Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu
2.1.3 Xác định mơ hình nghiên cứu
Để xây dựng đúng mơ hình nghiên cứu, trước tiên tác giả cần xác định chính xác vấn đề nghiên cứu. Vấn đề nghiên cứu đề tài là tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần Vật tư nơng nghiệp và xây dựng Hải Phịng. Sau khi xác định được cần để nghiên cứu tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu của nghiên cứu là đề xuất các giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ phần Vật tư nông nghiệp và xây dựng Hải Phòng. Tác giả thực hiện nghiên cứu theo các bước sau đây:
2.1.3.1 Phân tích quy trình tạo động lực làm việc cho người lao động
Tác giả phân tích thực trạng quy trình tạo động lực làm việc tại Cơng ty theo các bước:
Bước 1: Khảo sát, đánh giá thực trạng việc xác định nhu cầu của người lao động tại Công ty cổ phần Vật tư nơng nghiệp và xây dựng Hải Phịng.
Tác giả vận dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong việc tìm hiểu nhu cầu của người lao động tại Cơng ty bằng những biểu hiện cụ thể trong công việc
Cụ thể như sau:
-Nhu cầu sinh lý được hiểu là nhu cầu về thức ăn chỗ ở nghỉ ngơi của người lao động
- Nhu cầu về an toàn tương ứng với nhu cầu về nơi làm việc an toàn, việc làm được đảm bảo an toàn lao động và an toàn về thân thể của người lao động
- Nhu cầu xã hội được thể hiện ở nhu cầu được là thành viên của Công ty, được giao lưu với những người lao động trong cùng công ty, chia sẻ hợp tác trong công việc cũng như trong cuộc sống.
- Nhu cầu tôn trọng được hiểu là nhu cầu được ghi nhận thành tích, đóng góp của người lao động bằng các phần thưởng, địa vị cơ hội thăng tiến.
- Nhu cầu tự khẳng định là nhu cầu được phát triển tài năng, những triển vọng nghề nghiệp của bản thân người lao động trong Công ty.
Bước 2: Phân loại nhu cầu người lao động.
Sau khi xác định rõ nhu cầu người lao động tại Công Ty tác giả phân loại nhu cầu người lao động để sắp xếp các nhu cầu theo thứ tự ưu tiên, nhu cầu nào cấp bách, quan trọng nhất được ưu tiên thỏa mãn trước nhưng phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu phát triển của doanh nghiệp. Bước phân loại này là tiền đề để thiết kế biện pháp tạo động lực chính xác và hiệu quả đối với những nhu cầu người lao động đã được ưu tiên. Tác giả vận dụng kết hợp thuyết nhu cầu của Maslow và thuyết hai nhân tố của Herzberg để phân loại nhu cầu của người lao động.
Bước 3: Khảo sát và thiết kế biện pháp tạo động lực làm việc cho người lao động thông qua việc đánh giá hiệu quả thực hiện các biện pháp tạo động lực tài chính (tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi và dịch vụ) và biện pháp tạo động lực phi tài chính ( đánh giá thực hiện cơng việc, bố trí sử dụng nhân lực, đào tạo và phát triển nhân lực, bầu khơng khí làm việc). Từ đó nhận xét đánh giá mức độ hiệu quả tạo động lực làm viêc cho người lao động thông qua các biện pháp tạo động lực mà Công ty đã áp dụng
Bước 4: Khảo sát việc triển khai chương trình tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty. Tác giả thu thập các dữ liệu sơ cấp từ các phòng ban về các chương trình tạo động lực đã được thực hiện tại Cơng ty. Qua đó phân tích cách xây dựng lịch trình triển khai chương trình tạo động lực, mơ tả việc phân tích cơng tác tổ chức thực hiện chương trình tạo động lực và liệt kê các văn bản hướng dẫn mà Công ty đã phát hành trong quá trình triển khai chương trình.
Bước 5: Đánh giá tạo động lực làm việc cho người lao động tại Cơng ty.
2.1.3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc
Tác giả phân tích từng yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty như sau:
- Quy định pháp luật Việt Nam: Tác giả tập trung phân tích các quy định của pháp luật của Nhà nước quy định về các mức phúc lợi bắt buộc như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí cơng đồn, quy định lương tối thiểu. Bộ luật lao động năm 2012 số 10/2012 QH 2013 ngày 18 tháng 6 năm 2012 và các nghị định hướng dẫn, nghị định thông tư của Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.
-Đặc điểm ngành nghề kinh doanh của Cơng ty; phân tích những thuận lợi khó khăn của đặc điểm ngành nghề kinh doanh ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho người lao động ( thông qua quan sát phân tích và phỏng vấn sâu Ban giám đốc Công ty)
- Quan điểm của Ban giám đốc Công ty: sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số lãnh đạo của Công ty
- Chiến lược kinh doanh của Công ty; sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu một số lãnh đạo của Công ty
- Đặc điểm của người lao động trong Công ty; dựa theo những dữ liệu thứ cấp thu được từ Phịng tổ chức hành chính, tác giả thống kê sự biến động về nhân sự của Cơng ty trong những năm gần đây; Phân tích cơ cấu lao động của Cơng ty theo trình độ trong giai đoạn 2014 -2016 và cơ cấu lao động theo độ tuổi và giới tính