Một bài báo chỉ được xem là bài báo khoa học khi nó đã qua cơ chế phản biện và được cơng bố trên tạp chí khoa học. Những bài báo xuất hiện dưới dạng “abstracts” (bản tóm tắt cuốn sách, luận án, bài diễn văn...) hay thậm chí “proceedings” (tập cơng trình nghiên cứu, tập biên chuyên đề, kỷ yếu) không thể xem là bài báo khoa học bởi vì nó khơng đáp ứng được hai yêu cầu trên. Tạp chí khoa học chính là nơi lưu trữ, nguồn cung cấp những thơng tin, nghiên cứu khoa học có giá trị, được kiểm định và sàng lọc, dùng làm tư liệu tham khảo cho các cơng trình nghiên cứu kế tiếp; qua đó thúc đẩy, kích thích động cơ nghiên cứu, tìm kiếm, phát hiện sự thật về các hiện tượng, quy luật và các mối quan hệ cung như đề xuất các giải pháp có ích vì mục tiêu cải thiện và phát triển cuộc sống con người.
Trên bình diện quốc gia, việc cơng bố báo cáo khoa học (bài báo khoa học) trên tạp chí khoa học quốc tế là một cách khơng chỉ nâng cao sự hiện diện, mà còn nâng cao năng suất khoa học, của nước nhà. Ở phương Tây người ta thường đếm số lượng bài báo khoa học mà các nhà khoa học công bố trên các tạp chí khoa học để đo lường và so sánh hiệu suất khoa học giữa các quốc gia. Hiện nay, trong bất cứ lĩnh vực nào, phải nhìn nhận một thực tế là hiệu suất khoa học của nước ta chưa cao. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu tại nước ta chỉ được kết thúc bằng những buổi nghiệm thu, hay luận án được bảo vệ. Đối với hoạt động khoa học, cho dù cơng trình đã được nghiệm thu hay đưa vào luận án tiến sĩ (TS) hay thạc sĩ (ThS), nếu chưa được công bố trên các diễn đàn khoa học quốc tế thì cơng trình đó coi như chưa hồn tất, bởi vì nó chưa qua “thử lửa” với mơi trường rộng lớn hơn.
Theo tác giả Phạm Duy Hiển (Tạp chí Tia sáng, số tháng 6 năm 2005), trong năm 2003, các nhà khoa học Việt Nam đã công bố trên 7.000 bài báo trên các tạp chí khoa học trong nước. Con số này rất ấn tượng, song đó chỉ là những bài báo “ta viết cho ta đọc” chứ trên trường quốc tế thì sự hiện diện của các nhà khoa học Việt Nam còn rất khiêm tốn. Vẫn theo tác giả Phạm Duy Hiển, trong năm 2001 các nhà khoa học Việt Nam chỉ công bố được 354 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế, mà 71% con số này là do cộng tác với các nhà khoa học ngồi Việt Nam. Cịn theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn, trong thời gian 2001 đến 2010, các nhà khoa học Việt Nam công bố được 8.220 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học thuộc danh mục ISI, tăng 3,4 lần so với thời gian 10 năm trước (1991-2000). Tuy nhiên, số bài báo trong 2001-2010 của Việt Nam chỉ bằng 1/4 của Thái Lan, 1/3 Malaysia và 1/6 Singapore.
Những con số trên cho thấy khoa học Việt Nam khơng những ở một vị trí thấp trên thế giới, mà cịn so với các nước trong vùng. Một trong những lý do về sự khiêm tốn của khoa học Việt Nam trên trường quốc tế là số ấn phẩm khoa học còn thấp. Cả nước hiện nay có khoảng 9.000 GS và PGS, cùng với trên 30 nghìn TS. Nhưng mỗi năm, chỉ có khoảng 900 bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế. Đó là một năng suất cực kỳ khiêm tốn, nếu nhìn theo chuẩn mực quốc tế mỗi GS cần phải có ít nhất 1 bài báo khoa học mỗi năm.
Vấn đề là ở nước ta vẫn tồn tại một sự nhầm lẫn giữa bài báo khoa học và bài báo phổ thơng. Khơng ít nhà khoa học nghĩ rằng những bài báo trên các tạp chí chuyên ngành hay thậm chí trên báo chí phổ thơng là cơng trình nghiên cứu. Nguyên nhân là do cộng đồng khoa học Việt Nam chưa nhất trí tạo ra những chuẩn mực khách quan để đánh giá thành tựu một nhà khoa học. Vì thiếu một chuẩn mực khách quan, nên có sự lẫn lộn giữa bài báo phổ thơng hay
abstract trong hội nghị và một bài báo khoa học nghiêm chỉnh. Từ sự lẫn lộn này dẫn đến những sai lầm trong đánh giá và đề bạt các chức danh khoa học.
Theo thơng lệ quốc tế, một cơng trình khoa học chỉ có thể xem là hồn tất nếu kết quả cơng trình đó được cơng bố trên những tạp chí khoa học có phản biện (peer review). Chỉ qua phản biện và qua cơng bố quốc tế thì người ta mới có thể đánh giá cơng trình khoa học đó ra sao. Một cơng trình nghiên cứu tiêu nhiều triệu đồng (của dân) mà khơng được cơng bố trên các tạp chí khoa học có phản biện thì khơng thể xem là hồn tất được, và tác giả vẫn còn nợ người dân.
Trong quá trình hội nhập thế giới, xã hội có quyền địi hỏi nhà khoa học nước ta phải có tầm vóc và đứng vững trên trường khoa học quốc tế. Đã đến lúc các tạp chí khoa học phải đặt ra những tiêu chuẩn nghiêm túc mà quốc tế đã và đang sử dụng để thẩm định thành tích nghiên cứu khoa học của các GS và nhà nghiên cứu ở nước ta.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN
TẠP CHÍ KHOA HỌC KINH TẾ VÀ KINH DOANH THUỘC TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI