Lập kế hoạch sử dụng vốn tín dụng xuất khẩu đúng mục tiêu, đạt

Một phần của tài liệu LA _ Ha Thi Mai Anh (24-7-2015) (Trang 153 - 156)

mục đích mang lại hiệu quả kinh doanh cao

Việc sử dụng vốn tín dụng đúng mục tiêu, đạt mục đích, mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh cao sẽ tạo đà giúp cho doanh nghiệp tăng trƣởng, phát triển tốt, tài chính lành mạnh, có khả năng trả nợ tốt, duy trì đƣợc hạn mức tín dụng… Và từ đó tất yếu nâng cao CLTDXK; điều này có ý nghĩa, có lợi cho cả hai bên: doanh nghiệp đóng vai trị ngƣời đi vay và ngân hàng đóng vai trị ngƣời cung cấp tín dụng. Để thực hiện tốt cơng việc này, địi hỏi doanh nghiệp cần thực hiện tốt một số định hƣớng cơ bản sau:

Một là: Xây dựng, lựa chọn đúng phƣơng án sản xuất kinh doanh, phƣơng án

khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, khả năng xuất khẩu tốt. Trong nền kinh tế thị trƣờng, quy mơ và tính chất kinh doanh khơng phải do chủ quan doanh nghiệp quyết định mà khả năng nhận biết, dự đoán thời cơ là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại trong sản xuầt kinh doanh.Vì vậy vấn đề đầu tiên có tính chất quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là phải lựa chọn đúng phƣơng án sản xuất kinh doanh, phƣơng án xuất khẩu. Các phƣơng án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, xuất phát từ nhu cầu thị trƣờng. Có nhƣ vậy sản phẩm làm ra mới có thể tiêu thụ đƣợc, doanh nghiệp mới nâng cao đƣợc hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

Hai là: Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động xuất

khẩu của mình. Việc xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động xuất khẩu là một vấn đề không kém phần quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp tránh đƣợc tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn, ảnh hƣởng đến quá trình sản xuất kinh doanh, xuất khẩu hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất vao, đồng thời cũng tránh đƣợc tình trạng ứ đọng vốn, không phát huy đƣợc hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.

Ba là: Huy động và đầu tƣ vốn đúng đắn. Lựa chọn các hình thức thu hút vốn

tích cực, triệt để khai thác nguồn vốn trong nội bộ doanh nghiệp, đáp ứng kịp thời vốn cho xuất khẩu và giảm đƣợc chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Cần tránh tình trạng vốn tồn tại dƣới hình thái tài sản khơng cần sử dụng, vật tƣ hàng hố kém phẩm chất trong khi doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất cao. Trƣớc khi quyết định đầu tƣ, doanh nghiệp cần phải cân nhắc kỹ từ nguồn tài trợ vốn đầu tƣ, thị trƣờng cung cấp nguyên vật liệu và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Đầu tƣ đúng đắn vào thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại, kết cấu tài sản đầu tƣ hợp lý cũng hạn chế đƣợc ảnh hƣởng của hao mịn vơ hình mà vẫn đạt chỉ tiêu về năng suất và chất lƣợng.

Bốn là: Tổ chức tốt từ công tác sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm, khâu xuất

khẩu. Doanh nghiệp cần phân phối nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lƣợng sản phẩm, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế. Tăng cƣờng công tác quảng cáo, marketing nhằm mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng vòng quay của vốn. Để làm tốt các mục đích ấy, doanh nghiệp phải tăng cƣờng quản lý các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh, cũng nhƣ quản lý tốt vốn cố định và vốn lƣu động

Năm là: Quản lý chặt chẽ các khoản vốn tín dụng nói chung và xuất khẩu nói

riêng. Làm tốt cơng tác thanh tốn cơng nợ, chủ động phịng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. Bởi vì nếu khơng quản lý tốt khi phát sinh nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp phải đi vay ngồi kế hoạch, làm tăng chi phí sử dụng vốn mà lẽ ra khơng có. Đồng thời vốn bị chiếm dụng cũng là một rủi ro khi trở thành nợ khó địi, gây thất thốt, khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp nên mua bảo hiểm, lập quỹ dự phịng tài chính để có nguồn bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.

Sáu là: Tăng cƣờng phát huy vai trị của tài chính trong việc sử dụng vốn bằng

cách thƣờng xuyên kiểm tra tài chính và lập kế hoạch đối với việc sử dụng vốn trong tất cả các khâu từ dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và mua sắm tài sản cố định. Theo dõi và kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh trên cả sổ sách lẫn thực tế để đƣa ra kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả.

Trên đây là một số định hƣớng cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế có đặc điểm khác nhau giữa các doanh nghiệp trong từng ngành và toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp cần căn cứ vào những phƣơng hƣớng và biện pháp chung để đƣa ra cho doanh nghiệp mình một phƣơng hƣớng cụ thể sao cho phù hợp và mang tính khả thi nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; từ đó nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của mình.

4.3.2. Tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất khẩu của doanh nghiệp

Thực tiễn cho thấy, BHTDXK đóng vai trị quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động thƣơng mại và hạn chế rủi ro, giúp các DN xuất khẩu trong mọi trƣờng hợp nhập khẩu mất khả năng thanh toán, đồng thời cũng tăng khả năng đi vay cho nhà xuất khẩu do ngân hàng có thể cấp hoặc mở rộng. Tuy nhiên, đây là loại hình mới, nên để triển khai BHTDXK ở Việt Nam, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2011/QĐ-TTg ngày 5/11/2010 về việc thực hiện thí điểm BHTDXK. Theo đó, 23 mặt hàng thuộc 3 nhóm nơng sản, thủy sản, công nghiệp nhự: thủy hải sản, gạo, cà phê, rau quả, cao su, hạt tiêu, hàng dệt may, giày dép, điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gỗ, sản phẩm chất dẻo, dây điện và cáp điện… đƣợc khuyến khích tham gia bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.

Theo kết quả khảo sát từ 200 thƣơng nhân xuất khẩu, có tới 68% DN gặp phải các rủi ro trong thanh toán. 100% DN xuất khẩu muốn tham gia BHTDXK, trong đó 78% muốn bảo hiểm rủi ro thƣơng mại, 10% muốn bảo hiểm rủi ro chính trị và 12% muốn tham gia các hình thức rủi ro khác. Tuy nhiên, dù gặp nhiều rủi ro trong thanh tốn và có nhu cầu tham gia BHTDXK nhƣng cho tới nay chƣa có DN trong nƣớc nào tham gia mà mới chỉ có một số DN có yếu tố nƣớc ngồi tại Việt Nam ký kết hợp đồng BHTDXK và số lƣợng hợp đồng cũng rất ít, cụ thể kết thúc thời gian triển khai thí điểm BH TDXK (2011 - 2013) các doanh nghiệp bảo hiểm đã cấp đƣợc 46 hợp đồng bảo hiểm với tổng kim ngạch xuất khẩu đƣợc bảo hiểm là 12.592 tỷ đồng.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do DN xuất khẩu chƣa có thói quen mua BHTDXK, thay vào đó họ rất quen với các biện pháp đảm bảo tài chính khác nhƣ mở thƣ tín dụng, điện chuyển tiền… Đồng thời, các DN xuất khẩu chƣa nhận thức đƣợc lợi ích của việc tham gia BHTDXK mà lại quan niệm mua BHTDXK sẽ làm tăng chi phí, dẫn đến tăng giá thành sản phẩm XK làm giảm lợi thế cạnh tranh; hoặc thƣơng nhân XK chủ quan vào khả năng đánh giá độ tin cậy của bạn hàng.

Vì vậy việc vận động, định hƣớng các doanh nghiệp xuất khẩu tham gia BHTDXK mang lại rất nhiều ý nghĩa cho doanh nghiệp xuất khẩu và Ngân hàng cho vay:

 Bảo hiểm cho tài sản “phải thu” không thể biến thành khoản nợ khó địi hoặc nợ khơng địi đƣợc phải xử lý đƣa vào lỗ khi đƣợc DN bảo hiểm bồi thƣờng, khơng phải trích lập dự phịng phải thu khó địi cho lơ hàng bán hàng xuất khẩu.

 Là sự bảo hành chắc chắn thu hồi đƣợc nợ để DN xuất khẩu có thể vay tín dụng của NHTM trong nƣớc để sản xuất - kinh doanh mặt hàng xuất khẩu này.

 Là sự bảo hành chắc chắn đƣợc thanh toán để doanh nghiệp xuất khẩu khi cần thiết có thể chiết khấu trái phiếu, hối phiếu nhận nợ của khách hàng nƣớc ngoài mua hàng trả chậm.

 Là cơ hội để các DN xuất khẩu mở rộng khách hàng, thị trƣờng, mặt hàng xuất khẩu khi tăng năng lực cạnh tranh của mình, “cung cấp hàng hóa theo phƣơng thức trả chậm”.

4.4. KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu LA _ Ha Thi Mai Anh (24-7-2015) (Trang 153 - 156)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w