Kết quả khảo sát các yếu tố môi trƣờng tại các điểm thu mẫu ở Bình Ba (hình 4.1 – 4.8 và bảng 4.1 – 4.7) đều thích hợp cho nuôi tôm hùm Bông. Khoảng dao động của pH: 7,74 – 8,08, DO: 6,78 – 8,10, nhiệt độ tầng mặt: 27,7 – 28,1, độ mặn 34,00 – 34,50‰, P-PO43-: 0,7421 – 0,7633 µG/L, N-NO3-: 0,5038 – 0,5216 µG/L và qua phân tích thống kê cho thấy không có sự khác biệt về các yếu tố này giữa các điểm nghiên cứu. Kết quả này không có nhiều sự khác biệt so với các vùng ven bờ của tỉnh Khánh Hòa nhƣ: vịnh Vân Phong – Bến Gỏi [23], [4]), đầm Nha Phu – vịnh Bình Cang, vịnh Nha Trang, đầm Thủy Triều, vịnh Cam Ranh [24], vịnh Cam Ranh [4].
Hàm lƣợng các chất rắn lơ lửng tổng số (TSS) ở các vị trí nuôi tôm Hùm bằng thức ăn tổng hợp của đề tài KC.06.23/06-10 và bằng cá tạp (TAV, CAT) cao hơn các vị trí khác: TAV: 0,04 mG/L, CAT: 0,378 mG/L, CL: 0,284 (Hình 4.8). TSS cũng cao nhất vào thời điểm tháng 11/2009 (thời kỳ mùa mƣa) với hàm lƣợng đạt 0,643 mG/L và thấp nhất vào tháng 5/2010 (0,161 mG/L) (Hình 4.7).
Nhu cầu oxy hóa sinh (BOD) và hóa học (COD) đều khá cao ở khu vực nuôi tôm (TAV và CAT), cảng Bình Ba (100M và DC) trong khi tƣơng đối thấp ở các vị trí cửa thông ra biển Đông nhƣ CN và CL (Hình 4.3, Hình 4.4 và Hình 4.5).
Qua quá trình quan sát trong các đợt thu mẫu thấy rằng: rất nhiều
vị trí đặc biệt khu vực càng Bình Ba và ven đảo có nhiều rác thải từ các hoạt động sinh hoạt của ngƣời dân (Hình 4.9). Điều này đã làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng nƣớc khu vực này: COD ở vị trí DC cao nhất (1,35 mG. O2/L) trong các điểm thu mẫu.
Trong khi đó, chất đáy ở khu vực này rất nhiều các loại rác, vật liệu xây dựng và các loại vỏ sò, cua, ghẹ (Hình 4.10) và việc thu mẫu đáy ở khu vực này là rất khó khăn.
Hình 4.9 Rác thải sinh hoạt tại cảng Bình Ba (tháng 5.2010)
Theo tính toán từ quá trình điều tra, để sản xuất ra đƣợc 1 kg tôm hùm Bông thƣơng phẩm cần phải sử dụng tới 26,6
kg cá tạp các loại và lƣợng chất thải rắn (vỏ cứng của các loài giáp xác, thân mềm) thải ra ngoài môi trƣờng là 18,35 kg. Chính điều này đã làm cho đáy vịnh, khu vực nuôi tôm hùm Bông bằng cá tạp, khu vực cảng Bình Ba có lớp bề mặt đáy phủ các loại rất dầy. Ở khu vực ven bờ Mỹ Ca, Cam
Ranh (nơi cung cấp các loại thức ăn nuôi tôm hùm Bông ở Bình Ba), vỏ các loại thân mềm xếp thành những dãy nhô lên mặt nƣớc khoảng 50 – 80 cm. Điều này có thể dẫn tới những vấn đề về ô nhiễm rất lớn trong tƣơng lai gần.
Bảng 4.3 Tỉ lệ các chất thải rắn ra môi trƣờng từ hoạt động nuôi tôm hùm Bông bằng cá tạp so với thức ăn viên
Chỉ tiêu so sánh Mực Cá tạp Cua/ghẹ Sò/dòm Thức ăn viên FCR 26,6 4,5 Tỉ lệ thịt/cá tạp 31,00±6,52% - Tỉ lệ vỏ (phần cứng) 69,00±6,52% 0 Lƣợng chất thải rắn ra môi trƣờng (kg) 0 Vi khuẩn:
Trong môi trƣờng nƣớc: Mật độ của Vibrionaceae dao động từ 2000 – 11200 tế bào/mL nƣớc, thấp nhất ở vị trí nuôi tôm Hùm bằng thức ăn của đề tài (CAT: 2000 tế bào/mL) và cao nhất ở vị trí không có nuôi tôm Hùm (100M: 11200 tế bào/mL). Xu thế tƣơng tự cũng đƣợc quan sát thấy khi định lƣợng mật độ vi khuẩn tổng số, trong khi CAT Hình 4.10 Chất đáy tại các điểm thu mẫu khu vực
Bình Ba
CAT 100M
chỉ có mật độ 8400 tế bào/mL thì con số này đạt tới 29300 tế bào/mL. Tuy chƣa xây dựng đƣợc phƣơng trình tƣơng quan về mật độ Vibrionaceae hay vi khuẩn tổng số với tỉ lệ xuất hiện các loại bệnh trên tôm Hùm nuôi và xác định đƣợc chính xác nguyên nhân dẫn tới sự khác biệt này (có thể là hƣớng nghiên cứu tiếp theo), nhƣng việc mật độ Vibrionaceae và vi khuẩn tổng số tại vị trí nuôi tôm Hùm bằng thức ăn tổng hợp thấp là những dấu hiệu tích cực cho kết quả khác biệt về tỉ lệ chết của tôm Hùm Bông nuôi bằng thức ăn của đề tài (15,27±5,50%) so với tỉ lệ này khi nuôi bằng thức ăn cá tạp (32,28±11,60). Bảng 4.10. Môi trƣờng đáy: xu thế tƣơng tự nhƣ trong môi trƣờng nƣớc (Bảng 4.7).