2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG XUẤT KHẨU
2.1.2. Đặc điểm của tín dụng xuất khẩu
Tín dụng xuất khẩu là một hình thức phát triển cao của tín dụng. Nó cơ bản giữ đƣợc những bản chất chung của tín dụng, theo tác giả Lê Tùng Vân - Lê Văn Tƣ, tín dụng xuất khẩu cịn có một số đặc điểm khác biệt sau [172].
Vốn tín dụng xuất khẩu được thực hiện dưới hình thức tiền tệ và đã được giải phóng ra khỏi chu kỳ kinh doanh, là vốn tiền tệ tạm thời, nhàn rỗi trong nền
kinh tế, với sự tham gia trong vai trò trung gian của các NHTM.
Q trình vận động của vốn tín dụng xuất khẩu tương đối độc lập so với sự
vận động của quá trình sản xuất kinh doanh. Khi hoạt động sản xuất kinh doanh
đƣợc mở rộng và phát triển, nhu cầu vốn tăng có thể dẫn đến nhu cầu về vốn tín dụng tăng, từ đó tín dụng xuất khẩu phục vụ đắc lực cho sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất khẩu.
Là sự cam kết, hỗ trợ về mặt tài chính để các nhà xuất khẩu nƣớc sở tại đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, đồng thời giúp các nhà nhập khẩu nƣớc ngồi có đủ các điều kiện về tài chính để nhập khẩu hàng hố của nƣớc đó.
Đối tượng cho vay mang tính đặc thù. Tín dụng xuất khẩu nhằm mục đích
cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay hoặc doanh nghiệp nƣớc sở tại nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp xuất khẩu; đây là các đối tƣợng đặc thù có mục đích rõ ràng và thơng thƣờng đƣợc Chính phủ các nƣớc quan tâm và khuyến khích bằng các chính sách kích thích xuất khẩu.
Hoạt động tín dụng xuất khẩu mang tính rủi ro cao về tỷ giá. Do tính chất của
các khoản vay với mục đích xuất khẩu, do vậy đồng tiền trong các giao dịch này thơng thƣờng là ngoại tệ; sau đó khi nhà xuất khẩu thu đƣợc tiền bán hàng sẽ quy đổi thành đồng nội tệ. Quá trình hạch tốn giữa các đồng tiền này sẽ phát sinh các rủi ro từ việc biến động tỷ giá và từ đó sẽ dẫn tới các rủi ro tín dụng xuất khẩu.
Tuân thủ nguyên tắc 5C trong cho vay xuất khẩu: Để tối đa hóa các kênh tín
dụng, cần phân tích hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng thƣờng áp dụng nguyên tắc 5C (năm từ tiếng Anh bắt đầu bằng chữ C) để quyết định vay vốn nhƣ sau:
Các đặc tính (Character): Các tổ chức tài chính quyết định cho vay vốn dựa vào độ tin cậy và các đặc điểm của khách hàng. Chính vì vậy, đơn thƣ đề nghị của nhà xuất khẩu cần đƣợc trình bày một cách trung thực và rõ ràng.
Năng lực (Capacity): Ngân hàng luôn muốn biết về kỹ năng quản lý, sự nhạy bén trong kinh doanh và vị thế của ngƣời xin vay vốn trong địa hạt kinh doanh. Những tài năng, kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm, tham vọng, động lực, nghị lực, cam kết nào nhà xuất khẩu muốn đem lại cho hoạt động kinh doanh của mình nhằm trụ vững và phát triển trong khi nhiều doanh nhân khác thất bại?
Điều kiện (Conditions): Ngân hàng luôn thận trọng, bảo thủ và ln tính đến tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hãy xác định và giải thích rõ những điều kiện kinh tế, tình hình ngành và khả năng cạnh tranh dự kiến sẽ có tác động (cả tích cực lẫn tiêu cực) đến hoạt động của doanh nghiệp.
Vật đảm bảo (Collateral): Ngân hàng thƣờng nhìn trƣớc hết vào những nguồn lợi
nhuận kinh doanh có thể có của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính của cơng ty cần bao hàm tất cả các khoản phải trả, thực tế lẫn đột xuất. Đồng thời, khoản tiền cho vay cần đƣợc đảm bảo bởi giá trị tài sản của công ty và hoạt động kinh doanh có triển vọng.
Vốn (Capital): Đầu tƣ vốn cổ phần hay vốn vay thêm thể hiện cam kết tài chính của doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh cụ thể; ngân hàng nhìn vào giá trị rịng của cơng ty và các hệ số chuẩn mực về tài chính.