Tổng hợp sự hiểu biết của người dân về chuyển quyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2013 tại xã bộc nhiêu huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

4.3.3.1. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất

Tỷ lệ hiểu biết đúng (%)

Hình 4.2: Sự hiểu biết của người dân xã Bộc Nhiêu

về các hình thức chuyển quyền sử dụng đất Trong đó:

1. Sự hiểu biết của người dân về chuyển đổi quyền sử dụng đất 2. Sự hiểu biết của người dân về chuyển nhượng quyền sử dụng đất 3. Sự hiểu biết của người dân về cho thuê và cho thuê lại quyền sử dụng đất 4. Sự hiểu biết của người dân về tặng cho quyền sử dụng đất

5. Sự hiểu biết của người dân về thừa kế quyền sử dụng đất

6. Sự hiểu biết của người dân về thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất 7. Sự hiểu biết của người dân về bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng đất Qua hình 4.2 ta thấy, nhìn trung người dân xã Bộc Nhiêu đã có những hiểu biết cơ bản về các hình thức chuyển QSD đất. Tuy nhiên sự hiểu biết của người dân ở từng hình thức là khác nhau. Có sự hiểu biết đúng cao nhất là hình thức chuyển nhượng QSD đất (79,77%) và thấp nhất ở hình thức cho thuê, cho thuê lại QSD đất (43,28). Các hình thức: Chuyển đổi, tặng cho, thừa kế, thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị QSD đất tỷ lệ hiểu đúng cũng khá cao.

4.3.3.2. Tổng hợp sự hiểu biết của người dân về chuyển quyền sử dụng đất theo nhóm đối tượng

Tỷ lệ hiểu biết đúng (%)

Hình 4.3: Sự hiểu biết của người dân xã Bộc Nhiêu về chuyển QSD đất phân theo nhóm đối tượng

Trong đó:

1. Sư hiểu biết đúng của đối tượng CBQL về chuyển QSD đất 2. Sự hiểu biết đúng của đối tượng SXPNN về chuyển QSD đất 3. Sự hiểu biết đúng của đối tượng SXNN về chuyển QSD đất

Qua hình 4.3 ta thấy, tỉ lệ hiểu biết đúng về chuyển QSD đất ở nhóm đối tượng CBQL là cao nhất (77,81%), thấp hơn là nhóm đối tượng người dân SXPNN (62,47%) và thấp nhất là nhóm đối tượng người dân SXNN(56,33%). Tuy nhiên sự chênh lệch giữa các nhóm đối tượng là không quá cao, từ 56,33% - 77,81%. CBQL là những người đại diện cho quyền lợi và lợi ích của nhân dân, vì vậy họ là những người đi trước tìm hiểu những thay đổi, đổi mới mọi mặt trong lĩnh vực quản lý đất đai, vì thế sự hiểu biết của họ cũng chắc hơn so hai đối tượng còn lại.

4.3.3.3. Nhận xét của người dân xã Bộc Nhiêu về công tác chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương

Qua điều tra thực tế trong nhân dân về sự hiểu biết liên quan đến các hình thức chuyển QSD đất cũng như đánh giá của người dân về tình hình chuyển QSD đất tại địa phương ta có:

- Liên quan đến các quy định của pháp luật về chuyển QSD đất: đa số người được phỏng vấn nhận xét là cụ thể, chi tiết và phù hợp với điều kiện thực tiễn, bên cạnh một số ý kiến nêu nên cần có những sự điều chỉnh một số quy định phù hợp với từng vùng, từng đối tượng.

- Công tác chuyển QSD đất tại địa phương được người dân đánh giá tương đối tốt, thực hiện theo đúng trình tự và thủ tục.

- Thủ tục hành chính trong công tác chuyển QSD đất: nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính, tuy nhiên cơ chế một cửa đã mang lại không ít trở ngại cho người dân khi thực hiện các thủ tục do thời gian kéo dài ở mỗi khâu. Tuy vậy, với sự nỗ lực của cán bộ địa chính xã thì trong những năm gần đây số lượng hồ sơ phải trả ra ít, hầu như không còn hồ sơ tồn. Trong thời gian tới cần đơn giản hóa hơn nữa thủ tục hành chính và có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu.

PHẦN 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua quá trình thu thập, điều tra phân tích số liệu, đề tài đã thu được một số kết quả sau:

1. Kết quả chuyển QSD đất theo số liệu thứ cấp tại xã Bộc Nhiêu cho thấy:

Theo số liệu thu thập từ năm 2011 đến năm 2013 thì trên địa bàn xã có 4 hình thức chuyển QSD đất được đăng ký và thực hiện đúng theo trình tự, thủ tục quy định trong pháp luật đất đai tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp bằng giá trị QSD đất.

+ Hình thức chuyển nhượng QSD đất có 44 trường hợp đăng kí với tổng diện tích 11,38 ha.

+ Hình thức tặng cho QSD đất có 13 trường hợp đăng kí với tổng diện tích 7,81 ha.

+ Hình thức thừa kế QSD đất có 22 trường hợp đăng kí với tổng diện tích 6,78ha.

+ Hình thức thế chấp bằng giá trị QSD đất có 56 trường hợp đăng kí với diện tích 67,2ha.

Tất cả các trường hợp đăng kí thực hiện chuyển QSD đất đều đúng trình tự, thủ tục và không có hồ sơ nào bị trả lại.

2. Sự hiểu biết của người dân xã Bộc Nhiêu về chuyển QSD đất:

Qua điều tra phỏng vấn người dân trên địa bàn xã Bộc Nhiêu dựa trên bộ phiếu điều tra chuẩn bị sẵn thấy sự hiểu biết của người dân xã Bộc Nhiêu về chuyển QSD đất là 65,53%. Trong 3 nhóm đối tượng điều tra thì nhóm đối tượng QBQL hiểu biết vê chuyển QSD đất cao nhất, đạt 77,81%, nhóm đối tượng SXPNN là nhóm có sự hiểu biết trung bình 62,47%, còn nhóm đối tượng SXNN có sự hiểu biết thấp nhất 56,33%.

5.2. ĐỀ NGHỊ

Trên cơ sở các số liệu đã điều tra và thu thập được. Để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động chuyển quyền sử dụng đất tại địa phương trong thời gian tới cần:

- Cần tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền để người dân nắm được các thủ tục hành chính liên quan đến chuyển QSD đất.

- Các cơ quan quản lý cần có sự điều chỉnh phù hợp và linh động các thủ tục hành chính, trình tự thực hiện các hoạt động chuyển QSD đất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện chuyển quyền nhanh chóng.

- Cần ứng dụng tin học trong lĩnh vực quản lí đất đai. - Nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật đất đai.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư 29/2004/TT-BTNMT về

việc hướng dẫn lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính.

2. Bộ Tư pháp và Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2006), Thông tư liên tịch 03/2006/TTLT-BTP-BTNMT về việc sửa đổi, bổ xung một số quy định của Thông tư liên tịch số 05/2005/BTP-BTNMT ngày 16/06/2005 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT

ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất.

4. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của

Chính phủ về thi hành Luật Đất đai 2003.

5. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng Pháp luật đất đai, trường đại học Nông lâm Thái Nguyên.

6. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Giáo trình quản lí nhà nước về đất đai, Nxb nông nghiệp Hà Nội.

7. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/06/2007 của thủ tướng Chính phủ về việc ban hành thực hiện cơ chế “ Một cửa liên thông ” tại cơ quan hành chính nhà nước tại địa phương. 9. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên (2007), Tài liệu hướng dẫn

số 1748/HD-STNMT ngày 18/09/2007 về việc thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai theo cơ chế một cửa tại cấp huyện và cấp xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

10. UBND tỉnh Thái Nguyên (2007), Quyết định số 141/2007/QĐ-UBND ngày 18/01/2007 của UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành mức thu nộp, quản lý và sử dụng lệ phí địa chính trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

11. UBND tỉnh Thái Nguyên (2009), Quyết định số 1471/2009/QĐ-UBND

ngày 23/07/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại cấp huyện lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. 12. UBND xã Bộc Nhiêu (2011), Sổ theo dõi đăng ký chuyển nhượng, tặng

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả chuyển quyền sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2013 tại xã bộc nhiêu huyện định hóa tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w