7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
3.5. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
3.5.1. Thuận lợi
Trong quá trình hoạt động kinh doanh công ty đã có được những điều kiện thuận lợi sau:
- Công ty luôn hoạt động kinh doanh đúng luật pháp và được sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp Chính quyền, các cấp Cơ quan ngành chức năng của Thành Phố.
- Ngàn Hương đóng trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ là trung tâm của Đồng Bằng Sông Cửu Long, thuận lợi cho việc giao dịch, mua bán cũng như bố trí các phương tiện vận chuyển hàng cả đường thủy lẫn đường bộ.
- Đồng Bằng Sông Cửu Long ngày càng quan tâm nhiều đến lĩnh vực nuôi trồng và chế biến nông sản, thủy hải sản…, đây là điều kiện thuận lợi cho công ty mở rộng mạng lưới phân phối, quảng bá sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như nước ngoài.
- Kho chứa hàng của công ty nằm gần trụ sở nên tiết kiệm được một số chi phí như: chuyên chở, thuê mướn lao động, bảo quản…
- Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động, nhiệt tình và sáng tạo.
- Công ty luôn tìm hiểu kỹ các khách hàng trước khi giao dịch, buôn bán với họ nhằm tránh những phi vụ, hợp đồng làm ăn lừa bịp từ phía khách hàng.
- Hiện nay, Ngàn Hương đã tạo được uy tín đối với nhiều khách hàng và các nhà cung cấp. Chất lượng sản phẩm Công ty ngày càng ổn định và đa dạng hoá về chủng loại, mẫu mã... đáp ứng nhiều yêu cầu của khách hàng.
3.5.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi giúp công ty Ngàn Hương có điều kiện phát triển thì vẫn còn tồn tại những khó khăn phải kể đến:
- Đồng Bằng Sông Cửu Long thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt nên nguyên liệu dùng trong nuôi trồng thủy hải sản bị rớt giá, sức mua giảm, thị trường bị chia cắt và không thể hoạt động liên tục.
- Hiện nay ở nước ta việc nuôi trồng và chế biến nông - thủy - hải sản vẫn còn mang tính thời vụ nên việc tiêu thụ sản phẩm của công ty cũng theo thời vụ.
- Trong nền kinh tế thị trường trường sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Mặt khác, Nhà nước chưa có những chính sách ưu tiên và quan tâm đến ngành hóa chất nên Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập và cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế.
- Sự quản lý của nhà nước đối với thị trường hóa chất còn nhiều yếu kém, đặc biệt là việc quản lý và kiểm tra chất lượng các sản phẩm hóa chất (vẫn còn xảy ra những vụ gây ngộ độc thực phẩm).
- Tình hình nội bộ của công ty chưa thật ổn định, thiếu sự thống nhất về các mục tiêu hành động, chiến lược marketing chưa phù hợp cho từng phân khúc thị trường, đặc biệt cho các thị trường mục tiêu.
3.6. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CHIẾN LƯỢC NĂM 2009
Trong kinh doanh, khi hoạt động có hiệu quả thì công ty nên tiếp tục duy trì và phát huy chiến lược kinh doanh của mình. Trái lại trong trường hợp bị thua lỗ hoặc hoạt động kém hiệu quả thì công ty cần phải có chính sách và chiến lược cấp bách để cải thiện tình hình. Đối với Ngàn Hương cũng vậy, phương hướng hoạt động kinh doanh trong những năm tới được chuẩn bị bằng những chiến lược cụ thể sau đây:
- Công ty tăng vốn điều nhằm mở rộng quy mô hoạt động và mở thêm một số chi nhánh ở những vùng nuôi trồng và chế biến nông - thủy - hải sản để tạo được vị thế trên thị trường.
- Nhập khẩu thêm hàng hóa từ nước ngoài có xuất xứ và chất lượng đảm bảo nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Đồng thời tiến hành hoạt động marketing như: đổi mới kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm để tạo sự lôi cuốn khách hàng qua cái nhìn đầu tiên nhưng vẫn phải chú trọng đến việc lựa chọn chất liệu sao cho đảm bảo chất lượng sản phẩm và với chi phí thấp. Có những chính sách ưu đãi dành cho khách hàng thân thiện và thường xuyên của công ty…
- Xem xét việc tổ chức lại bộ máy quản lý của công ty trên nguyên tắc đảm bảo tinh gọn nhưng nâng cao tính chuyên nghiệp trong công tác phân phối, tăng cường khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đảm bảo an toàn về vốn và hiệu quả kinh doanh.
- Thường xuyên tổ chức huấn luyện đội ngũ cán bộ công nhân viên cấp quản lý cũng như bán hàng để nâng cao trình độ nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời nhu cầu khách hàng trong quá trình kinh doanh.
- Phấn đấu giữ thị phần, khách hàng và tăng doanh số bán buôn trực tiếp khoảng so với doanh thu tiêu thụ năm 2008. Đảm bảo kinh doanh có lãi, đảm bảo an toàn tài sản doanh nghiệp.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển mạng lưới.
- Định kỳ tổ chức phân tích các chi phí (chi phí lưu thông, giá thành sản phẩm…) của công ty nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời.
- Kết hợp với một số xí nghiệp chế biến thực phẩm để luôn có được khách hàng lớn và nguồn tiêu thụ ổn định.
Chương 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGÀN HƯƠNG
4.1. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY THÔNG QUA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
4.1.1.1. Phân tích tình hình biến động và cơ cấu của tài sản
Đánh giá khái quát tình hình tài sản tại công ty
Tài sản của công ty thể hiện toàn bộ giá trị tài sản hiện có tại thời điểm lập báo cáo của công ty. Cụ thể là tài sản (vốn) của công ty Ngàn Hương qua 3 năm (2006 – 2008). Nhìn vào bảng 2 ta thấy qua các năm tài sản của công ty có xu hướng biến động ngày càng tăng.
Năm 2007 tổng tài sản công ty đang quản lý và sử dụng là 15.233.470.545 đồng, trong đó tài sản lưu động 14.793.065.155 đồng chiếm tỷ trọng 97,11 % và tài sản cố định là 440.405.387 đồng với tỷ trọng 2,89 %. Tỷ lệ này cho thấy công ty đầu tư vào tài sản lưu động là chủ yếu, so với năm 2006 tổng tài sản tăng lên 8.109.541.535 đồng tỷ lệ tăng 113,84 %. Sở dĩ như vậy là do tài sản lưu động và tài sản cố định năm 2007 đều tăng l ên, trong đó mức tăng của tài sản lưu động rất cao đạt 117,99 %. Chứng tỏ khả năng quy mô kinh doanh của công ty được mở rộng hơn, quy mô về vốn (tài sản) có tiến triển hơn.
Đến năm 2008 tổng tài sản là 15.759.052.552 đồng tăng 525.582.007 đồng, tỷ lệ tăng 3,45 % so với năm 2007, trong đó tài sản lưu động chiếm 96,78 % tức là 15.251.157.659 đồng và tài sản cố định chiếm 3,22 % tức là 507.894.892 đồng. Tổng tài sản năm 2008 tăng là do tài sản lưu động tăng 458.092.504 đồng tương ứng với tỷ lệ 3,10 % còn tài sản cố định tăng 67.489.505 đồng tương ứng tỷ lệ 15,32 %.
Nhìn chung trong 3 năm qua cho thấy việc phân bổ vốn của công ty có sự cải thiện rõ rệt. Với tính chất ngành nghề kinh doanh hóa chất nên tỷ lệ phân bổ tài sản lưu động cao hơn nhiều so với tài sản cố định cũng là điều bình thường. Song song với việc tăng tài s ản lưu động công ty cũng không quên tăng tài sản cố định để mở rộng quy mô kinh doanh một cách hợp lý.
h o c . n e t t e h o c . n e t
Phân tích sự biến động và cơ cấu của tài sản (vốn)
Để thấy rõ hơn tình hình tài sản tại công ty, đi vào xem xét từng loại tài sản: Tài sản lưu động (bảng 3)
Tài sản lưu động là những tài sản tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy các khoản mục trong tài sản lưu động qua 3 năm biến động liên tục, cụ thể như sau:
Vốn bằng tiền
Năm 2007 vốn bằng tiền của công ty nhiều hơn năm 2006 là 702.402.392 đồng tương ứng tỷ lệ rất cao 344,09 %. Xét về cơ cấu thì tiền thì khoản mục này tăng lên cả về số tiền lẫn tỷ trọng, cụ thể năm 2007 lượng tiền mặt là 655.902.280 đồng (chiếm 4,31 %) và gửi ngân hàng là 250.632.125 đồng (chiếm 1,65 %) trong tổng tài sản. Khoản mục này tăng so với năm 2006 với tỷ lệ rất cao là 356,10 % và 315,48 % tương ứng với tiền mặt là 512.094.377 đồng và tiền gửi ngân hàng là 190.308.015 đồng. Chứng tỏ công ty đã bán được nhiều hàng hơn, thu được tiền hơn và việc gửi tiền tại ngân hàng giúp công ty kiểm soát và quản lý được lượng tiền dễ dàng và chặt chẽ hơn.
Sang năm 2008 vốn bằng tiền tiếp tục tăng, năm 2007 là 906.534.405 đồng chiếm 5,95 % tổng tài sản thì năm 2008 là 1.135.309.260 đồng chiếm 7,20 % tức là tăng lên 228.774.855 đồng với tỷ lệ tương ứng 25,24 %. Lý do năm 2008 lượng tiền mặt tăng thêm 123.419.374 đồng với tỷ lệ tăng 18,82 % và công ty gửi tiền ngân hàng nhiều hơn 105.355.481 đồng với tỷ lệ cao hơn là 42,04 %. Sự gia tăng này sẽ giúp công ty có thể dễ dàng sử dụng khi cần thiết, đáp ứng được khả năng thanh toán.
Như vậy, qua 3 năm vốn bằng tiền của công ty tăng liên tục. Điều này thể hiện khả năng thanh toán nhu cầu cấp thiết trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được nâng cao, mặt khác vốn bằng tiền tập trung vào tiền gửi ngân hàng sẽ vừa có thể đảm bảo được yêu cầu về thanh toán, mang lại lợi nhuận, vừa xây dựng các mối quan hệ với các tổ chức tín dụng và có thể dễ dàng sử dụng các nguồn vốn vay khi cần thiết. Tuy nhiên công ty cũng không nên dự trữ lượng tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng nhiều quá vì nó sẽ làm cho khả năng sinh lời giảm đi. Vì vậy công ty cần xem xét cơ cấu đầu tư vào vốn bằng tiền cho phù hợp để có thể đảm bảo được lợi nhuận cho mình.
h o c . n e t t e h o c . n e t
Khoản phải thu
Khoản phải thu của công ty qua 3 năm chủ yếu là phải thu khách hàng. Năm 2007 khoản phải thu chỉ còn 92.250.036 đồng chiếm tỷ trọng 0,62 %, một tỷ trọng rất nhỏ so với tổng tài sản. So với năm 2007 thì giảm được 59.316.875 đồng và về tỷ lệ cũng giảm 39,14 %. Điều này thể hiện giá trị tài sản của công ty đã giảm được tình trạng bị chiếm dụng vốn, bên cạnh khoản phải thu giảm thì lượng tiền mặt tăng như đã phân tích ở trên chứng tỏ rằng công ty đã tạo lập được niềm tin và uy tín đối với nhiều khách hàng hơn, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn và có chính sách thanh toán hợp lý giúp công ty tăng lượng tiền vốn trong kinh doanh.
Năm 2008 thì tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng là 23,42 % trong tổng tài sản với một lượng 3.690.768.888 đồng, khoản này chủ yếu là do khách hàng thiếu nợ. Nếu như năm 2007 giảm so với năm 2006 thì đến năm 2008 lại tăng lên một lượng rất cao 3.598.518.852 đồng với tỷ lệ tăng rất đáng quan tâm là 3.900,83 %. Khoản phải thu tăng cao như vậy một mặt thể hiện công ty đã mở rộng chính sách cung cấp tín dụng cho khách hàng để thu hút khách hàng, tuy nhiên với tỷ lệ tăng đột biến như vậy lại bộc lộ mặt tiêu cực của công ty đã bị các đơn vị khác chiếm dụng một khoản vốn quá lớn.
Như vậy, khoản phải thu năm 2007 giảm giúp công ty giảm bớt khoản bị chiếm dụng, làm tăng lượng tiền mặt tại quỹ hay tăng nguồn vốn bằng tiền của công ty, nhưng sẽ làm cho công ty bị mất đi một số lượng khách hàng. Trái lại sang năm 2008 khoản phải thu lại tăng vọt làm tăng rủi ro tài chính trong khâu thanh toán đối với công ty, do đó công ty cần phải hết sức thận trọng trong công tác thu hồi các khoản nợ và có chính sách bán hàng phù hợp.
Hàng tồn kho
Hàng tồn kho cũng là tài sản có tỷ trọng rất lớn, ở đây khoản mục này đều chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, cụ thể năm 2006 giá trị hàng tồn kho là 6.398.642.807 (89,82 %) tăng lên 13.418.169.649 đồng (88,08 %) vào năm 2007. Nguyên nhân làm cho giá trị hàng tồn kho tăng với một lượng lớn 7.019.526.842 đồng, tương đương tỷ lệ 109,70 % là do năm 2007 thị trường thực phẩm (thủy hải sản) có nhiều biến động, dự đoán giá nguyên liệu hóa chất sẽ tăng nên công ty đã dự trữ một lượng hàng tồn kho khá lớn để đảm bảo giá bán đúng
theo các hợp đồng thỏa thuận với khách hàng trước đó. Cũng trong năm 2007 Ngàn Hương đăng ký nhãn hiệu độc quyền và tăng thêm một của hàng giao dịch nên khoản mục hàng tồn kho tăng cũng là điều bình thường.
Năm 2008 hàng tồn kho đã giảm đi 3.028.540.743 đồng ứng với tỷ lệ giảm 22,57 %. Năm 2007 hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản là
88,08 % thì sang năm 2008 giảm xuống còn 65,93 % ứng với 10.389.628.906 đồng. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy công ty đã tiêu thụ được sản phẩm hàng hoá nhiều hơn, điều này được thể hiện rõ hơn khi xét trong mối quan hệ với khoản mục vốn bằng tiền và khoản phải thu khách hàng đều tăng. Bên cạnh đó còn thể hiện rằng Ngàn Hương không chỉ bán hàng hóa theo số lượng mà còn đảm bảo chất lượng và uy tín của mình.
Nhìn chung, khoản mục hàng tồn kho tăng lên hay giảm đi còn phải xem xét tình hình hoạt động của công ty, xem xét trong mối quan hệ với các khoản mục khác. Nếu hàng tồn kho tăng lên do sản phẩm không tiêu thụ được sẽ làm cho công ty bị ứ đọng vốn, làm giảm chất lượng sản phẩm và ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh. Trường hợp công ty có đủ vốn và bán được nhiều hàng hóa sẽ làm cho hàng tồn kho giảm đi đồng thời giảm được một số chi phí, đảm bảo thời hạn sử dụng, đây là dấu hiệu tích cực đối với công ty.
Tài sản lưu động khác
Tài sản lưu động khác tăng đột biến từ 31.708.227 đồng với tỷ trọng 0,45 % năm 2006 lên đến 376.111.065 đồng với tỷ trọng 2,47 % năm 2007, tức là tăng 344.402.838 đồng tỷ lệ rất đáng chú ý 1.086,16 %. Xét về cơ cấu thì tỷ lệ này không cao nhưng xét về mức độ chênh lệch thì tăng tới 344.402.838 đồng tương ứng tỷ lệ 1.086,16 %, đây là một biểu hiện xấu đối với công ty, cho biết công ty chưa tập trung vốn cho sản xuất kinh doanh hợp lý mà nguyên nhân chính là do công ty phải tạm ứng rất nhiều trong quá trình kinh doanh, cụ thể chi phí trả trước ngắn hạn tăng 68,04 % so với năm 2006, bên cạnh đó thuế GTGT được khấu trừ cũng nhiều hơn dẫn đến tài sản lưu động khác tăng lên. Sở dĩ là do năm 2007 công ty đã mua vào rất nhiều hàng hóa và cũng tiêu thụ rất nhiều nên phần thuế GTGT được khấu trừ cao hơn.
Tài sản lưu động khác năm 2008 là 35.450.605 đồng chỉ còn 0,22 % trong tổng tài sản, giảm đi một lượng là 340.660.460 đồng và tỷ lệ giảm 90,57 %.
Nguyên nhân khoản mục tài sản lưu động khác giảm là do phần thuế GTGT được khấu trừ giảm đi rất nhiều 329.736.705 đồng với tỷ lệ 98,69 %, bên cạnh đó chi phí trả trước ngắn hạn cũng giảm 10.923.755 với tỷ lệ 26,01 %. Điều này cho thấy công ty đã tập trung hơn trong việc sử dụng vốn cho sản xuất kinh doanh.
Tóm lại tài sản lưu động khác của công ty qua 3 năm biến động lúc tăng lúc giảm, trong hoạt động kinh doanh thì phần chi trả trước là không thể thiếu,