Phân tích khó khăn và thuận lợi về môi trƣờng để nuôi tôm hùm tại khu

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động các yếu tố môi trường tại vùng nuôi tôm hùm bình ba, thuộc xã cam bình, huyện cam ranh, tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 43)

Từ kết quả phân tích các yếu tố môi trƣờng khu vực nuôi tôm Hùm tại Bình Ba trong năm 2009-2010 cho chúng ta thấy đƣợc đây là nơi có các thông số môi trƣờng rất phù hợp cho nuôi tôm Hùm lồng. Đây đƣợc xem là khu vực ít bị ảnh hƣởng bởi sóng gió lớn và an toàn trong mùa mƣa bão do có đảo Bình Ba che chắn.

Khu vực nuôi xa các cửa sông nên tránh đƣợc nguồn nƣớc ngọt khi có mƣa lớn và độn mặn cao, ổn định (khoảng 34‰) thích hợp cho nuôi tôm Hùm. Đồng thời không bị ảnh hƣởng bởi nƣớc thải khu dân cƣ, chất thải công nghiệp, nông nghiệp. Nền đáy ở đây chủ yếu là cát và cát bùn và cơ bản chƣa bị ô nhiễm.

Là một khu vực có nhiệt độ khá cao gần nhƣ quanh năm khoảng 27 – 330C là nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trƣởng và phát triển của tôm Hùm. Các yếu tố môi trƣờng khác nhƣ oxy hòa tan (DO), nhu cầu oxy sinh hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD), pH, N_NO3-, P_PO43-, chất rắn lơ lƣởng (TSS), vi sinh vật vẫn nằm trong giới hạn cho phép của TCVN và rất thích hợp cho nghề nuôi tôm Hùm tại nơi đây.

Có thể nói đây là một khu vực có môi trƣờng rất thích hợp cho việc phát triển nghề nuôi tôm Hùm lồng hiện nay. Đó cũng chính là một câu trả lời cho việc số lƣợng lồng nuôi và sản lƣợng tôm Hùm tăng nhanh trong những năm qua tại Bình Ba.

Tuy nhiên bên cạnh đó nó vẫn còn những hạn chế nhất định về các yếu tố môi trƣờng tới việc nuôi tôm Hùm. Nhƣ có một khoảng thời gian từ tháng 12 tới tháng 1 nhiệt độ xuống thấp dƣới 270C làm cho tôm Hùm dễ bỏ ăn. Hay khoảng thời gian từ tháng 5-7 nhiệt độ tăng cao làm cho bùng nổ sự phát triển của vi sinh vật và các yếu tố môi trƣờng khác rất dễ gây ra dịch bệnh.

Bên cạnh đó do hoạt động nuôi tôm Hùm ngày càng tăng và với hệ số thức ăn khoảng 20-30 [6], nó đã thải ra môi trƣờng một lƣợng chất thải khổng lồ. Qua điều tra cho thấy thức ăn của tôm Hùm hiện nay chủ yếu là cá tạp, mực, sò, dòm, vẹm… Chính những chất thải từ thức ăn thừa có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nền đáy khu vực nuôi. Nó sẽ tiềm ẩn nguy cơ bùng phát sự phát triển của vi sinh vật và đi cùng với đó là dịch bệnh. Tại Bình Ba hiện nay còn xuất hiện một số hộ nuôi Ốc Hƣơng và sự hoạt động khá nhiều của tàu bè và đây có thể là một nguyên nhân sẽ gây ra ô nhiễm môi trƣờng nuôi nếu không đƣợc kiểm soát một cách chặt chẽ.

Một phần của tài liệu Đánh giá biến động các yếu tố môi trường tại vùng nuôi tôm hùm bình ba, thuộc xã cam bình, huyện cam ranh, tỉnh khánh hòa (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)