0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TẠI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 30 -89 )

6. Các phần mềm ứng dụ ng

1.3.2. Mô hình nghiên cứu của Trần Kim Dung

Trong nghiên cứu: “Đánh giá trình độ quản trị nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”, đã đưa ra mô hình bốn nhóm yếu tố chính tác động đến sự hài lòng chung của nhân viên đối với doanh nghiệp bao gồm:

Nhóm 1: Công việc

- Điều kiện cơ sở vật chất để tiến hành thực hiện công việc. - Tính ổn định và ưa thích công việc.

- Sự phù hợp của công việc với các đặc điểm cá nhân. - Cơ chếđánh giá kết quả hoàn thành công việc. - Kết quả hoàn thành công việc.

Nhóm 2: Cơ hội đào tạo, thăng tiến

- Nhân viên có những kỹ năng cần thiết cho công việc. - Có cơ hội đào tạo, phát triển trong doanh nghiệp.

- Chính sách đề bạt, thăng tiến trong doanh nghiệp là công bằng.

Nhóm 3: Môi trường, không khí làm việc

- Phong cách lãnh đạo.

- Quan hệ lao động trong doanh nghiệp.

Nhóm 4: Thu nhập

-Sự tương xứng giữa thu nhập với kết quả làm việc cá nhân. - Chính sách phân phối thu nhập trong doanh nghiệp.

Nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới sự hài lòng của nhân viên là môi trường và không khí làm việc trong doanh nghiệp. Yếu tố ít ảnh hưởng

đến sự hài lòng của nhân viên nhất là cơ hội đào tạo, thăng tiến.

1.3.3. Mô hình “Khảo sát sự hài lòng của nhân viên trong các Doanh nghiệp Việt Nam” do Công ty Navigos Group phối hợp với Báo Thanh Niên và Công ty ACNielsen thực hiện thông qua internet năm 2006[30].

Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá, trao giải cho các công ty tại Việt Nam có chiến lược nhân sự và hoạt động kinh doanh vượt trội, mang đến sự hài lòng cho nhân viên.

- Tạo hình mẫu cho các công ty về ý tưởng và kinh nghiệm thực tế, liên quan tới chính sách và thủ tục nhân sự.

- Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách nhân sự đối với sự thành công của tổ chức.

- Tạo ra một tiêu chuẩn đo lường và thông qua đó có thể tìm ra nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam.

Mô hình nghiên cứu

Hình 1.5:Sự hài lòng của nhân viên đối với doanh nghiệp Việt Nam Kết quả của nghiên cứu cho thấy sự hài lòng của nhân viên đối với công ty gồm có 8 nhóm nhân tố: (1) Sự hài lòng về công việc. (2) Chếđộ lương bổng. (3) Chính sách và thủ tục. (4) Các mối quan hệ tại công sở. (5) Quản lý hiệu quả công việc. (6) Giao tiếp. (7) Đào tạo và phát triển. (8) Sức khỏe và an toàn lao động. Chếđộ lương bổng Mối quan hệ tại công sở Sự hài lòng về công việc Chính sách và thủ tục Giao tiếp Hiệu quả công việc Sức khỏe và an toàn Đào tạo và phát triển Sự hài lòng của nhân viên

1.3.4: Mô hình nghiên cứu tại Công ty FIS[16]

Nghiên cứu tại Công ty FIS, đã đưa ra mô hình các nhân tốảnh hưởng đến sự

trung thành của nhân viên đối với công ty như sau:

Hình 1.6:Các nhân tốảnh hưởng đến sự trung thành của nhân viên đối với Công ty FIS

Nhân tố 1:Công việc và điều kiện làm việc gồm 4 biến quan sát: - Công ty khuyến khích làm việc theo nhóm.

- Khuyến khích chấp nhận rủi ro.

- Đánh giá thông qua kết quảđóng góp. - Lãnh đạo luôn hoạch định trước sự thay đổi.

Nhân tố 2: Lương, thưởng, phúc lợi gồm 4 biến quan sát: - Khen thưởng kịp thời.

- Chếđộ phúc lợi.

- Chếđộ lương thưởng công bằng.

- Nhận được đầy đủ thông tin khi thực hiện công việc.

Nhân tố 3: Chia sẻ thông tin và hợp tác gồm 2 biến quan sát: - Chia sẻ thông tin.

- Hợp tác giữa các bộ phận. + Môi trường làm việc Công việc và điều liện làm việc Sự trung thành của nhân viên Tầm nhìn lãnh đạo Đào tạo, cách làm việc Nghề nghiệp, sự nghiệp Lương, thưởng, phúc lợi Chia sẻ thông tin và hợp tác

+ + + + + +

Nhân tố 4: Đào tạo, cách làm việcgồm 2 biến quan sát: - Áp dụng qui tắc và qui trình.

- Khuyến khích đào tạo và nâng cao trình độ.

Nhân tố 5: Nghề nghiệp, sự nghiệp gồm 2 biến quan sát: - Khuyến khích cạnh tranh bộ phận.

- Khuyến khích cạnh tranh nhân viên.

Nhân tố 6: Môi trường làm việc gồm 3 biến quan sát: - Làm việc theo cách riêng.

- Tự do ngôn luận.

- Nhân viên được tham gia vào các quyết định quan trọng.

Nhân tố 7: Tầm nhìn lãnh đạo chỉ có 1 biến quan sát:

- Quyết định được đưa ra rất nhanh chóng trong công ty.

Biến phụ thuộc: Mức độ trung thành gồm 2 biến quan sát: - Tôi sẽ tiếp tục gắn bó với công ty.

- Nếu có dịp, tôi sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè vào làm tại công ty. Kết quả khảo sát và phân tích của nghiên cứu này cho thấy sựảnh hưởng của chế độ lương, thưởng, phúc lợi và thông tin trao đổi khi làm việc là yếu tố quyết

định đến sự thoả mãn của nhân viên, quyết định đến sự ra đi hay tiếp tục gắn bó của nhân viên với công ty.

1.3.5: Mô hình “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân viên đối với Công ty Cổ phần Tân Việt - Khách sạn Sunrise”, của tác giả

Phạm Thị Kim Phượng[16], có 7 nhân tốảnh hưởng như sau:

Hình 1.7:Các nhân tốảnh hưởng đến mức độ gắn bó của nhân viên đối với Công ty cổ phần Tân Việt - Khách sạn Sunrise

Nhân tố 1: Quan hệ với cấp trên gồm 5 biến quan sát:

- Cấp trên biết lắng nghe ý kiến và coi trọng năng lực của nhân viên. - Cấp trên đối xử với nhân viên một cách tôn trọng.

- Cấp trên luôn đối xử công bằng với nhân viên. - Tôi rất hài lòng với cấp trên.

- Công ty rất coi trọng duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao.

Nhân tố 2: Tiền lương và chếđộ chính sách gồm 4 biến quan sát: - Lương xứng đáng với công việc.

- Lương không thua kém nơi khác.

- Được trả thưởng cho các đóng góp cá nhân. - Hài lòng với các khoản trợ cấp.

Nhân tố 3: Triển vọng và sự phát triển của công ty gồm 3 biến quan sát: - Công ty rất hiểu nhu cầu khách hàng.

Mức độ gắn bó của nhân viên đối với Công ty

Tiền lương và chế độ chính sách Triển vọng và sự phát triển của công ty

Ý thức trách nhiệm về công việc Môi trường và bầu không khí làm việc

Ý nghĩa của công việc

Quan hệ với cấp trên Quan hệ với đồng nghiệp

- Nhu cầu khách hang được công ty coi trọng hàng đầu. - Công ty là nơi làm việc lâu dài và phát triển toàn diện.

Nhân tố 4: Ý thức trách nhiệm về công việc gồm 3 biến quan sát: - Mọi người đều có trách nhiệm về chất lượng công việc.

- Cấp trên quan tâm đến sự phát triển nghề nghiệp của nhân viên. - Cấp trên tin nhân viên khi giao việc.

Nhân tố 5: Môi trường và bầu không khí làm việc gồm 3 biến quan sát: - Không khí làm việc vui vẻ, hòa đồng.

- Môi trường làm việc không có chủ nghĩa cá nhân.

- Phòng ban nơi tôi làm việc có các hoạt động liên hoan, dã ngoại.

Nhân tố 6: Ý nghĩa công việc gồm 3 biến quan sát: - Công việc đầy thú vị.

- Công việc đầy thách thức. - Công việc là phần thưởng.

Nhân tố 7: Quan hệ với đồng nghiệp gồm 2 biến quan sát:

- Tôi thường được các đồng nghiệp có kinh nghiệm giúp đỡ. - Đồng nghiệp quan tâm, thân thiện với tôi.

Biến phụ thuộc: Mức độ gắn bó gồm 6 biến quan sát: - Hài lòng với tiền lương và chếđộ chính sách. - Hài lòng với môi trường và điều kiện làm việc.

- Hài lòng với triển vọng và và sự phát triển của công ty. - Hài lòng với mối quan hệ với cấp trên và cấp dưới. - Hài lòng với công việc đang làm.

- Muốn làm việc lâu dài ở công ty.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa các nhân tố: Ý thức trách nhiệm về công việc - Tiền lương và chếđộ chính sách - Ý nghĩa công việc - Triển vọng và sự phát triển của công ty - Quan hệ với cấp trên với Mức độ gắn bó. Trong

đó sự thay đổi của ý thức trách nhiệm với công việc, tiền lương và các chếđộ chính sách có ảnh hưởng mạnh nhất đến mức độ hài lòng của nhân viên đối với công ty.

1.3.6: Mô hình nghiên cứu “Đánh giá mức độ thỏa mãn của người lao động tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang” của tác giả Trương Thị Tố Nga[14].

Mô hình lý thuyết nghiên cứu:

Hình 1.8: Mô hình lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng sự thỏa mãn của công nhân viên tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang

Giả thuyết nghiên cứu đề xuất có 11 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động tại công ty:

(1) Môi trường, điều kiện làm việc.

(2) Cảm giác làm chủ sự vật của người lao động. (3) Sự thể hiện bản thân của người lao động. (4) Tiền lương và chếđộ chính sách.

Môi trường, điều kiện làm việc

Cảm giác làm chủ của công nhân viên Sự thể hiện bản thân của công nhân viên

Tiền lương và chế độ chính sách Cơ hội thăng tiến

Sự đánh giá kết quả công việc Tiển vọng phát triển của công ty Sự đồng cảm những vấn đề cá nhân

Quan hệ nơi làm việc Sự công bằng trong đối xử

Công tác đào tạo

Sự thỏa mãn của công nhân viên đối với công ty

(5) Cơ hội thăng tiến.

(6) Sựđánh giá kết quả công việc của người lao động. (7) Triển vọng và sự phát triển của công ty.

(8) Sựđồng cảm với những vấn đề cá nhân. (9) Quan hệ nơi làm việc.

(10) Sự công bằng trong đối xử. (11) Công tác đào tạo.

Tác giả đã thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm định thang đo và đo lường mức độ thỏa mãn của người lao động đối với công ty. Phương pháp phân tích số liệu thông qua phần mềm SPSS 11.5.

Kết quả nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang cho thấy có 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của người lao động. Mức độ ảnh hưởng như

sau: (1) Sự công bằng trong đối xử, (2) Tiền lương và chếđộ chính sách, (3) Quan hệ cấp trên - cấp dưới, (4) Coi trọng đóng góp của người lao động, (5) Sự thăng bằng giữa công việc và gia đình.

1.4. MÔ HÌNH VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ NGHỊ

1.4.1. Mô hình nghiên cứu đề nghị

Trên cơ sở các lý thuyết và một số mô hình nghiên cứu trước có liên quan về

sự thỏa mãn của nhân viên cho thấy người lao động quan tâm đến các yếu tố như: Tiền lương, thưởng; môi trường, điều kiện làm việc; chính sách đào tạo, huấn luyện; cơ hội thăng tiến; triển vọng phát triển của tổ chức; mối quan hệ với cấp trên; quan hệ đồng nghiệp; tầm nhìn của lãnh đạo; sự cân bằng giữa công việc và gia

đình; sức khỏe và an toàn lao động; thời gian làm việc; chếđộ nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí.

Qua nghiên cứu định tính, tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong lĩnh vực công đoàn, các “phát biểu” trong bảng câu hỏi được thảo luận với 15 Chủ

tịch công đoàn cấp ngành, cấp huyện và Trưởng các phòng, ban thuộc LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa, trao đổi trực tiếp với 21 Chủ tịch công đoàn cơ sở thuộc LĐLĐ huyện

Ninh Hòa và một số cán bộ công đoàn ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc Khu Công nghiệp Suối Dầu, nghiên cứu này đề xuất mô hình các nhân tố có ảnh hưởng đến sự hài lòng của cán bộ công đoàn đối với tổ chức tại LĐLĐ

tỉnh Khánh Hòa như sau:

Hình 1.9: Mô hình nghiên cứu đề nghị các nhân tốảnh hưởng sự thỏa mãn của cán bộ công đoàn đối với tổ chức tại LĐLĐ Khánh Hòa

Mô hình nghiên cứu đề nghị của tác giả gồm có 8 nhóm nhân tố như sau: (1) Sự hài lòng về công việc

Theo Frederick Herzberg cho rằng trả lương cao, điều kiện làm việc hợp lý có thể sẽ xóa được bất mãncủa nhân viên. Nhưng mặt khác, chưa tạo được sự thỏa mãn trong công việc cho nhân viên thì cũng chưa chưa tạo được động lực thúc đẩy.

Theo Nguyễn Viết Vượng, nói đến cán bộ công đoàn là nói đến những người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, công tác công đoàn, hay nói cách khác là họđang làm nghề của mình “nghề cán bộ công đoàn”, mặc dù trong danh mục Nhà nước không ghi nhận có “nghề cán bộ công đoàn”[25].

Công tác đào tạo, huấn luyện Môi trường, điều

kiện làm việc

Cơ hội thăng tiến Triển vọng của tổ

chức công đoàn Sự thỏa mãn của cán bộ công đoàn đối với tổ chức LĐLĐ tỉnh Khánh Hòa Sự hài lòng về công việc Chế độ tiền lương, phụ cấp Đánh giá hiệu quả

công tác Mối quan hệ cấp trên H1: (+) H2: (+) H3: (+) H4: (+) H5: (+) H7: (+) H8: (+) H6: (+)

(2)Đánh giá hiệu quả công tác

Chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ cần phải được tổ chức đánh giá một cách thỏa đáng, công tâm. Gắn với việc đánh là động viên, khen thưởng, tăng lương, đề bạt chức vụ kịp thời thì sẽ khích lệđược tinh thần làm việc của họ.

(3) Công tác đào tạo, huấn luyện

Công tác đào tạo có quy hoạch, đúng đối tượng, đúng chuyên ngành cần thiết, được thực hiện một cách dân chủ, công khai… Là nguyên nhân quan trọng để

nâng cao kỹ năng hoạt động của cán bộ công đoàn. Từđó tạo cho người cán bộ có cảm giác tự tin bản thân sẽđược đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, từđó họ sẽ hài lòng và làm việc có hiệu quả hơn.

Nhân tố (1), (2) và (3) được kế thừa và phát triển từ mô hình “Nghiên cứu sự

hài lòng của nhân viên trong các Doanh nghiệp Việt Nam” do Công ty Navigos Group phối hợp với Báo Thanh Niên và Công ty ACNielsen thực hiện năm 2006.

(4) Chếđộ tiền lương và phụ cấp

Nhân tố này được kế thừa từ mô hình “Nghiên cứu nhân tốảnh hưởng đến mức

độ gắn bó của nhân viên đối với công ty” của tác giả McKinsey & Company.

Theo Frederick Herzberg, tiền lương và phụ cấp là hình thức thỏa mãn nhu cầu vật chất và khuyến khích tinh thần đối với người cán bộ công đoàn. Mặt khác, tiền lương và phụ cấp cũng thể hiện thâm niên công tác, trách nhiệm, mức độ cống hiến của cán bộđối với cơ quan. Cùng với tiền lương và phụ cấp, tiền thưởng cũng góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao động, ở chừng mực nào đó cũng có tác dụng khuyến khích về mặt tinh thần.

(5) Môi trường, điều kiện làm việc

Nhân tố này được kế thừa từmô hìnhnghiên cứu “Đánh giá trình độ quản trị

nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Trần Kim Dung.

Môi trường và điều kiện làm việc của cán bộ công đoàn bao gồm các nội dung về vật chất và tinh thần như: Nguồn kinh phí cho tổ chức công đoàn hoạt

cho người lao động; tổ chức công đoàn bảo vệ cán bộ của mình như thế nào khi họ

bị giới chủ hạ lương, cắt thưởng, sa thải…; thủ tục hành chính trong hoạt động công

đoàn có đơn giản, thuận tiện, hiệu quả hay không? (6) Cơ hội thăng tiến

Nhân tố này được kế thừa từ mô hình nghiên cứu “Đánh giá mức độ thỏa mãn của người lao động tại Công ty Cổ phần Hải sản Nha Trang” của tác giả

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN ĐỐI VỚI TỔ CHỨC TẠI LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH KHÁNH HÒA (Trang 30 -89 )

×