- Sức sinh lời của tài sản (ROA):
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn 1.Các nhân tố khách quan
1.3.1.Các nhân tố khách quan
* Môi trường kinh doanh
Doanh nghiệp là một cơ thể sống, tồn tại và phát triển trong mối quan hệ qua lại với môi trường xung quanh như: Mơi trường kinh tế, mơi trường Chính trị - Văn hóa – Xã hội, mơi trường tự nhiên, môi trường pháp lý, môi trường kỹ thuật công nghệ.
*Thị trường
Ở đây nhân tố thị trường được xem xét trên các khía cạnh như giá cả, cạnh tranh, cung cầu.
+ Cạnh tranh: Cơ chế thị trường là cơ chế của cạnh tranh gay gắt. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều phải đứng vững và tạo ưu thế trong cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.
+ Cung cầu: Doanh nghiệp phải xác định mức cầu trên thị trường cũng như mức cung để có thể lựa chọn phương án tối ưu tránh tình trạng sử dụng vốn không hiệu quả.
1.3.2.Các nhân tố chủ quan
Đây là điểm xuất phát của doanh nghiệp, có định hướng phát triển trong suốt quá trình tồn tại. Một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn buộc người quản lý phải giải quyết những vấn đề như:
+ Cơ cấu tài sản, mức độ hiện đại của tài sản.
+ Cơ cấu vốn, quy mô vốn, khả năng tài chính của doanh nghiệp. + Nguồn tài trợ cũng như lĩnh vực đầu tư.
* Trình độ quản lý tổ chức sản xuất
+ Trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: Vai trò của người lãnh đạo trong sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, thể hiện ở sự kết hợp một cách tối ưu và hài hòa giữa các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh nhằm giảm những chi phí khơng cần thiết, đồng thời nắm bắt cơ hội kinh doanh đem lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển.
+ Trình độ tay nghề của người lao động: Thể hiện ở khả năng tự tìm tịi sáng tạo trong cơng việc, tăng năng suất lao động,…
+ Trình độ tổ chức hoạt động kinh doanh: Đây cũng là một yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp. Chỉ trên cơ sở tổ chức hoạt động kinh doanh có hiệu quả mới đem lại những kết quả đáng khích lệ.
+ Trình độ quản lý và sử dụng các nguồn vốn: Đây là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để quản lý các nguồn tài chính là hệ thống kế tốn tài chính. Nếu cơng tác kế tốn được thực hiện khơng tốt sẽ dẫn đến mất mát, chiếm dụng, sử dụng không đúng mục đích,…
* Tính khả thi của các dự án: Việc lựa chọn dự án đầu tư có ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu qua sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp có dự án đầu tư khả thi,
sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành thấp thì doanh nghiệp sẽ sớm thu hồi được vốn, có lãi và ngược lại.
* Cơ cấu vốn đầu tư: Việc đầu tư vào những tài sản không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng vốn ứ đọng, gây tình trạng lãng phí vốn, giảm vịng quay của vốn, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp rất thấp.