Tình hình hoạt động xuất bản tạp chí khoa học ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất bản Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh thuộc Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 29 - 34)

Lịch sử tạp chí khoa học bắt nguồn từ năm 1665, khi tạp chí Journal des sỗavans của Pháp và tạp chí Philosophical Transactions of the Royal Society của Anh lần đầu tiên xuất bản một cách hệ thống các kết quả nghiên

cứu khoa học. Trải qua nhiều thế kỷ phát triển, đến nay trên thế giới đã có tới hơn 100.000 tạp chí khoa học, tuy nhiên trong số đó chỉ có khoảng 7.600 tạp chí khoa học nằm trong danh mục của ISI (Institute of Scientific Information – Viện Thông tin Khoa học), tức là được cộng đồng khoa học quốc tế công nhận, phần lớn xuất phát từ Mỹ và châu Âu, như Nature, Science, PNAS,

Tính đến năm 2011, Việt Nam có 962 tạp chí khoa học chun ngành (bao gồm các loại ấn phẩm: tạp chí, báo cáo, nghiên cứu, thông báo, tập san, thông tin, kỷ yếu) được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước tính điểm cơng trình khoa học quy đổi khi xét cơng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS, trong đó có rất ít tạp chí khoa học được quốc tế cơng nhận và khơng có tạp chí nào đạt tiêu chuẩn nằm trong danh mục ISI.

Bảng 1.1: Sớ lượng TCKH chun ngành được tính điểm cơng trình khoa học quy đổi khi xét cơng nhận

đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2011

TT TCKH thuộc chuyên ngành Số lượng TCKH

1 Chăn nuôi – Thú y – Thủy sản 37

2 Cơ học 40

3 Công nghệ thơng tin 36

4 Cơ khí – Động lực 43

5 Điện – Điện tử - Tự động hóa 12

6 Dược học 30

7 Giáo dục học – Tâm lý học 24

8 Giao thơng vận tải 32

9 Hóa học – cơng nghệ thực phẩm 37 10 Khoa học an ninh 30 11 Khoa học quân sự 30 12 Khoa học trái đất – mỏ 43 13 Kinh tế 46 14 Luật học 35 15 Luyện kim 39 16 Ngôn ngữ 43

17 Nông nghiệp – Lâm nghiệp 39

18 Sinh học 40

19 Sử học – Khảo cổ học – Dân tộc học 44

20 Thủy lợi 40

21 Toán học 7

22 Triết học – Xã hội học – Chính trị học 50

23 Văn hóa – Nghệ thuật – Thể dục thể thao 40

24 Văn học 32

26 Xây dựng – Kiến trúc 26

27 Y học 64

Tổng 962

Nguồn: Tổng hợp số liệu từ “Danh mục TCKH chun ngành được tính

điểm cơng trình khoa học quy đổi khi xét cơng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2011”, do Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 14/QĐ-HĐCDGSNN. Có thể nói rằng ngoại trừ một số rất ít tạp chí khoa học lâu đời và có chút uy tín, 99% các tạp chí khoa học Việt Nam đều khơng được cộng đồng khoa học quốc tế cơng nhận. Để có tên trong danh bạ của ISI, tạp chí khoa học phải đáp ứng một số tiêu chí nhất định về cơ chế phản biện, bài viết chất lượng, tác giả/chuyên gia phản biện quốc tế... Trong khi đó thực tế hiện nay phần lớn các tạp chí khoa học Việt Nam khơng có cơ chế phản biện nghiêm túc. Tất cả các tạp chí khoa học trong ISI đều có hệ thống phản biện hết sức khắt khe, theo đó một bài báo phải qua phản biện và tái phản biện vài lần trước khi được chấp nhận hay từ chối công bố và phần lớn là bị từ chối. Ngược lại, rất nhiều tạp chí khoa học Việt Nam sẵn sàng đăng những bài của người quen, thậm chí cịn trả nhuận bút cho tác giả. Trong khi đó, đối với các tạp chí khoa học nước ngồi, được chấp nhận cho cơng bố là một tin mừng, nhưng tác giả vẫn phải trả ấn phí (khoảng 500 đến 1.000 USD một bài, tùy theo số trang).

So sánh với tạp chí khoa học nước ngồi, TS. Trần Vân Anh, Viện Cơng nghệ Ứng dụng (Bộ Khoa học – Cơng nghệ), người đã có nhiều cơng trình được đăng trên tạp chí khoa học tại Hàn Quốc cho biết, để được đăng bài trên các tạp chí của họ thì đề tài phải thật sự mới mẻ, chưa ai làm. Bài phải được sự kiểm tra, phản biện và đồng ý của hội đồng biên tập là những GS đầu

ngành rất giỏi và làm việc cực kỳ nghiêm túc. Có nhiều nhà nghiên cứu gửi hàng trăm bài báo mới được đăng 1-2 bài.

Theo TS. Lê Quốc Hội, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Phát triển thuộc Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, chất lượng các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học ở nước ta còn thấp. Việc phản biện, thẩm định bài viết cịn dễ dãi; khơng có hoặc có rất ít các nhà khoa học nước ngồi uy tín tham gia thành viên hội đồng biên tập; số tác giả nước ngồi và bài viết từ nước ngồi chiếm rất ít. Số tạp chí bằng tiếng Anh cịn khiêm tốn, chủ yếu là lưu hành nội bộ…

Theo số liệu thống kê, trong 10 năm (2000-2010), Tạp chí Kinh tế và Phát triển chỉ có 20 bài viết từ nước ngồi (chiếm tỷ lệ 6,25%) và 30 tác giả viết bài trên tổng số 389 tác giả là nhà khoa học nước ngoài (chiếm tỷ lệ 7,7%), thấp hơn rất nhiều so với các tạp chí trong khu vực đã lọt vào danh sách của Scopus hay của ISI (thường có từ 60-70% bài viết từ nước ngồi).

Một điều đáng nói nữa là các tạp chí khoa học Việt Nam có cố gắng viết tóm tắt (abstract) bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, các tạp chí khoa học có rất nhiều sai sót trong cách diễn giải kết quả nghiên cứu bằng tiếng Anh.

Thêm vào đó, các tạp chí khoa học cung đang phải đối mặt với vấn đề phát hành. Đơn cử như Tạp chí Kinh tế và Phát triển, một tạp chí tương đối có uy tín ở trong nước cung chỉ bán được từ 400-500 bản tiếng Việt/1000 bản in ấn/kỳ phát hành. Đối với bản tiếng Anh, số lượng bán ra còn khiêm tốn hơn nhiều, chỉ đạt 60 bản/500 bản in ấn/kỳ phát hành. Số còn lại chủ yếu là lưu hành nội bộ hoặc gửi biếu tặng các cơ quan nhà nước, đại sứ quán các nước tại Việt Nam, các trường đại học đối tác, viện nghiên cứu…

Tuy nhiên, không phải viện, trường nào cung ra được tạp chí khoa học 1 kỳ/tháng với số lượng phát hành tương đối lớn như Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam với số lượng phát hành trên 1000 cuốn/kỳ hay Tạp chí Phát triển Kinh tế của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh với số lượng phát hành trung bình 2.200 cuốn/kỳ. Đa số các tạp chí khoa học của các viện nghiên cứu, trường đại học khác chỉ ra 1 số/kỳ (mỗi kỳ 2-3 tháng) với số lượng trên dưới 1.000 cuốn/kỳ. Thậm chí có trường đại học mỗi năm chỉ ra 2 số do lượng bài vở quá ít và số lượng phát hành cung chỉ ở mức 200-300 cuốn/kỳ, chủ yếu là lưu hành nội bộ.

Ngồi ra, ở Việt Nam khơng có cơ sở dữ liệu cho các tạp chí khoa học. Ở nước ngồi, mỗi khi một tạp chí trong thư mục ISI cơng bố một bài báo thì chi tiết bài báo đó (như tên tác giả, tựa đề, abstract, keywords, tên tạp chí, số trang, v.v…) đều được đưa vào một cơ sở dữ liệu chung hoặc cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhất định, chẳng hạn đối với lĩnh vực y khoa là cơ sở dữ liệu Pubmed (thuộc Trung tâm Quốc gia về Thông tin Công nghệ Sinh học - Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ). Bất cứ ai trên thế giới có truy cập Internet đều có thể đọc phần tóm tắt bài báo, hay trong vài trường hợp đọc nguyên văn bài báo. Pubmed lưu trữ hàng triệu bài báo khoa học tính từ thập niên 1950 đến nay. Cịn ở Việt Nam, tạp chí khoa học được xuất bản, cơng bố bài báo song khơng có một cơ quan nào hệ thống hóa các bài báo đó. Do đó, khi một nghiên cứu sinh muốn theo đuổi một đề tài nghiên cứu, nghiên cứu sinh đó rất khó tìm được những cơng trình đã đăng tải ở Việt Nam, nhưng có thể tìm các cơng trình của thế giới trong Pubmed. Hạn chế này dẫn đến việc muốn trích dẫn các cơng trình nghiên cứu trong nước là điều rất khó.

Thực tế hầu như tất cả các ngành khoa học nào ở Việt Nam đều có ít nhất là một tạp chí khoa học. Đây là một điều tích cực vì tạp chí khoa học là tiếng nói của ngành và cung là nơi chia sẻ ý tưởng. Bên cạnh những yếu kém so với các tạp chí khoa học quốc tế, các tạp chí khoa học của Việt Nam cung đã có những đóng góp tích cực vào việc đổi mới nhận thức, tư duy lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực khoa học, qua đó góp phần phục vụ hoạt động

nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn và giáo dục đào tạo của các viện nghiên cứu và trường đại học.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất bản Tạp chí Khoa học Kinh tế và Kinh doanh thuộc Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w