Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thuế

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. (Trang 57 - 61)

- Vì hệ thống VNACCS đã tiếp nhận và xử lý phân luồng tự động thông tin khai báo của doanh nghiệp, hạn chế sử dụng hồ sơ giấy thông qua việc áp dụng chữ ký điện tử nên từ đó có thể rút bớt nhân lực tại khâu tiếp nhận đăng ký hồ sơ hải quan. Tăng cường biên chế cho lực lượng kiểm tra sau thơng quan để có đủ lực lượng cho cơng tác “hậu kiểm”.

- Tăng cường công tác KTSTQ tại cơ quan hải quan và trụ sở doanh nghiệp ,thanh tra thuế với các trường hợp dấu hiệu nghi vấn, có độ rủi ro cao về gian lận trị giá hải quan, xuất xứ hàng hóa, mã số hàng hóa.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực cũng như phẩm chất, đạo đức cho đội ngũ CBCC làm công tác KTSTQ, thanh tra thuế (lưu ý nâng cao kỹ năng thu thập tổng hợp, phân tích thơng tin, số liệu; nâng cao năng lực phát hiện chứng từ giả, khả năng kiểm tra chứng từ thanh toán, chứng từ kế toán, hợp đồng ngoại thương theo các điều kiện của Incoterm..).

- Xây dựng quy chế trao đổi thông tin phục vụ công tác KTSTQ, thanh tra thuế giữa các đơn vị trong Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng. Tăng cường phối hợp với các đơn vị có liên quan để thu thập, trao đổi thông tin, xác minh các vấn đề liên quan phục vụ công tác KTSTQ, thanh tra thuế. Phối hợp tốt với các cơ quan chức năng liên quan đến việc cấp phép, chứng nhận đầu tư, xác nhận danh mục hàng hóa trong dây chuyền cơng nghệ( Như Sở Kế hoạch Đầu tư, Bộ Khoa học và Công nghệ)... để theo dõi, kiểm tra các trường hợp được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

Tiểu kết chương 3

Từ việc phân tích tình hình thực tế chỉ ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác thực hiện chính sách quản lý thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, trên tinh thần chủ trương của Đảng, Nhà nước, đồng thời đảm bảo thực hiện các cam kết trong hội nhập, tác giả đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp thực hiện nhằm hoàn thiện cơng tác thực hiện chính sách quản lý thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng.

Các giải pháp nhằm hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo tính bình đẳng, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK của doanh nghiệp vừa tăng cường được sự quản lý của cơ quan Hải quan đối với đối tượng nộp thuế.

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của ngành Hải quan cả nước, trong những năm qua Hải quan tỉnh Cao Bằng đã có đóng góp lớn lao vào ngân sách nhà nước. Chỉ trong vòng 5 năm từ 2015 đến năm 2019, Hải quan Cao bằng đã đóng góp vào ngân sách nhà nước 1.200 tỷ đồng, một con số không hề nhỏ. Đây là nỗ lực lớn của đơn vị trong bối cảnh hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn ít sơi động hơn so với nhiều địa phương khác trên tuyến biên giới Việt Nam- Trung Quốc.

Trải qua hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng đã có sự phát triển đáng kể về quy mơ, trình độ năng lực và chất lượng dịch vụ. Đơn vị ngày càng thể hiện rõ vai trị của mình trong việc thực thi chính sách quản lý của nhà nước về Hải quan, tạo thuận lợi, góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của tỉnh nhà .Trong xu thế tồn cầu hóa thương mại, kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển, chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu thường xuyên thay đổi để phù hợp với đặc điểm tình hình , tạo thuận lợi thương mại. Hải quan có vai trị, trách nhiệm to lớn, nặng nề với vị trí là “người gác cửa nền kinh tế đất nước”, hoạt động của lực lượng hải quan tác động trực tiếp đến thương mại quốc tế. Chính vì vậy, thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu là vấn đề cấp thiết đặt ra cho Hải quan Việt Nam nói chung và Hải quan Cao Bằng nói riêng, nhất là trong bối cảnh Việt Nam tăng cường thúc đẩy hợp tác kinh tế khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu đó, địi hỏi cần có sự đánh giá đúng đắn, đúng mực về sự cần thiết phải hồn thiện trong cơng tác quản lý thuế, xuất nhập khẩu nâng cao vị thế của ngành Hải quan trong thời kỳ hội nhập.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, Hải quan Việt Nam đặc biệt là Hải quan tỉnh Cao Bằng đứng trước một thách thức rất lớn, đó là yêu cầu về quản lý pháp luật về Hải quan, thuế xuất nhập khẩu và yêu cầu tạo thuận lợi cho hoạt động XNK. Trong khi đó mơ hình tổ chức quản lý bộ máy, cơ sở vật chất,trang thiết bị của Hải quan còn chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ. Một số cán bộ cơng chức trình độ cịn yếu kém. Ngồi ra, chính sách thuế của Việt Nam còn chưa thay đổi kịp để phù hợp với yêu cầu hội nhập. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, một trong những yêu cầu cấp bách là nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu là một địi hỏi khách quan.

Thơng qua việc phân tích, đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, luận văn đã nêu một số tồn tại, vướng mắc và đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy và nâng cao hơn nữa công tác này. Nhưng những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế nhập khẩu tại Cục Hải quan Tỉnh Cao Bằng sẽ thực sự có hiệu quả thì các giải pháp này cần tiến hành một cách đồng bộ và thống nhất, có sự quyết tâm thực hiện của cả ngành Hải quan, của Hải quan tỉnh Cao Bằng, UBND tỉnh Cao Bằng, các cơ quan quản lý có liên quan và của cả cộng đồng doanh nghiệp.

tỉnh Cao Bằng, tác giả hy vọng luận văn sẽ cung cấp một số luận cứ khoa học, cơ sở thực tiễn và những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác này sẽ góp phần tích cực vào việc hồn thiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng trong thời gian tới; trở thành nguồn tư liệu hữu ích cho giảng dạy, nghiên cứu của nhiều tác giả sau này. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu cịn sơ lược, đề tài thực hiện chính sách quản lý thuế xuất, nhập khẩu là một đề tài rộng lớn đòi hỏi phải đầu tư nghiên cứu một cách thỏa đáng dưới nhiều góc độ khác nhau, vì thế tác giả rất mong muốn có những bình luận, nhận xét đóng góp, xây dựng để hồn chỉnh hơn nữa./.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w