Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu
4.2 Quan điểm đẩy mạnh tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty cổ
Công ty Cổ phần vật tư nông nghiệp và xây dựng Hải Phòng
4.2.1 Tạo động lực làm việc cho người lao động phải được coi là biện pháp lâu dài lâu dài
Tạo động lực làm việc cho người lao động phải được coi là biện pháp lâu dài và quan trọng nhất để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của Cơng ty. Mục đích của tạo động lực làm việc cuối cùng là làm sao để có được một đội ngũ lao động năng động, sáng tạo có trách nhiệm và vì mục tiêu chung của Cơng ty. Bởi vậy, việc quan tâm thường xuyên liên tục đến tạo động lực làm việc cho người lao động trong Công ty là rất cần thiết,đảm bảo nâng cao hiệu quả kịnh doanh. Công ty cần xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể từng giai đoạn cụ thể, từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế của Cơng ty.Mục tiêu đưa ra phải có tính khả
thi, áp dụng vào thực tiễn và đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động và Công ty.
4.2.2.Tạo động lực làm việc cho người lao động được thực hiện hệ thống và đồng bộ đồng bộ
Tạo động lực làm việc cho người lao động suy cho cùng là sử dụng một cách có hệ thống và đồng bộ các giải pháp để làm sao thúc đẩy năng suất nâng cao chất lượng nhân lực của Công ty. Tạo động lực làm việc cho người lao động là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với công ty. Cần phải xác định rõ tư tưởng, quan điểm của công tác tạo động lực làm việc là công tác không những ban lãnh đạo Công ty phải làm mà người lao động cũng cần phải thực hiện. Điều quan trọng là phải làm cho mỗi người lao động luôn nhận thấy mối quan hệ khăng khít giữa nỗ lực của người lao động và người sử dụng lao động đều hướng tới mục đích chung là phát triển Công ty
Để hoạt động tạo động lực đạt được hiệu quả cao nhất, công ty cần phải thực hiện hợp lý và đầy đủ các hoạt động quản trị nhân lực từ kế hoạch nhân lực, phân tích và thiết kế cơng việc, biên chế nhân lực, đánh giá thực hiện công việc, đào tạo - phát triển, thù lao, bảo vệ lao động một cách công bằng và nhất quán sẽ tác động tích cực đến tạo động lực làm việc cho người lao động.
Bởi vì, sự thực hiện các chính sách nhân sự nhất quán làm cho người lao động tin tưởng vào sự cam kết của công ty trong việc đối xử đối với bản thân họ, đảm bảo thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân. Khi đó sẽ thúc đẩy người lao động dồn tâm huyết cho việc giành được mục tiêu của cơng ty. Khi người lao động có động lực làm việc thì họ sẽ tự nguyện hợp tác với cơng ty, tự nâng cao trình độ để thực hiện cơng việc tốt hơn, nhờ đó các hoạt động quản trị nhân lực được thực hiện dễ dàng hơn, tiết kiệm chi phí và có hiệu quả hơn, thúc đẩy sự phát triển của công ty
4.2.3. Tạo động lực làm việc cho người lao động cần phải thực hiện tổng hợp
Tạo động lực làm việc cho người lao động cần phải thực hiện hợp lý, đầy đủ các hoạt động quản trị nhân lực trong doanh nghiệp để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động. Muốn tạo động lực hiệu quả địi hỏi cơng
ty phải xây dựng được một chương trình tạo động lực phù hợp và ổn định ; sử dụng phối hợp các công cụ tạo động lực tài chính và phi tài chính, tạo động lực vật chất, tinh thần trong công ty. Người lao động thấy rõ được mối quan hệ mật thiết giữa thành tích càng cao thì phần thưởng càng lớn và ngược lại dựa vào hai nguyên tắc cơ bản:
Gắn phần thưởng với thành tích, đóng góp chứ khơng phải thâm niên hay dựa vào mối quan hệ
Sử dụng hình thức kỹ thuật để loại bỏ các hành vi mà công ty không kỳ vọng và dùng thưởng để củng cố các hành vi mong đợi.
Về cơ bản nhu cầu người lao động bao giờ cũng bao hàm cả về nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, thoả mãn nhu cầu và hạn chế các địi hỏi thối hóa của người lao động, nên trong tạo động lực làm việc cho người lao động việc kết hợp giữa kích thích vật chất và tinh thần là công việc hết sức quan trọng. Công ty cần thực hiện hệ thống và đồng bộ các giải pháp theo mức độ quan trọng cụ thể các nhu cầu người lao động. Xác định những vị trí nhóm lao động nào cần kích thích vật chất như “ lương cao”, nhóm lao động nào cần kích thích về tinh thần như “ sự thăng tiến”, “tính tự chủ” hay “tính phức tạp của cơng việc” để thỏa mãn nhu cầu bậc cao hơn của người lao động.
4.2.4. Tạo động lực làm việc cho người lao động cần phải thực hiện thống nhất nhất
Hoạt động tạo động lực làm việc cho người lao động cần phải có sự kết hợp thống nhất từ ban lãnh đạo công ty cho đến các cấp quản lý, các bộ phận và người lao động trong công ty. Tạo động lực không chỉ là công việc của riêng người quản lý mà còn là cơng việc của chính bản thân người lao động. Do đó, cần phải huy động và cần sự hợp tác của người lao động vì mục tiêu phát triển của công ty. Tạo động lực làm việc là hành vi của nhà quản lý tác động vào người lao động. Tuy nhiên, sự tác động đó chỉ có thể chuyển hóa thành động lực thúc đẩy người lao động làm việc khi nó thỏa mãn được những nhu cầu của người lao động, mong muốn của người lao động. Sự tác động đó muốn chuyển hóa thành kết quả cụ thể phải do chính người lao động thể hiện. Do đó, nếu người lao động chấp nhận thì sự tác động
đó hiệu quả và ngược lại. Chính vì thế mà cần sự tham gia chính bản thân người lao động và công tác tạo động lực làm việc.