Biến động các yếu tố môi trƣờng tại khu vực Bình Ba

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động các yếu tố môi trường tại vùng nuôi tôm hùm bình ba, thuộc xã cam bình, huyện cam ranh, tỉnh khánh hòa (Trang 33 - 50)

4.2.1Hàm lượng oxy hòa tan ( DO- Dissolved oxygen)

Oxy là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các sinh vật sống trên trái đất (trừ vi sinh vật kị khí). Hàm lƣợng oxy trong nƣớc ảnh hƣởng trực tiếp tới hô hấp của thủy sinh vật, bên cạnh đó chúng còn tác động một cách gián tiếp tới sinh vật nuôi thông qua quá trình oxy hóa chất hữu cơ hay thực vật nổi. Hàm lƣợng oxy cao còn là dấu hiệu của một vùng nƣớc trong sạch, thuận lợi cho đời sống của thủy sinh vật. Khi hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc thấp thì sẽ diễn ra song song hai quá trình đó là:

Kìm hãm tốc độ tăng trƣởng của vật nuôi làm giảm khả năng bắt mồi và tiêu thụ thức ăn cũng giảm.

Thúc đẩy quá trình tạo các khí độc làm ảnh hƣởng đến đời sống của thủy sinh vật trong vùng nƣớc đó.

Nhận xét:

Qua biểu đồ hình 4.1 và hình 4.2 cho chúng ta thấy đƣợc biến động về hàm lƣợng oxy hòa tan qua các đợt thu mẫu cũng nhƣ tại các vị trí thu mẫu khác nhau. Hàm lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc dao động trong khoảng từ 5,88 – 8,61 mgO2/L.

Hàm lƣợng oxy hòa tan thấp nhất vào đợt thu mẫu ngày 25/11/2009 hàm lƣợng oxy hòa tan dao động trong khoảng 5,70 – 6,88 mgO2/L. Vào mùa khô hàm lƣợng oxy hòa tan cao hơn dao động trong khoảng 6.90-11,50mgO2/L.

Giữa các điểm thu mẫu khác nhau cũng có sự khác biệt về hàm lƣợng oxy hòa tan. Hàm lƣợng oxy lƣợng oxy hòa tan tại vị trí DC là thấp nhất khoảng 5,69 – 6,89 mgO2/L. Và cao nhất tại vị trí CL khoảng 9 mgO2/L.

Nhìn chung không có sự sai khác quá lớn về hàm lƣợng oxy hòa tan qua các đợt thu mẫu trong năm cũng nhƣ tại các vị trí thu mẫu khác nhau.

4.2.2. Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical Oxygen Demand)

COD là lƣợng oxy cần thiết để oxy hóa hết các hợp chất hữu cơ trong nƣớc thành CO2 và H2O. COD biểu thị lƣợng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa bằng hóa học (bao gồm cả lƣợng chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi khuẩn). Trong thực tế COD đƣợc sử dụng rộng rãi để đặc trƣng cho mức độ các chất hữu cơ trong nƣớc ô nhiễm (kể cả các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học và khó bị phân hủy sinh học).

Nhận xét:

Hình 4.3 cho chúng ta thấy sự biến động COD qua các đợt thu mẫu trong năm 2009-2010. Qua hình chúng ta có thể thấy rằng có sự biến động khá lớn của COD qua các tháng trong năm. COD dao động trong khoảng từ 0.16 mgO2/L cho tới 2,88 mgO2/L. Tuy nhiên nhu cầu oxy hóa học này vẫn nằm trong giới hạn cho phép của TCVN. COD vào các tháng của mùa mƣa là thấp nhất khoảng từ 0,16 – 2,00 mgO2/L và cao nhất vào đợt thu mẫu của mùa khô hàm lƣợng COD dao động trong khoảng 0,64- 2,88 mgO2/L.

Nhận xét:

Qua biểu đồ hình 4.4 cho chúng ta thấy đƣợc sự biến động của COD qua các vị trí thu mẫu khác nhau trên khu vực Bình Ba. Hàm lƣợng COD tại vị trí DC và những vị trí bố trí thí nghiệm nuôi tôm nhƣ TAV, 100M, CAT là khá cao trong khi đó tại các vị trí thông ra biển Đông nhƣ tại vị trí thu mẫu CN, CL cho chúng ta kết quả COD khá thấp.

4.2.3. Nhu cầu oxy sinh hóa ( BOD – Biochemical Oxygen Demand)

BOD là lƣợng oxy cần thiết để vi sinh vật tiêu thụ trong quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nƣớc trong điều kiện hiếu khí.

Oxy sử dụng trong quá trình này là oxy hòa tan trong nƣớc.

Chỉ số BOD chỉ ra lƣợng oxy mà vi sinh vật tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ trong nƣớc, chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lƣợng chất hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nƣớc càng lớn.

Hình 4.4. Biến động COD giữa các điểm thu mẫu tại Bình Ba

Nhận xét:

Hình 4.5 cho chúng ta thấy đƣợc sự biến động của BOD qua các đợt thu mẫu trong năm 2009-2010 cũng nhƣ ở các vị trí thu mẫu khác nhau tại Bình Ba. Chúng ta dễ dàng thấy rằng có sự khác biệt khá lớn về hàm lƣợng BOD tại các vị trí thu mẫu khác nhau. Tại các điểm có nuôi tôm và đầu cảng Bình Ba (DC, TAV, CAT, 100M) hàm lƣợng BOD khá cao trong khi đó tại các điểm thu mẫu nhƣ CN, CL nơi cửa vịnh thông với biển Đông thì hàm lƣợng BOD là khá thấp. Bên cạnh đó chúng ta cũng thấy rằng có sự biến động khá rõ của hàm lƣợng BOD qua các đợt thu mẫu khác nhau trong năm. Nhu cầu oxy sinh hóa này khá cao trong các tháng mùa khô và ngƣợc lại thấp hơn trong các đợt thu mẫu của mùa mƣa. Tuy nhiên nhìn chung tất cả các đợt thu mẫu tại các điểm, hàm lƣợng BOD luôn nằm trong giới hạn cho phép của TCVN.

4.2.4. pH

Ở các vùng nƣớc tự nhiên, phạm vi biến động của pH là rất rộng từ 4,5-9,5 và thƣờng gặp nhất là trong khoảng 6,5-9,0. Tuy nhiên, tùy từng loại hình thủy vực lại có những đặc thù riêng. Nƣớc tại các vùng biển khơi do chứa nhiều ion kiềm và kiềm thổ Na+, K+, Ca2+, Mg2+, nên nƣớc biển là dung dịch kiềm yếu. Do có một hàm lƣợng thích hợp ion HCO3-, CO32-, H2BOP3- nên pH nƣớc biển rất ổn định trong khoảng giá trị hẹp từ 7,5-8,5 đƣợc coi nhƣ dung dịch đệm.

Nhận xét:

Qua biểu đồ hình 4.6 cho ta thấy sự biến động của pH tại cá vị trí thu mẫu khác nhau ở Bình Ba và sự biến động của chúng qua các đợt thu mẫu khác nhau. Qua các đợt thu mẫu không có thấy sự biến động quá lớn của pH tại các điểm thu mẫu khác nhau, đồng thời không có sự khác biệt quá lớn về pH qua cá đợt thu mẫu của 2 mùa mƣa và mùa khô năm 2009-2010. Nhìn chung các giá trị pH thu đƣợc đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN.

4.2.5. Hàm lượng chất rắn lơ lưởng trong nuóc ( Total Suspended Solids - TSS)

Là tổng lƣợng vật chất hữu cơ và vô cơ lơ lửng ( phù sa, mùn bã hữu cơ, tảo) trong nƣớc ( có kích thƣớc lớn hơn 10-5

m sẽ lắng xuống đáy).

Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng tổng hoặc hàm lƣợng chất rắn có khả năng lắng tụ là chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm của nƣớc thải từ các cơ sở nuôi thủy sản.

Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua biểu đồ hình 4.7; 4.8 cho chúng ta thấy sự biến động khá rõ nét của hàm lƣợng chất rắn lơ lửng trong nƣớc. Tại hình 4.7 là sự biến động của TSS qua các đợt thu mẫu trong năm 2009-2010 tại Bình Ba. Vào mùa mƣa hàm lƣợng chất rắn lơ lửng tăng lên khá đáng kể cao nhất vào đợt thu mẫu ngày 25/11/2009 dao động trong khoảng 0,608-0,737 mG/L. Trong khi đó vào mùa khô hàm lƣợng TSS là thấp nhất vào đợt thu mẫu ngày 03/05/2010 hàm lƣợng TSS dao động khoảng 0,286-0,462 mG/L.

Hình 4.8 thể hiện sự biến động của hàm lƣợng chất rắn lơ lửng tại các điểm thu mẫu khác nhau ở khu vực Bình Ba. Hàm lƣợng TSS tại vị trí nuôi tôm bằng thức ăn viên (TAV: 0,400 mG/L) và bằng cá tạp (CAT:0,378 mG/L) là cao hơn so với các vị trí khác nhƣ: CL:0.284 mG/L, CN:0326 mG/L.

Hình 4.7. Biến động TSS giữa các tháng trong

4.2.6. Độ mặn, P-PO43-, N-HNO3- , độ trong, độ sâu, hữu cơ đáy

Bảng 4.1. Biến động các yếu tố độ mặn, P-PO43-, N-NO3-, độ trong và hàm lƣợng các chất hữu cơ trong đáy tại các điểm thu mẫu khu vực Bình Ba

Điểm thu mẫu Độ mặn (‰) P-PO43- (µG/L) N-NO3- (µG/L) Độ trong (M) Độ sâu (M) Hữu cơ đáy (%) Nhiệt độ (oC) TAV 34,33 0,7663 0,5216 7,2 22,0 0,0292 27,7 CAT 34,37 0,7626 0,5151 7,1 19.5 0,0186 28,0 100M 34,00 0,7581 0,5063 6,3 16,0 0,0244 27,7 DC 34,17 0,7622 0,5103 Thấy đáy 5,2 0,0100 28,0 CN 34,50 0,7564 0,5072 Thấy đáy 3,7 0,0125 28,1 CL 34,17 0,7421 0,5038 12,4 - - 28,1

Ghi chú: -: không đo được

Nhận xét:

Bảng 4.1 cho chúng ta thấy sự biến động các yếu tố độ mặn, P-PO43-, N-NO3-, độ trong và hàm lƣợng các chất hữu cơ trong đáy tại các điểm thu mẫu khu vực Bình Ba.

Trƣớc tiên về độ mặn ta không thấy có sự khác biệt quá lớn về độ mặn giữa giữa các điểm thu mẫu. Độ mặn dao động trong khoảng 34,00-34,50‰.

Hàm lƣợng P-PO43-

tại các điểm thu mẫu khác nhau trong khu vực vịnh Bình Ba dao động trong khoảng 0,7421-0,7663 µG/L. và có sự khác nhau khá rõ giữa các điểm thu mẫu. Hàm lƣợng P-PO43- tại vị trí nuôi tôm Hùm và đầu cảng cao hơn khá rõ so với những vị trí của vịnh thông với biển Đông (TAV: 0,7663 µG/L, CAT: 0,7626 µG/L,DC: 0,7622 µG/L, CL: 0,74210µG/L,CN: 0.756µG/L.

Hàm lƣợng N-NO3 tại các điểm thu mẫu của khu vực vịnh Bình Ba cũng có sự khác biệt rõ rệt. Cụ thể hàm N-NO3 dao động trong khoảng 0.5038-0.5216 µG/L, cao nhất tại các vị trí TAV:0.5038 µG/L, CAT:0,5151 µG/L, và khá thấp tại những vị trí thu mẫu cửa vịnh thông với bên ngoài nhƣ CL:0,5038 µG/L hay CN:0,5072 µG/L.

Độ sâu và độ trong tại các điểm thu mẫu trong khu vực vịnh Bình Ba là khá lớn, tại những vị trí có độ sâu tƣơng đối thấp nhƣ DC: 5,2M; CN: 3,7 M thì độ trong tới đáy. Tại

vị trí nuôi tôm Hùm bằng thức ăn thí nghiệm (TAV) và cá tạp (CAT) độ sâu khoảng 20M và độ trong khoảng 7M, tại ví trí CL độ trong tới 12,4M khá cao so với các điểm còn lại.

Nhiệt độ nƣớc tầng mặt dao động trong khoảng 27,7-28,10C. Không có sự khác biệt quá lớn về nhiệt độ giữa các điểm thu mẫu khác nhau.

Hàm lƣợng chất hữu cơ đáy dao đông khá lớn giữa các điểm thu mẫu trong khoảng 0.0100- 0,0292%. Tại những điểm thu mẫu có nuôi tôm Hùm thƣờng hàm lƣợng chất hữu cơ đáy khá cao 100M: 0,0244, TAV: 0,0292% và khá thấp tại vị trí đấu cảng (DC):0.0100%, CN:0,0125%.

4.2.7. Mật độ vi sinh vật.

Bảng 4.2 Mật độ vi khuẩn tổng số và Vibrionaceae

Điểm thu mẫu

TAV CAT 100M DC CN CL Môi trƣờng nƣớc Vibrionaceae (TB/mL) 2000 3400 11200 8900 2800 - Vi khuẩn tổng số (TB/mL) 8400 16000 29300 17700 15400 - % Vibrionaceae 23,80 21,25 38,22 50,28 18,18 Môi trƣờng Đáy Vibrionaceae (TB/mL) 5500 8600 15300 - 11300 - Vi khuẩn tổng số (TB/mL) 22000 25000 - 8100 13100 - % Vibrionaceae 25,00 34,00 - - 86,26

Ghi chú: -: không phân tích được mẫu

Nhận xét:

Trong môi trƣờng nƣớc: Mật độ của Vibrionaceae dao động từ 2000 – 11200 tế bào/mL nƣớc, thấp nhất ở vị trí nuôi tôm Hùm bằng thức ăn của đề tài (CAT: 2000 tế bào/mL) và cao nhất ở vị trí không có nuôi tôm Hùm (100M: 11200 tế bào/mL). Xu thế tƣơng tự cũng đƣợc quan sát thấy khi định lƣợng mật độ vi khuẩn tổng số, trong khi CAT chỉ có mật độ 8400 tế bào/mL thì con số này đạt tới 29300 tế bào/mL.

4.3. Đánh giá về chất lƣợng nƣớc tại vùng nuôi tôm Hùm tại Bình Ba

Kết quả khảo sát các yếu tố môi trƣờng tại các điểm thu mẫu ở Bình Ba (hình 4.1 – 4.8 và bảng 4.1 – 4.7) đều thích hợp cho nuôi tôm hùm Bông. Khoảng dao động của pH: 7,74 – 8,08, DO: 6,78 – 8,10, nhiệt độ tầng mặt: 27,7 – 28,1, độ mặn 34,00 – 34,50‰, P-PO43-: 0,7421 – 0,7633 µG/L, N-NO3-: 0,5038 – 0,5216 µG/L và qua phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về các yếu tố này giữa các điểm nghiên cứu. Kết quả này không có nhiều sự khác biệt so với các vùng ven bờ của tỉnh Khánh Hòa nhƣ: vịnh Vân Phong – Bến Gỏi [23], [4]), đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang, vịnh Nha Trang, đầm Thủy Triều, vịnh Cam Ranh [24], vịnh Cam Ranh [4].

Hàm lƣợng các chất rắn lơ lửng tổng số (TSS) ở các vị trí nuôi tôm Hùm bằng thức ăn tổng hợp của đề tài KC.06.23/06-10 và bằng cá tạp (TAV, CAT) cao hơn các vị trí khác: TAV: 0,04 mG/L, CAT: 0,378 mG/L, CL: 0,284 (Hình 4.8). TSS cũng cao nhất vào thời điểm tháng 11/2009 (thời kỳ mùa mƣa) với hàm lƣợng đạt 0,643 mG/L và thấp nhất vào tháng 5/2010 (0,161 mG/L) (Hình 4.7).

Nhu cầu oxy hóa sinh (BOD) và hóa học (COD) đều khá cao ở khu vực nuôi tôm (TAV và CAT), cảng Bình Ba (100M và DC) trong khi tƣơng đối thấp ở các vị trí cửa thông ra biển Đông nhƣ CN và CL (Hình 4.3, Hình 4.4 và Hình 4.5).

Qua quá trình quan sát trong các đợt thu mẫu thấy rằng: rất nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vị trí đặc biệt khu vực càng Bình Ba và ven đảo có nhiều rác thải từ các hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân (Hình 4.9). Điều này đã làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc khu vực này: COD ở vị trí DC cao nhất (1,35 mG. O2/L) trong các điểm thu mẫu.

Trong khi đó, chất đáy ở khu vực này rất nhiều các loại rác, vật liệu xây dựng và các loại vỏ sò, cua, ghẹ (Hình 4.10) và việc thu mẫu đáy ở khu vực này là rất khó khăn.

Hình 4.9 Rác thải sinh hoạt tại cảng Bình Ba (tháng 5.2010)

Theo tính toán từ quá trình điều tra, để sản xuất ra đƣợc 1 kg tôm hùm Bông thƣơng phẩm cần phải sử dụng tới 26,6

kg cá tạp các loại và lƣợng chất thải rắn (vỏ cứng của các loài giáp xác, thân mềm) thải ra ngoài môi trƣờng là 18,35 kg. Chính điều này đã làm cho đáy vịnh, khu vực nuôi tôm hùm Bông bằng cá tạp, khu vực cảng Bình Ba có lớp bề mặt đáy phủ các loại rất dầy. Ở khu vực ven bờ Mỹ Ca, Cam

Ranh (nơi cung cấp các loại thức ăn nuôi tôm hùm Bông ở Bình Ba), vỏ các loại thân mềm xếp thành những dãy nhô lên mặt nƣớc khoảng 50 – 80 cm. Điều này có thể dẫn tới những vấn đề về ô nhiễm rất lớn trong tƣơng lai gần.

Bảng 4.3 Tỉ lệ các chất thải rắn ra môi trƣờng từ hoạt động nuôi tôm hùm Bông bằng cá tạp so với thức ăn viên

Chỉ tiêu so sánh Mực Cá tạp Cua/ghẹ Sò/dòm Thức ăn viên FCR 26,6 4,5 Tỉ lệ thịt/cá tạp 31,00±6,52% - Tỉ lệ vỏ (phần cứng) 69,00±6,52% 0 Lƣợng chất thải rắn ra môi trƣờng (kg) 0 Vi khuẩn:

Trong môi trƣờng nƣớc: Mật độ của Vibrionaceae dao động từ 2000 – 11200 tế bào/mL nƣớc, thấp nhất ở vị trí nuôi tôm Hùm bằng thức ăn của đề tài (CAT: 2000 tế bào/mL) và cao nhất ở vị trí không có nuôi tôm Hùm (100M: 11200 tế bào/mL). Xu thế tƣơng tự cũng đƣợc quan sát thấy khi định lƣợng mật độ vi khuẩn tổng số, trong khi CAT Hình 4.10 Chất đáy tại các điểm thu mẫu khu vực

Bình Ba

CAT 100M

chỉ có mật độ 8400 tế bào/mL thì con số này đạt tới 29300 tế bào/mL. Tuy chƣa xây dựng đƣợc phƣơng trình tƣơng quan về mật độ Vibrionaceae hay vi khuẩn tổng số với tỉ lệ xuất hiện các loại bệnh trên tôm Hùm nuôi và xác định đƣợc chính xác nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt này (có thể là hƣớng nghiên cứu tiếp theo), nhƣng việc mật độ Vibrionaceae và vi khuẩn tổng số tại vị trí nuôi tôm Hùm bằng thức ăn tổng hợp thấp là những dấu hiệu tích cực cho kết quả khác biệt về tỉ lệ chết của tôm Hùm Bông nuôi bằng thức ăn của đề tài (15,27±5,50%) so với tỉ lệ này khi nuôi bằng thức ăn cá tạp (32,28±11,60). Bảng 4.10. Môi trƣờng đáy: xu thế tƣơng tự nhƣ trong môi trƣờng nƣớc (Bảng 4.7).

4.4 Phân tích khó khăn và thuận lợi về môi trƣờng để nuôi tôm hùm tại khu vực

Từ kết quả phân tích các yếu tố môi trƣờng khu vực nuôi tôm Hùm tại Bình Ba trong năm 2009-2010 cho chúng ta thấy đƣợc đây là nơi có các thông số môi trƣờng rất phù hợp cho nuôi tôm Hùm lồng. Đây đƣợc xem là khu vực ít bị ảnh hƣởng bởi sóng gió

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động các yếu tố môi trường tại vùng nuôi tôm hùm bình ba, thuộc xã cam bình, huyện cam ranh, tỉnh khánh hòa (Trang 33 - 50)