Bền kéo của chi tiết

Một phần của tài liệu Thử nghiệm độ bền kéo sản phẩm in 3d từ bột nhựa (Trang 30 - 31)

2.2.1. Khái quát độ bền của chi tiết

Trong thực tế sản xuất, chế tạo, một sản phẩm đạt yêu cầu bao gồm nhiều yếu

tố: độ chính xác về kích thước, hình dáng, độ nhám bề mặt,…Một trong các yếu tố

đó khơng thể không kể đến độ bền của sản phẩm, chi tiết.

Các chi tiết, sản phẩm được chế tạo từ các công nghệ khác nhau như: cắt gọt kim loại, phun ép, dập, miết, in 3D,…hay trong cùng một công nghệ với các dạng vật liệu khác nhau sẽ cho ra độ bền không giống nhau. Chính vì thế, độ bền của một chi tiết, sản phẩm là một yếu tố cần xem xét, nghiên cứu.

Cụ thể, đối với công nghệ in 3D SLS sử dụng tia laser công suất cao thiêu kết (nung chảy và kết dính) vật chất (ở dạng bột) một cách có chọn lọc, cụ thể ở đây là vật liệu bột nhựa. Việc thay đổi các thơng số trong q trình in cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến độ bền của chi tiết. Vậy để nắm rõ được độ bền của chi tiết có thể thay đổi như thế nào, thay đổi ít hay nhiều thì trước hết cần nắm được một cách khái quát nhất về độ bền của sản phẩm nhựa nói chung.

Độ bền nói chung được định nghĩa như sau: Độ bền (ký hiệu: δ) là đặc tính cơ bản của vật liệu. Người ta định nghĩa độ bền như là khả năng chịu đựng không bị nứt, gãy, phá hủy dưới tác động của ngoại lực lên vật thể. Độ bền có thể hiểu rộng hơn, vì vậy người ta chia ra thành các đặc tính về độ bên theo cách tác động ngoại

19 lực khác nhau: độ kéo, độ bền nén, độ bền cắt, độ bền uốn, độ bền mỏi, độ bền va

đập, giới hạn chảy...

Cụ thể ở đây, độ bền của nhựa được thể hiện qua các thông số cơ bản sau: + Chỉ số chảy (MFI)

+ Nhiệt chảy mềm

+ Độ bền va đập, độ bền kéo, độ bền mỏi,….

2.2.2. Độ bền kéo của chi tiết

Độ bền kéo là một trong những chỉ số để khảo sát độ bền của chi tiết. Độ bền kéo

là khả năng của vật liệu để chống lại sự phá vỡ dưới lực kéo hay có thể hiểu độ bền kéo là khi một lực tác động tăng dần đến khi vật liệu dạng sợi hay trụ bị đứt. Bằng cách kiểm tra độ bền kéo, sẽ biết rằng "sự chắc chắn " của một vật liệu thực sự là như thế nào. Nó là một tính chất cơ học quan trọng khi nói về polyme, sợi, cao su, kim loại,…

Cơng thức để tính độ bền kéo là: k F A   Trong đó: σk – độ bền kéo (N/mm2) F – lực kéo đứt (N) A – thiết diện (mm2)

Các đơn vị thường dùng cho độ bền kéo là: kg/cm2, N/mm2

Một phần của tài liệu Thử nghiệm độ bền kéo sản phẩm in 3d từ bột nhựa (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)