PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ngàn hương (Trang 60)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)

4.3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH VÀ TÌNH HÌNH

4.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính (hay cơ cấu tài chính) là đòn bẩy đầy sức mạnh đối với chỉ tiêu lợi nhuận của công ty trong nền kinh tế thị trường có nhiều rủi ro. Qua bảng số liệu (bảng 14) các chỉ số cho thấy cấu trúc tài chính của công ty như sau:

 Hệ số nợ

Năm 2006 hệ số nợ của công ty là 0,49 và năm 2007 là 0,75 mức tăng 0,26; cho thấy mức độ sử dụng nợ của công ty trong việc tài trợ cho các loại tài sản hiện hữu tăng lên, sở dĩ như vậy là do năm 2007 công ty đã vay ngân hàng và nợ của các nhà cung cấp nhiều hơn năm 2006 là 7.985.802.246 đồng ứng với tỷ lệ tăng 2,29 % dẫn đến tình trạng công ty bị phụ thuộc về mặt tài chính đối với các đối tượng bên ngoài. Vì vậy công ty cần phải xem xét lại các khoản nợ của mình để có thể thanh toán

Năm 2008 hệ số nợ là 0,74 so với năm 2007 thì giảm đi 0,01 và tỷ lệ giảm tương ứng là 1,94 %, tuy mức giảm này không đáng kể nhưng cũng thể hiện rằng trong năm 2008 công ty thực hiện thanh toán nợ phải trả hay nói cách khác khoản nợ mà công ty chiếm dụng giảm so với năm 2007. Nguyên nhân là do năm 2008 tài sản của công ty tăng thêm 525.582.007 đồng ứng với 3,45 % và tốc độ tăng mạnh hơn so với nợ phải trả 1,44 %.

 Hệ số tự tài trợ

Ngược lại với hệ số nợ năm 2006 hệ số tự tài trợ là 0,51 sang năm 2007 giảm xuống chỉ còn một nửa là 0,25. Điều này phản ánh khả năng tự tài trợ của Ngàn Hương giảm đi làm cho mức độ tự chủ cũng giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân là do năm 2007 phần tài sản của công ty tăng lên rất nhiều cả về số tiền lẫn tỷ lệ so với năm 2006 làm cho tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu trên tài sản giảm xuống.

Sang năm 2008 hệ số tự tài trợ là 0,26; so với năm 2007 tăng lên 0,01 với tỷ lệ tăng tương đương 5,91 %. Điều này cho thấy cấu trúc tài chính của Ngàn Hương vẫn còn sử dụng phần nhiều từ nguồn tài trợ bên ngoài. Sở dĩ như vậy là mức tăng của nguồn vốn chủ sở hữu công nợ thấp chưa tương ứng với mức tăng của tài sản làm cho hệ số tự tài trợ có xu hướng tăng lên. Do đó công ty cần xem xét lại cơ cấu tài chính của mình để có đầu tư phù hợp.

 Hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu

Năm 2006 tỷ số này là 0,96 tức là Ngàn Hương đang sử dụng 0,96 đồng cho mỗi đồng vốn tự có của công ty trong hoạt động kinh doanh. Đến năm 2007 tỷ số này tăng lên đến 3,04; với mức tăng trên 1 và tăng rất nhiều so với năm 2006 như vậy chứng tỏ năm 2007 công ty đã lạm dụng các khoản nợ để phục vụ cho mục đích thanh toán của mình. Tuy nhiên trong trường hợp này công ty vẫn hoạt động

h o c . n e t t e h o c . n e t

ổn định và kinh doanh có lãi thì hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu cao sẽ mang lại hiệu quả càng cao cho chủ sở hữu.Sang năm 2008 hệ số nợ so với vốn chủ sở hữu là 2,82; tức là mỗi đồng vốn tự có công ty sử dụng 2,82 đồng nợ cho một đồng vốn chủ sở hữu. So vớinăm 2007 hệ số này giảm đi 0,23 và về tỷ lệ giảm đi 7,41 %. Như vậy năm 2008 công ty đã sử dụng vốn tự có nhiều hơn và hạn chế việc sử dụng vốn vay, điều này cũng thể hiện rằng khả năng tự chủ về nguồn vốn của công ty có tiến triển hơn so với năm 2007.

 Qua phân tích trên cho thấy các tỷ lệ về cấu trúc tài chính của công ty còn cao, chứng tỏ Ngàn Hương sử dụng nợ là chủ yếu và nguồn vốn chủ sở hữu chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các hoạt động của công ty. Sang năm 2008 công ty có chuyển biến hơn khi nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên với tốc độ lớn hơn tài sản giúp cho công ty tự chủ tốt hơn về mặt tài chính đối với các đối tượng bên ngoài.

4.3.2. Phân tích tình hình đầu tư

Song song với việc phân tích cấu trúc tài chính, để biết tình hình đầu tư của công ty ta phân tích các chỉ số sau :

 Tỷ suất đầu tư

Qua 3 năm tỷ suất đầu tư của công ty lúc tăng lúc giảm. Năm 2006 tỷ suất đầu tư 4,74 % đến năm 2007 còn 2,89 % tức là đã giảm 1,85 % mức giảm tương ứng với tỷ lệ 39,04 %. Chứng tỏ công ty đầu t ư vào tài sản cố định còn ít và chưa quan tâm nhiều đến đầu tư tăng năng lực kinh doanh mặc dù trong năm 2007 công ty có mở rộng quy mô hơn năm 2006.

Trái lại với năm 2007, năm 2008 tỷ suất là 3,22 %. So với năm 2007 tăng 0,33 % và về tỷ lệ tăng 11,48 %. Điều này cho thấy công ty có quan tâm hơn đến tăng năng lực kinh doanh thông qua việc đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn, điển hình là trong năm 2008 công ty tiến hành sửa lại nhà kho và trang bị thêm một số thiết bị bảo quản hóa chất cũng như nâng cấp hệ thống máy tính trong công ty giúp cho quá trình hoạt động và kiểm tra dễ dàng hơn.

 Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định

Ngược lại với tỷ suất đầu tư rất thấp thì tỷ suất tự tài trợ của công ty lại rất cao, năm 2006 là 1.078,04 % và năm 2007 là 855,17 %. Tuy năm 2007 t ỷ suất này có giảm đi nhưng nhìn chung vẫn còn ở mức cao, nguyên nhân là tài sản cố định của công ty cả 2 năm qua đều chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng tài sản, tỷ suất này

h o c . n e t t e h o c . n e t

cho thấy công ty có thừa khả năng để tài trợ cho tài sản cố định và công ty thường sử dụng nguồn vốn của mình cho tài sản cố định chứ chưa tận dụng triệt để năng lực đầu tư của mình.

Năm 2008 tỷ suất tự tài trợ tiếp tục giảm xuống còn 812,42 % giảm 42,74 % tương đương với tỷ lệ 5 %. Nguyên nhân do năm 2008 cả tài sản cố định và nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng nhưng mức tăng của tài sản cố định nhanh hơn mức tăng nguồn vốn chủ sở hữu làm cho tỷ suất này giảm xuống.

 Nhìn chung, về đầu tư tài sản cố định của Ngàn Hương còn thấp, như vậy có thể nói công ty mới bước đầu chú ý đến viêc đầu tư chứ chưa tận dụng triệt để cơ hội và năng lực đầu tư của mình.

4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ KHẢ NĂNG SINH LỜI4.4.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh 4.4.1. Phân tích hiệu quả kinh doanh

Các chỉ số hoạt động đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. Qua số liệu tính toán ở bảng 16 cho thấy:

 Hiệu suất sử dụng tài sản (số vòng quay tổng tài sản)

Qua 3 năm hiệu suất sử dụng tài sản tăng liên tục. Năm 2006 là 4,11 sang năm 2007 tăng lên 5,11; nghĩa là cứ 1 đồng tài sản công ty tạo ra được 4,11 đồng doanh thu năm 2006 và sang năm 2007 có tiến triển hơn, 1 đồng vốn bỏ ra tạo được 5,11 đồng doanh thu tức là tăng 1,00 đồng. Sở dĩ như vậy là hàng tồn kho của công ty năm 2007 rất lớn nhiều hơn năm 2006 là 7.019.526.842 đồng và tăng 109,70 % . Nhưng nhìn chung cả 2 năm qua thì hệ số này cũng được xem là cao, nó thể hiện rằng kết quả Ngàn Hương tạo ra tương xứng với số tài sản (vốn) mà công ty có.

Hiệu quả sử dụng tài sản hay số vòng quay tài sản của công ty năm 2008 tăng 0,22 và về tỷ lệ tăng 4,28 % so với năm 2007. Cụ thể năm 2007 hiệu suất này là 5,11 thì sang năm 2008 hiệu suất này đạt 5,33; tức là 1 đồng tài sản công ty bỏ ra tạo được 5,33 đồng doanh thu. Chứng tỏ năm 2008 hoạt động kinh doanh của công ty mang lại doanh thu cao hơn và sử dụng tài sản có hiệu quả hơn. So với tỷ số trung bình ngành là 1,8 thì cả 2 năm 2007 và 2008 việc sử dụng vốn (tài sản) của Ngàn Hương là đạt hiệu quả cao.

h o c . n e t t e h o c . n e t

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Nhìn vào bảng 16 ta thấy năm 2007 hiệu suất sử dụng tài sản cố định củacông ty là 0,03 thấp hơn năm 2006 là 0,02 và giảm 39,04 % về tỷ lệ. Như vậy một đồng tài sản cố định bỏ ra công ty thu về được 0,05 đồng năm 2006 và 0,03 đồng năm 2007. So với hiệu suất sử dụng tài sản thì tỷ lệ này rất thấp, chứng tỏ việc sử dụng tài sản cố định vào kinh doanh của công ty còn thấp.

Sang năm 2008 hiệu suất sử dụng tài sản cố định vẫn là 0,03 không thay đổi so với năm 2007, tuy nhiên xét về tỷ lệ có tăng 11,48 %. Điều này cho thấy mặc dù công ty có đầu tư thêm tài sản cố định nhưng hiệu quả sử dụng vẫn chưa cao, vì vậy công ty cần phải xem xét lại để sử dụng sao cho hợp lý.

 Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động của công ty qua 3 năm có chi ều hướng tăng liên tục. Năm 2006 là 4,32 tức là trong năm 2006 1 đồng vốn lưu động công ty tham gia vào quá trình kinh doanh thu được 4,32 đồng. Sang năm 2007 tình hình đượccải thiện hơn vòng quay vốn lưu động là 5,26; tăng so với năm 2006 0,95 lần và 21,90 % về tỷ lệ. Do năm 2007 doanh thu và tài sản lưu động của công ty đều cao hơn và tốc độ tăng của doanh thu cao hơn tài sản cố định, điều này thể hiện công ty sử dụng vốn lưu động có hiệu quả hơn năm 2006.

Năm 2008 công ty bỏ ra 1 đồng vốn lưu động và thu về được 5,51 đồng doanh thu. Chứng tỏ năm 2008 công ty sử dụng tài sản lưu động có hiệu quả hơn năm 2007 cụ thể là cao hơn 0,24 lần và tỷ lệ tăng cao hơn 4,64 %. Như vậy cho thấy hoạt động của công ty chủ yếu tập trung vào tài sản lưu động và việc sử dụng tài sản lưu động ngày càng có hiệu quả hơn.

 Vòng quay hàng tồn kho

So với năm 2006 vòng quay hàng tồn kho năm 2007 tăng 2,95 lần và tỷ lệ tăng 61,39 %, cụ thể năm 2006 là 4,81 lần và năm 2007 là 7,77 lần. Điều này có nghĩa là hàng hóa được mua và bán bình quân 4,81 lần trong năm 2006 và 7,77 lần trong năm 2007. Do năm 2007 công ty có lượng hàng tồn kho nhiều hơn nên tốc độ lưu chuyển sản phẩm hàng hóa của công ty chậm hơn, đồng nghĩa với khả năng chuyển hóa thành tiền của hàng tồn kho chậm hơn so với năm 2006. Trong trường hợp này thì số vòng quay hàng tồn kho của công ty có xu hướng chậm lại không phải vì hàng hóa kém phẩm chất không tiêu thụ được mà là vì công ty dự

trữ hàng tồn kho chưa hợp lý, quá mức cần thiết, chính vì vậy đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn giảm theo như phân tích ở trên, cho nên cần có những giải pháp hợp lý hơn trong khâu dự trữ hàng hoá nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Năm 2008 vòng quay hàng tồn kho có xu hướng giảm xuống và còn 6,93; so với năm 2007 thì giảm được 0,84 lần tương ứng với 10,78 %. Hàng tồn kho giảm chứng tỏ công ty tiêu thụ được nhiều hàng hóa hơn, đồng thời cũng cho thấy chất lượng của hàng hóa của công ty tốt hơn và đảm bảo hơn.

 Như vậy, hiệu quả kinh doanh của công ty cụ thể ở đây là hiệu quả sử dụng vốn qua 3 năm dần dần được cải thiện theo xu hướng tiến triển hơn. Công ty không ngừng nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng vốn và thực hiện chính sách bán hàng hợp lý vừa tăng vòng quay vốn vừa nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa với các doanh nghiệp khác.

4.4.2. Phân tích khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời là điều kiện duy trì sự tồn tại và phát triển của bất kỳ công ty nào. Để biết Ngàn Hương hoạt động kinh doanh có lợi nhuận hay phi lợi nhuận ta xem xét bảng 17 và phân tích các chỉ số sau:

 Hiệu suất sinh lời của tài sản (ROA)

Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Cụ thể ở đây năm 2006 hiệu suất sinh lời là 2,11 % đồng nghĩa với 100 đồng tài sản công ty đem vào hoạt động kinh doanh tạo được 2,11 đồng lợi nhuận ròng. Nhưng đến năm 2007 thì hiệu suất này giảm đi rõ rệt chỉ còn 1,00 %, nguyên nhân là lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng) của công ty giảm đi cả về số tiền (26.261.892 đồng) v à tỷ (17,51 %) còn tài sản lại tăng lên 8.109.541.535 đồng ứng với tỷ lệ 113,84 % làm cho lợi nhuận ròng trên tài sản giảm đi.

Đến năm 2008, 100 đồng tài sản đem vào kinh doanh công ty thu được 2,28 đồng lợi nhuận ròng, cao hơn so với năm 2007 là 1,47 đồng và tỷ lệ tăng khá cao 181,27 %. Chứng tỏ năm 2008 hoạt động kinh doanh của Ngàn Hương không chỉ mang lại doanh thu cao hơn năm 2007 mà l ợi nhuận cũng tăng cao hơn. Điều này cho thấy tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản do đó dẫn đến hiệu suất sinh lời của tài sản có mức tăng trưởng cao. Vì vậy công ty cần duy trì tốc độ này và có thể tăng lên trong những năm sắp tới.

h o c . n e t t e h o c . n e t

 Hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (vốn tự có). Qua 3 năm ta thấy ROE của công ty biến động không đều lúc giảm lúc tăng. Năm 2006, cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thu được 4,12 đồng lợi nhuận ròng sang năm 2007 thì hiệu suất này giảm xuống còn 3,29 %; tức là 1 đồng vốn chủ sở hữu chỉ thu được 3,29 đồng lợi nhuận ròng giảm 0,83 % tương đương với tỷ lệ giảm 20,22 %. Sở dĩ như vậy là do vốn chủ sở hữu năm 2007 tăng còn lợi nhuận ròng giảm so với năm 2006.

Năm 2008, hiệu suất này là 8,73 tức là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 8,73 đồng lợi nhuận, nguyên nhân do năm 2008 nguồn vốn chủ sở hữu được nâng lên. Từ đó cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty có chuyển biến hơn năm 2007, đây là dấu hiệu tốt. Cho nên trong những năm sắp tới công ty cần duy trì và có những biện pháp trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu.

 Hiệu suất sinh lời của doanh thu (hệ số lãi ròng – ROS)

Đây là chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Ở đây mức lợi nhuận trên doanh thu của Ngàn Hương năm 2007 thấp hơn năm 2006 là 0,35 %, cụ thể năm 2006 cứ 100 đồng doanh thu có khả năng tạo ra 0,51 đồng lợi nhuận ròng. Tuy nhiên năm 2007 thì chỉ tiêu của công ty không còn được như trước mà giảm đi rất nhiều chỉ còn 0,16 %. Chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty có chiều hướng đi xuống nên lợi nhuận ròng của công ty thấp hơn năm 2006 kéo theo hiệu suất sử dụng tài sản, hiệu suất sử dụng vốn chủ sở hữu và hiệu suất sinh lời của tài sản đều giảm.

Năm 2008 công ty hoạt động rất hiệu quả, hiệu suất sinh lời của doanh thu đạt 0,43 %, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu công ty sẽ thu được 0,43 đồng lợi nhuận. so với năm 2007 tăng 0,27 % và với tỷ lệ tăng tương ứng là 169,72 %. Điều này chứng tỏ rằng công ty tiêu thụ được nhiều hàng hóa làm tăng doanh thu, bên cạnh đó như đã phân tích ở bảng bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh ngàn hương (Trang 60)