cho ngao (Meretrix meretrix) và đề xuất các giải pháp phòng trị bệnh tại vùng ven biển Hải Phòng” mới được Thành phố duyệt và đang triển khai thực hiện. Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung vào tác nhân gây bệnh ngao (M. meretrix) và giải pháp phòng trị. Các nghiên cứu đánh giá hiện trạng kỹ thuật nuôi, đánh giá tác động, ảnh hưởng của môi trường đối với ngao nuôi, các biện pháp phòng tránh, giảm thiểu hiện tượng ngao chết hàng loạt ở Hải Phòng hiện nay chưa được quan tâm nghiên cứu đồng bộ.

Vì vậy, đề tài " nghiên cứu hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh ở đối tượng ngao (meretrix spp) nuôi tại Hải Phòng", làm đầy đủ thêm các nghiên cứu về cải tiến kỹ thuật nuôi, bệnh và tác hại của bệnh đối với đối tượng ngao nuôi làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo tại địa phương nhằm phát triển nghề nuôi ngao là rất cần thiết và cấp bách không những cho Thành phố mà kết quả nghiên cứu còn là tài liệu cần thiết cho các vùng nuôi ngao tại Việt Nam.

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: Các vùng nuôi ngao nuôi thương phẩm tại thành phố Hải Phòng, gồm: huyện Cát Hải (xã Nghiã Lộ, Đồng Bài, Thị trấn Cát Hải, Phù Long và Hiền hào), quận Đồ Sơn (phường Bàng La, Ngọc Xuyên), quận Dương Kinh và huyện Tiên Lãng (Bản đồ- phụ lục 4).

- Thời gian nghiên cứu: từ 15/5/1010 đến 15/03/2011.

2.2. Các nội dung chính

- Hiện trạng kỹ thuật nghề nuôi ngao tại Hải Phòng.

- Tìm hiểu về các loại bệnh xuất hiện ở ngao nuôi thương phẩm trong thời gian điều tra

- Các đề xuất cải tiến về kỹ thuật và quản lý cho ngao nuôi thương phẩm tại địa bàn nghiên cứụ

2.3. Sơ đồ khối của đề tài

HIỆN TRẠNG KỸ THUẬT VÀ TÌNH HÌNH BỆNH Ở NGAO (Meretrix

spp) NUÔI TẠI HẢI PHÒNG

Tác hại của bệnh trong bệnh trong việc gây chết hoặc giảm sản lượng Hiện trạng kỹ thuật

nuôi ngao thương phấm

Tình hình bệnh ở ngao nuôi thương phẩm tại

Hải Phòng Kết luận và đề xuất ý kiến Diện tích, độ sâu, chất đáy và công tác chuẩn bị cho 1 vụ nuôi Cỡ ngao giống; Mật độ thả nuôi Mùa vụ nuôi ngao tại HP và công tác quản lý Các bệnh thường gặp ở ngao nuôi Các dấu hiệu chính bất thường Mùa vụ bệnh và một số yếu tố có liên quan

Các đề nghị trong cải tiến kỹ thuật và giải pháp quản ngao

nuôi tại HP. w .d ocu -tra ck. co w .d ocu -tra ck. co

2.4. Phương pháp nghiên cứu đã sử dụng

2.4.1. Điều tra các số liệu thứ cấp

Tìm hiểu các số liệu theo dõi thống kê nhiều năm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng, Cục thống kê thành phố Hải Phòng, Trung tâm khuyến ngư các thông tin:

+ Vùng nuôi ngao thuộc thành phố Hải Phòng.

+ Diện tích nuôi ở các quận, huyện trong 5 năm gần đâỵ + Số hộ nuôi và phân bố của các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh.

+ Các số liệu về năng suất, sản lượng ngao từ năm 2005 đến naỵ

2.4.2. Điều tra các số liệu sơ cấp

+ Xây dựng bộ câu hỏi (phiếu điều tra- phụ lục 5)

Một bộ câu hỏi với những câu hỏi được cụ thể hoá dùng để thu số liệu qua phỏng vấn hộ nông dân. Thu thập thông tin tập trung vào vấn đề chính: Diện tích, Vùng bãi triều nuôi, chất đáy và công tác chuẩn bị cho một vụ nuôi; Mùa vụ, đối tượng ngao nuôi; Cỡ ngao giống và mật độ thả nuôi, công tác quản lý; Các bệnh thường gặp và Các dấu hiệu chính bất thường ở ngao nuôi tại địa phương; Mùa vụ bệnh và tác hại của bệnh gây chết ngao nuôi và sản lượng nuôi.

+ Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên, nhưng cũng địa diện cho các vùng nuôi ngao chính ở Hải Phòng.

+ Số mẫu và phân bố mẫu điều tra: có 64 hộ nuôi ngao, chiếm 75,3% tổng số hộ nuôi đã được phỏng vấn, kết hợp thu mẫu bệnh để mô tả bệnh lý. Số mẫu phỏng vấn này đã được phân bố như sau (bảng 2.1.).

Bảng 2.1: Số mẫu và phân bố mẫu điều tra nhanh nông hộ

Số hộ đã điều tra STT Vùng nuôi ngao tại Hải Phòng Số hộ đang nuôi ngao

(hộ) hộ %

1 Huyện Cát Hải 79 59 74,68

2 Huyện Tiên Lãng 2 2 100

3 Quận Dương Kinh 1 1 100

4 Quận Đồ Sơn 3 2 66,67

Tổng 85 hộ 64 hộ 75,30

2.5. Xử lý số liệu

Dùng phần mềm Excel để xử lý số liệu và xác định các mối quan hệ giữa cỡ giống thả, mật độ thả với năng suất, sản lượng ngao trên một đơn vị diện tích nuôi; bệnh với môi trường, bệnh và kỹ thuật nuôị

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng nghề nuôi ngao thương phẩm tại Hải Phòng

3.1.1. Điều kiện tự nhiên và một số yếu tố môi trường vùng nuôi ngao của Hải Phòng Phòng

* Khí hậu

Khí hậu hàng năm ở Hải Phòng có bốn mùa rõ rệt, trong đó khí hậu của mùa hè và mùa đông đều có các điều kiện bất lợi cho đời sống của động vật thủy sản, trong đó có ngaọ Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm có gió mùa Tây Nam (SW), thời tiết nắng nóng, thường xuyên có mưa to, bão ảnh hưởng rễ gây thất thu cho nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương. Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, mùa này có gió mùa Đông Bắc (NE) nhiệt độ có khi xuống rất thấp, cũng có thể làm chết động vật thủy sản [20].

* Thuỷ triều

Vùng biển Hải Phòng có chế độ nhật triều, mỗi ngày có một lần nước nên và một lần nước xuống. Độ cao thuỷ triều cực đại 470 cm, cực tiểu 180 cm và trung bình là 315 cm [3].

* Hải lưu nước biển và dòng chảy cửa sông

Các dòng hải lưu ở Hải Phòng cũng chịu ảnh hưởng chung của hải lưu vùng vịnh Bắc Bộ với đặc điểm có hướng chảy trùng với hướng gió mùạ Mùa đông dòng chảy ven bờ theo hướng Đông - Bắc, mùa hè hướng chảy ngược lại theo chiều Tây Nam, [20].

Các vùng nuôi ngao đều chịu ảnh hưởng của nguồn nước lợ cửa sông. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình hệ thống dòng chảy các vùng cửa sông khác nhau nên môi trường cũng khác nhaụ Vùng nuôi ở Cát Hải, do có nhiều đảo nhỏ xen kẽ nhau gây cản trở dòng chiều, dọc bờ Tây Nam có dòng chảy cửa sông Lạch Huyện, dọc bờ Đông Bắc dòng chảy theo các đảo nhỏ chạy dọc theo bờ từ cửa sông Gành ra khơị Vùng nuôi ngao ở Đồ Sơn chịu ảnh hưởng dòng chảy của cửa sông Văn Úc và Lạch Tray hướng ra biển kết hợp với nhiều cồn cát lớn. Vùng nuôi Tiên Lãng ảnh hưởng cửa sông Văn Úc và sông Thái Bình nên lượng phù sa lớn. Vùng nuôi ngao Dương Kinh ảnh hưởng cửa sông Lạch Tray và sông Bạch Đằng nên lượng phù sa lớn [3, 19, 20].

* Nhiệt độ nước

Trong khu vực nghiên cứu, nhiệt độ nước tương đối đồng nhất theo vùng và thay đổi theo mùạ Giữa các tầng nước nhiệt độ chênh lệch từ 1-20C trong mùa đông và từ 2-30C trong mùa hè. Mùa đông nhiệt độ trung bình của nước ở tầng mặt dao

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

động từ 15-170C và tăng dần từ vùng nước nông đến vùng nước sâụ Ngược lại mùa hè nhiệt độ nước trung bình từ 29-300C song lại giảm từ bờ ra khơi và từ vùng nước nông đến vùng nước sâu [3].

* Độ mặn của nước

Độ mặn của nước ở vùng triều của các tỉnh miền Bắc phụ thuộc chặt chẽ vào mùa mưa, lượng mưa và đặc điểm của hệ thống sông ngòị Sự biến động độ mặn trong năm xủa các vùng nuôi ngao ở Hải Phòng ở các vùng khác nhau là tương đối giống nhau, nhưng giữa các tháng trong năm có sự biến động và thường dao động từ 20 - 300/00 [3].

Độ mặn ở vùng triều Hải Phòng biến động từ 18 – 30 ‰. Độ mặn tuy ít thay đổi đột ngột nhưng lại giảm rất thấp vào mùa mưa (trung bình từ 5- 100/00). Mặt khác do hệ thống sông rộng, lưu vực lớn, địa hình phẳng nên phạm vi vùng bị ảnh hưởng của nước mặn khá rộng. Nếu tính đường đẳng muối 30 - 300/00 thì phạm vi xa khơi bờ đến 30 km, ứng với độ sâu 20 - 30 m và đường đẳng muối 10/00 theo triền sông vào sâu trong đất liền 20 - 25 km [3].

* Độ pH

Độ pH ở các vùng nuôi ngao Hải Phòng phụ thuộc vào mức độ giao hòa giữa nước sông và nước biển. Giá trị pH nước ở đây thường thấp vào mùa mưa do sự tăng cường bổ sung nguồn nước sông và cao hơn về mùa khô do nước biển chiếm ưu thế. Độ pH dao động từ 7,8 – 8,3 ổn định vào thời kỳ mùa khô và ở những vùng ít chịu sự ảnh hưởng của dòng nước ngọt [20].

* Hàm lượng ôxy hoà tan

Nồng độ ôxy hoà tan trong nước biển khu vực Hải Phòng mùa khô thấp hơn mùa mưạ Hàm lượng oxy hòa tan ở tầng mặt mùa khô tại vùng ven biển huyện Cát Hải dao động trong khoảng 5,36- 7,29 mg/l, trung bình 6,18mg/l. Trong mùa mưa ôxy hoà tan tầng mặt dao động khoảng 5,41- 7,55mg/l, trung bình 6,30mg/l. Hàm lượng ôxy hoà tan tầng đáy thấp hơn tầng mặt [20].

* Ô nhiễm dầu

Do Hải Phòng là thành phố cảng biển, vùng cửa sông và biển phải tiếp nhận một lượng chất thải lớn, trong đó đặc biệt nguy hiểm là lượng dầụ Dầu thải một mặt từ thành phố và cảng Hải Phòng đổ ra theo cửa sông Bạch Đằng và Nam Triệu, mặt khác được thải ra từ các tàu bè qua lạị Các kết quả phân tích hàm lượng dầu có trong nước ở khu vực Đông Nam đảo Cát Bà – Hải Phòng cho thấy hàm lượng dầu ở đây thay đổi theo mùa [20].

w .d ocu -tra ck.

co w

.d ocu -tra ck. co

Hàm lượng dầu trong nước biển tầng mặt vào mùa khô là 0,34mg/l, mùa mưa là 0.23mg/l. So sánh với tiêu chuẩn do chương trình ASEAN- Canada qui định cho vùng nuôi thủy sản cho phép là 0.14mg/l thì vùng biển Hải Phòng đã bị ô nhiễm dầu với hàm lượng khá cao, gấp 1,2 - 2 lần cho phép [20].

Tại vịnh Cát Bà, lượng dầu hoà tan trong nước đo được vào tháng 4/2003 là 0.75mg/l và tại Bến Bèo nơi nuôi cá biển tập trung là 0,5 mg/l [20].

3.1.2. Thông tin chung về người tham gia nuôi ngao tại hải Phòng

64 nông hộ nuôi ngao tại Hải Phòng đã được hỏi về hoạt động nuôi ngao ở Hải Phòng đang được đảm nhận bởi người nuôi ngao có tuổi lao động dao động lớn ( từ 26 – 56 tuổi), độ tuổi trung bình là 38,8 tuổị

Việc tham gia tập huấn của người nuôi về kỹ thuật nuôi ngao, các câu trả lời đã cho biết: có 56/64 nông hộ đã được tập huấn về kỹ thuật nuôi ngao bởi trung tâm khuyến ngư. Số hộ nuôi còn lại (8/64 hộ) chỉ dựa vào kinh nghiệm hoặc làm theo các hộ bên cạnh (bảng 3.2).

Bảng 3.1: Một số thông tin về người tham gia nuôi ngao tại HP (n=64)

Kết quả điều tra Một số thông tin về người tham gia

nuôi ngao tại HP Tần số gặp (hộ) Tỷ lệ %

1. Giới tính Nam Nữ 57 7 89,06 10,94 2. Tuổi <30 tuổi 30-50 tuổi > 50 tuổi 5 51 8 07,81 79,69 12,50 2. Nghề nghiệp chính Thuỷ sản Nông nghiệp Nghề khác 48 5 11 75,00 7,81 17,19

3. Đã từng tham gia tập huấn về kỹ thuật nuôi ngao

Đã tham gia tậm huấn Không được tập huấn

56 8

87,5 12,5

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy, độ tuổi lao động và nghề chính của người dân là những người có nhiều kinh nghiệm về nuôi trồng thuỷ sản, trong đó có hoạt động nuôi ngao . w .d ocu -tra ck. co w .d ocu -tra ck. co

3.1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngao nuôi ở Hải Phòng

Nghề nuôi ngao đã phát triển ở các vùng ven biển Hải Phòng và mang lại lợi nhuận cho nhiều nông dân vùng ven biển, nhưng sự phát triển này vẫn chưa tương ứng với tiềm năng diện tích có thể nuôi của địa phương (2.185 ha) [16]. Trong năm năm gần đây (2005- 2009) diện tích nuôi ngao dao động thấp và có xu thế giảm dần, từ 345 ha nuôi vào năm 2005, đến năm 2009 diện tích này chỉ còn 235 hạ Tuy nhiên, tổng sản lượng thu được vào năm 2009 lại tăng rất cao, đạt 1.934 tấn năm 2009 so với 141,0 tấn năm 2005, sản lượng đã tăng 13,7 lần, năng suất trung bình đạt 8,23 tấn /ha/năm Kết quả thống kê này đã cho thấy sản lượng ngao nuôi tại Hải Phòng đang tăng lên (bảng 3.1) [2, 17].

Bảng 3.2: Kết quả nuôi ngao ở bãi triều Hải Phòng từ năm 2005 – 2009

Một phần của tài liệu Hiện trạng kỹ thuật và tình hình bệnh ở đối tượng ngao (meretrix spp) nuôi tại hải phòng (Trang 25)