Trong đồ án này, phân tích phương sai (ANOVA) được thực hiện để xác định
các thông số in ảnh hưởng đáng kể đến độ bền kéo của sản phẩm in 3D SLS và để tìm sự mức độ ảnh hưởng tương đối của các tham số quá trình chế tạo sản phẩm. Các số liệu dùng trong phương pháp này cũng tương tự như trong mục 5.1, bảng số liệu như hình 5.2 được sử dụng lại ở phần này. Có thể nói đây là một bước bổ trợ cho phương pháp Taguchi để thấy một cách trực quan hơn sự ảnh hưởng của các thông số in 3D đến độ bền kéo của chi tiết in. Dù thực hiện hay khơng thực hiện phương pháp này thì kết quả tối ưu hóa ở mục 5.1 vẫn khơng tay đổi.
5.2.1. Kết quả của phương pháp Anova
61
Hình 5.5 Chọn độ tin cậy là 95%
Sau khi thiết lập các số liệu, thu được kết quả như sau:
Bảng 5.3 Kết quả phương pháp Anova
Source DF Adj SS Adj MS F-Value P-Value
Laser Power 2 3.899 1.9493 5.98 0.011 Feed 2 4.332 2.1662 6.65 0.008 Shell 2 26.083 13.0414 40.03 0.000 Layer Height 2 107.948 53.9741 165.66 0.000 Infill Density 2 14.738 7.3690 22.62 0.000 Error 16 5.213 0.3258
62
Total 26 162.213
R R adjusted R predicted 96,79% 94,78% 90,85%
63
5.2.2. Nhận xét kết quả
Như thiết lập, ta có các thơng số sau:
▪ α = 0,05 do độ tin cậy được chọn là 95%
▪ k1 = 2, bậc tự do của mỗi yếu tố. Như kết quả thu được thì tất cả các yếu tố
đều cố bậc tự do bằng 2
▪ k2 = 26, tổng bậc tự do
▪ Tra bảng giá trị [F], thu được [F] = 3,37
▪ Từ bảng 5.3, thấy được P-Value của tất cả các yếu tố đều nhỏ hơn 0,05 nên các tham số này có ảnh hưởng đáng kể về mặt thống kê đối với lực kéo đứt ở mức
độ tin cậy là 95%. Đồng thời tất cả các tham số đều có F-Value lớn hơn [F] = 3,37
nên tất cả các tham số này đều ảnh hưởng lớn đến lực kéo đứt của sản phẩm sau khi in.