TDXK cho một số ngành hàng tiêu biểu

Một phần của tài liệu LA _ Ha Thi Mai Anh (24-7-2015) (Trang 95 - 98)

Đơn vị tính: Triệu đồng, % Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 TDXK Gạo 1.068.190 1.263.937 1.881.942 2.420.177 2.746.901 3.264.069 3.528.689 Tăng trƣởng - 195.747 618.005 538.235 326.724 517.168 264.620 Tỷ lệ (%) - 18,33 48,90 28,60 13,50 18,83 8,11 TDXK Thủy sản 397.876 706.876 1.724.518 2.052.176 2.396.942 2.678.211 2.819.704 85 Tăng trƣởng - 309.000 1.017.642 327.658 344.766 281.269 141.493 Tỷ lệ (%) - 77,66 143,96 19,00 16,80 11,73 5,28 TD XK Café 399.234 793.741 1.288.517 2.007.258 2.326.412 2.495.581 2.725.674 Tăng trƣởng - 394.507 494.776 718.741 319.154 169.169 230.093 Tỷ lệ (%) - 98,82 62,33 55,78 15,90 7,27 9,22 Tổng cộng 1.865.300 2.764.554 4.894.977 6.479.611 7.470.255 8.437.861 9.074.067

Xét cả giai đoạn năm 2008 đến năm 2014, chúng ta có thể nhận thấy diễn biến tín dụng xuất khẩu ba mặt hàng cơ bản nhƣ sau:

 Đối với TD xuất khẩu gạo: Năm 2009 tăng 18,33% so với 2008; năm 2010 tăng 48,9% so với 2009; năm 2011 tăng 28,60% so với 2010; năm 2012 tăng 13,50% so với 2011; năm 2013 tăng 18,83% so với 2012, năm 2014 tăng 8,11% so với cuối năm 2013, cả thời kỳ (năm 2014 so với 2008) đã tăng 230,34%.

 Đối với TD xuất khẩu thủy sản: Năm 2009 tăng 77,66% so với 2008; năm 2010 tăng 143,96% so với 2009; năm 2011 tăng 19% so với 2010; năm 2012 tăng 16,8% so với 2011, năm 2013 tăng 11,73% so với năm 2012, 2014 tăng 5,28% so với cuối năm 2013, cả thời kỳ (2014 so với 2008) đã tăng 608,69%.

 Đối với TD mặt hàng café: Năm 2009 tăng 98,82% so với 2008; năm 2010 tăng 62,33% so với 2009; năm 2011 tăng 55,78% so với 2010; năm 2012 tăng 15,90% so với 2011, năm 2013 tăng 7,27% so với năm 2012, 2014 tăng 9,22% so với năm 2013, cả thời kỳ (2014 so với 2008) đã tăng 582,73%.

Tổng dƣ nợ TD XK đối với 3 mặt hàng tiêu biểu (gạo, thủy sản, café) đã tăng từ 1.865.300 triệu đồng năm 2008 lên đến 9.074.067 triệu đồng năm 2014. Giá trị tuyệt đối tăng 7.208.767 triệu đồng, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 386,47%.

Diễn biến này đã cho thấy một sự tăng trƣởng vƣợt bậc của ba ngành mũi nhọn trong xuất khẩu sản phẩm nơng nghiệp của Việt Nam và nó cũng phù hợp với chiến lƣợc tập trung vào cho vay lĩnh vực nông nghiệp và xuất khẩu của Agribank Việt Nam. Tuy nhiên mức độ bứt phá thì chƣa thực sự mạnh mẽ nhƣ mục tiêu đề ra, nó biểu hiện ở quy mơ trong tổng dƣ nợ vẫn cịn khá khiêm tốn.

3.2.2. Thực trạng chất lƣợng tín dụng xuất khẩu

3.2.2.1. Thực trạng chung về chất lượng tín dụng

Chất lƣợng tín dụng là mối quan tâm hàng đầu trong chỉ đạo điều hành của Hội đồng thành viên, Ban tổng giám đốc Agribank Việt Nam, cũng nhƣ Lãnh đạo các Chi nhánh. Sự quan tâm đó bao gồm việc nâng cao nhận thức trong tồn Chi nhánh, hồn thiện quy trình nội bộ, tăng cƣờng khâu kiểm tra và kiểm soát, tăng cƣờng phòng ngừa rủi ro đạo đức. Do vậy, trong những năm qua, chất lƣợng tín dụng của Agribank Việt Nam về cơ bản đƣợc kiểm soát.

Biểu 3.4: Cơ cấu nợ xấu toàn hệ thống

Nguồn: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Việt Nam [113][117] Xét chung

trên toàn hệ thống, tỷ lệ nợ xấu của Agribank Việt Nam có xu hƣớng tăng dần và đã đạt mức 7,56% năm 2013 thuộc lại cao nhất trong ngành Ngân hàng; sau đó giảm về 4,55% vào cuối 2014. Tuy nhiên nợ xấu các nhóm 3,4,5 này phần lớn thuộc các ngành phi nơng nghiệp (bất động sản. chứng khốn tại hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh) và chỉ chiếm 33% tổng dƣ nợ của hệ thống nhƣng chiếm tới 98% quy mô nợ xấu. Nợ xấu thuộc lĩnh vực Tam nông và xuất khẩu chỉ chiếm chƣa tới 2% tổng mức nợ xấu của tồn hệ thống và hiện đang thấp hơn mức bình quân của ngành là 3,1%. (Ông Trịnh Ngọc

Khánh, Chủ tịch hội đồng thành viên Agribank Việt Nam phát biểu th a nhận).

Với tỷ lệ nợ xấu chênh lệch nhƣ trên, điều tất yếu Agribank Việt Nam sẽ chuyển dịch cơ cấu tín dụng sang lĩnh vực tam nơng, cụ thể: Với Quyết định số 53/QĐ-NHNN ngày 15/11/2013, Thống đốc NHNN đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu Agribank Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015. Bốn nội dung chính của Đề án có thể tóm tắt: Thứ nhất, tập trung cho vay lĩnh vực nơng nghiệp, nông thôn và nông dân, lĩnh vực xuất khẩu, công nghiệp chế biến. Đến năm 2015 đạt tỷ lệ cho vay lĩnh vực này khoảng 80% dƣ nợ, riêng dƣ nợ lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân khoảng 70% dƣ nợ của Agribank Việt Nam. Thứ hai, tập trung xử lý nợ xấu, giảm tỷ lệ nợ xấu về mức tiêu chuẩn; tăng vốn tự có đảm bảo các tỷ lệ an tồn hoạt động. Thứ ba, thực hiện thối vốn tại các công ty con hoạt động không phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, nông thôn. Thứ tƣ, cơ cấu lại tổ chức bộ máy, đặc biệt là hệ thống kiểm tra kiểm soát, kiểm toán nội bộ. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực, sắp xếp lại lao động. Tiếp tục mở rộng mạng lƣới tại địa bàn nơng thơn, nơi có điều kiện kinh doanh theo yêu cầu về phục vụ và chỉ đạo của chính quyền địa phƣơng.

Sau đây chúng ta sẽ xem xét kỹ các chỉ tiêu đánh giá CLTD của Agribank Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2014 nhƣ bảng 3.8:

Một phần của tài liệu LA _ Ha Thi Mai Anh (24-7-2015) (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w