2.2.1. Sắp đặt nội dung
Việc sắp đặt nội dung TCKH KTKD bao gồm các mặt sau: thiết kế cột mục, sắp đặt chuyên đề và tổ hợp đề tài.
Thứ nhất, thiết kế cột mục
Cột mục TCKH KTKD thể hiện đặc điểm về nội dung và hình thức biểu hiện, tạo thành một khối có tên gọi mang tính khái qt, bao gồm các mục: Nghiên cứu, Trao đổi, Thơng tin – Bình luận. Thơng thường các cột mục của TCKH KTKD được phân bổ số lượng bài nhất định. Mục Nghiên cứu là mục trọng điểm, thường bao gồm các bài nghiên cứu có hàm lượng khoa học cao về lĩnh vực kinh tế và kinh doanh, bao gồm từ 5-7 bài; còn các mục Trao đổi và Thơng tin – Bình luận có hàm lượng khoa học thấp hơn, bao gồm từ 1- 3 bài.
Việc phân chia cột mục như vậy có nhiều ý nghĩa: làm cho nội dung TCKH KTKD trở nên rõ ràng, mạch lạc, người đọc có thể nhìn thấy hàm lượng khoa học trong mỗi cột mục và thuận tiện trong việc lựa chọn bài đọc; làm cho các bài viết tồn tại riêng rẽ thể hiện được mối quan hệ về nội dung hoặc hình thức, tạo nên hình tượng chỉnh thể của TCKH KTKD.
So với các tạp chí khác trong cùng hệ thống TCKH ĐHQGHN, TCKH KTKD đã có sự phân chia, thiết kế cột mục rõ ràng và khoa học hơn. Chẳng hạn, các TCKH Khoa học Xã hội và Nhân văn, TCKH Các Khoa học Trái đất và TCKH Luật học (thuộc TCKH ĐHQGHN) đều không được thiết kế cột mục, tất cả các bài viết được dàn đều, khơng có mục trọng điểm và khơng được phân chia theo hàm lượng khoa học của mỗi bài viết. Việc thiết kế cột mục được coi là một trong những tiến bộ của TCKH KTKD trong hệ thống TCKH ĐHQGHN.
Thứ hai, sắp đặt chuyên đề
Sắp đặt chuyên đề là cơng việc mang tính thường xun của TCKH KTKD, giúp tăng cường tính thống nhất và chuyên sâu về nội dung bài viết, định hướng và thu hút sự quan tâm chú ý của các tác giả và độc giả.
TCKH KTKD phát hành 5 số mỗi năm, mỗi số gồm có các bài viết liên quan tới một hoặc một số chủ đề của kỳ. Trong hơn ba năm hoạt động, Ban Biên tập TCKH KTKD đã đề xuất và thực hiện nhiều chủ đề liên quan đến các vấn đề như nghiên cứu, dự báo xu hướng phát triển mới của kinh tế thế giới và khu vực, những tác động tới Việt Nam; chiến lược và sự điều chỉnh mới về chiến lược và chính sách của các nước lớn; những tác động tới Việt Nam; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; vấn đề đổi mới, tạo lập đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; vấn đề mới về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; các vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước do các kỳ Đại hội đặt ra; tổng kết sâu hơn thực tiễn công cuộc Đổi mới; vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam…
Theo các chủ đề nêu trên, các bài báo gửi đến TCKH KTKD đã tập trung vào nghiên cứu các lý thuyết hiện đại, phân tích và đánh giá thực tiễn của Việt Nam và đề xuất hàng loạt các giải pháp, biện pháp nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn theo các chủ đề đã nêu. Với các nội dung được đăng tải theo các chủ đề hàng kỳ, thông qua TCKH KTKD, các nhà khoa học, các nhà quản lý đã đóng góp tích cực vào tiến trình xây dựng và đổi mới kinh tế ở Việt Nam, hoạch định chính sách và nâng cao chất lượng các chính sách kinh tế, đưa đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước vào cuộc sống và đã góp phần ứng dụng các kiến thức kinh tế vào nền kinh tế Việt Nam một cách có hiệu quả cả ở tầm vĩ mô và vi mô. Bên cạnh các bài báo viết theo các chủ đề mang tính thời sự của kinh tế Việt Nam, một phần quan trọng các số trang của TCKH KTKD được dành cho các bài báo khoa học liên quan đến tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nền kinh tế Việt Nam và kinh tế nước ngoài. Các bài viết với nội dung khá đa dạng, phong phú, với hàm lượng khoa học và thực tiễn khá cao đã chuyển tải được bức tranh tổng thể của nền kinh tế Việt Nam trong nhiều lĩnh vực qua các thời kỳ, những kiến
nghị khả thi đối với hồn thiện luật pháp chính sách, cơ chế kinh tế, cơ chế quản lý của Nhà nước cung như các kiến nghị có thể vận dụng phù hợp trong điều kiện kinh tế Việt Nam và khu vực kinh doanh. Ngoài ra, với các nội dung nghiên cứu, TCKH KTKD cung đã tổng kết, đánh giá kinh nghiệm của nước ngoài để đưa ra những khuyến nghị vận dụng trong nền kinh tế Việt Nam.
TCKH KTKD cung là nơi đăng tải các bài báo của các giảng viên đại học, nghiên cứu sinh và học viên cao học thuộc khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh. Các bài báo chuyên môn của những đối tượng này một mặt có giá trị về khoa học kinh tế và thực tiễn. Mặt khác, những cơng trình nghiên cứu được cơng bố đã đánh dấu sự trưởng thành cung như chất lượng trong giảng dạy đào tạo và học tập của đội ngu giảng viên và sinh viên trong các trường đại học, nhất là góp phần tạo điều kiện để đội ngu giảng viên phấn đấu đạt được các chức danh khoa học và góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho xã hội.
Theo đánh giá chung, các số của TCKH KTKD đã cố gắng tập trung vào một số chủ đề nhất định có liên quan với nhau. Tuy nhiên sự tập trung này chưa thể hiện rõ nét, hầu như các chuyên đề mang tính tổng hợp và định hướng nhằm gợi mở cho các tác giả nhiều hướng viết bài khác nhau thuộc lĩnh vực kinh tế và kinh doanh. Sự sắp đặt chuyên đề ở đây chưa thể tính theo từng số cụ thể như cách mà một số tạp chí khoa học khác đã làm được. Chẳng hạn, Tạp chí Phát triển Kinh tế thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh được phát hành hàng tháng, mỗi số gồm có các bài viết được sắp đặt theo chủ đề nhất định của tháng: tháng 1 là Phát triển và tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2011, tháng 2 là Cải cách thể chế và các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, tháng 3 là Kinh tế tư nhân và chính sách phát triển kinh tế, tháng 4 là Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tháng 5 là Đầu tư công và tái cấu trúc khu vực kinh tế nhà nước, tháng 6 là
Phát triển nguồn nhân lực và kinh tế vùng ở Việt Nam… Hoặc Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế thuộc Viện Kinh tế Việt Nam – Viện Khoa học Xã hội Việt Nam sắp xếp chuyên đề theo từng cột mục cụ thể, mỗi số đều bao gồm các cột mục nhất định như: Kinh tế chính trị, Kinh tế vĩ mơ, Tài chính – tiền tệ, Tái cơ cấu kinh tế, Quản lý kinh tế, Kinh tế thế giới…, từ đó các bài viết được bố trí theo nội dung tương ứng. Để sắp xếp được theo từng chủ đề như vậy, TCKH KTKD cần có chính sách huy động và thu hút lượng bài viết theo mỗi chủ đề của một kỳ, từ đó nâng cao hàm lượng khoa học và tính trọng điểm của từng số phát hành.
Thứ ba, tổ hợp đề tài
Dựa vào yêu cầu của kết cấu TCKH KTKD, Ban Biên tập thường lựa chọn những bài viết có độ dài ngắn khác nhau, nội dung khác nhau để tổ hợp chúng lại thành một chỉnh thể hợp lý cho mỗi kỳ. Trong mục Nghiên cứu, Ban Biên tập thường cố gắng đảm bảo mỗi kỳ có một bài trọng điểm mà đa số độc giả quan tâm. Bên cạnh đó, các cột mục khác cung được sắp xếp hợp lý nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu của độc giả. Về dung lượng, mỗi số thường giới hạn từ 70-75 trang, gồm từ 7-9 bài, mỗi bài dao động từ 10-17 trang. TCKH KTKD thường cố gắng đảm bảo sự khống chế này nhằm duy trì tính đồng nhất, tránh mất đi tính tổng thể. Đây cung là yêu cầu chung của các tạp chí khoa học thuộc hệ thống TCKH ĐHQGHN.
2.2.2. Cơng tác phản biện
Phản biện là q trình một số chun gia có cùng chun mơn đưa ra nhận xét, đánh giá về cơng trình nghiên cứu hay ý tưởng khoa học của một tác giả. Khi các bài viết gửi đến TCKH KTKD, trước hết chúng được Ban Biên tập sơ loại, sau đó tiến hành gửi chuyên gia phản biện. Hiện nay mỗi bài viết đều được phản biện bởi một chuyên gia trong lĩnh vực mà bài viết đề cập. Thông thường các chuyên gia phản biện của TCKH KTKD chính là các giảng
viên, nhà nghiên cứu trong Trường ĐHKT - ĐHQGHN hoặc các chuyên gia về kinh tế - kinh doanh thuộc các viện nghiên cứu.
Chính sách của TCKH KTKD là ưu tiên các bài viết thuộc thể loại nghiên cứu chuyên sâu, sử dụng phương pháp định lượng có hàm lượng khoa học cao. Các bài viết thuộc thể loại này thường đáp ứng được đầy đủ kết cấu quy chuẩn của một bài báo khoa học.
Về hình thức phản biện, TCKH KTKD chủ yếu sử dụng một phản biện kín. Đây là hình thức được hầu hết các ngành tạp chí khoa học ở nước ta sử dụng. Theo đó, danh tính của tác giả được thơng báo cho người phản biện nhưng danh tính của người phản biện lại phải giấu kín. Việc giữ kín danh tính người phản biện cho phép người phản biện tự do đưa ra ý kiến mà không e ngại phản ứng của tác giả.
Trong quá trình phản biện, các chuyên gia sẽ đánh giá về nội dung (nội dung khoa học và cái mới khoa học cơ bản của bài báo), tóm tắt (có phản ánh đầy đủ các kết quả và cái mới cơ bản của bài báo hay không), yêu cầu những vấn đề cần sửa chữa và bổ sung. Kết quả phản biện sẽ giúp Ban Biên tập TCKH KTKD đưa ra quyết định: (i) bài viết được chấp nhận đăng, không phải chỉnh sửa; (ii) bài viết được chấp nhận với một vài chỉnh sửa nhỏ; (iii) phải gửi lại bài viết sau khi đã chỉnh sửa các sai sót lớn; (iv) khơng chấp nhận bài viết.
Công tác phản biện thường chiếm khoảng thời gian lớn trong hoạt động xuất bản của TCKH KTKD, chiếm từ 15-20 ngày, do người phản biện thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc (giảng dạy, nghiên cứu…).
Đối chiếu với chuẩn mực quốc tế, quy trình và cơng tác phản biện các bài viết của TCKH KTKD còn nhiều điểm chưa tương hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Số lượng người phản biện chỉ mới dừng lại ở một chuyên gia. Người phản biện chủ yếu lại là các nhà khoa học trong trường, trong nước, ít có
người phản biện là các nhà khoa học có uy tín ở nước ngồi. Người phản biện bài viết của TCKH KTKD còn dễ dãi, chưa đưa ra yêu cầu cao đối với sửa chữa, hồn thiện bài viết, tính phê phán khoa học chưa cao. Do vậy, để nâng cao chất lượng phản biện bài viết, từ đầu năm 2011, TCKH KTKD đã đưa ra quy định đánh giá, thẩm định bài viết mới, tập trung nhiều vào các tiêu chí theo tiêu chuẩn ở các tạp chí quốc tế như: (i) những đóng góp của tác giả cho lĩnh vực học thuật (đóng góp về lý thuyết, thực nghiệm hay phương pháp); (ii) mối liên hệ giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với những phát hiện khác trong các nghiên cứu trước đó. Đồng thời, TCKH KTKD đã thiết lập được mối quan hệ cộng tác thường xuyên với một số chun gia có uy tín ở nước ngồi, do đó các số tiếng Anh sẽ được chuyên gia nước ngồi phản biện, góp phần nâng cao tính quốc tế cho TCKH KTKD.
2.2.3. Công tác biên tập
Khâu biên tập được thực hiện bởi biên tập viên của TCKH KTKD và cộng tác viên là cố vấn cao cấp về nội dung khoa học - chuyên gia thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Chi phí cho việc biên tập và phản biện do ĐHQGHN và Trường ĐHKT hỗ trợ, tuy nhiên mức chi phí này cịn thấp. Hiện nay, việc nhận bài và phản hồi của TCKH KTKD chủ yếu qua email trực tiếp đến tòa soạn hoặc thực hiện qua đường bưu điện.
Trong công tác biên tập, TCKH KTKD luôn chú trọng đến các yêu cầu cơ bản nhằm đảm bảo tính chất đặc thù của một bài báo khoa học cả về nội dung và hình thức. Về hình thức, bài viết phải có cấu trúc chặt chẽ, phải có mở đầu, thân bài, kết luận hay bàn luận. Về nội dung, bài viết phải có cái mới khoa học phong phú, độc đáo, thông tin phải được chọn lọc sao cho phù hợp với đối tượng và mục tiêu độc giả, tuyệt đối tránh hành vi sao chép, sử dụng ý tưởng của người khác. Văn phong trong sáng, phù hợp phong cách khoa học, trích dẫn rõ ràng, hợp lý, phải ghi rõ nguồn trích dẫn.
Thơng thường một bài báo khoa học địi hỏi phải đáp ứng cấu trúc IMRAD (Introduction – Dẫn nhập, Methods – Phương pháp, Results – Kết quả, và Discussion – Thảo luận). Tuy nhiên các tác giả thường gặp nhiều vấn đề về cách trình bày cung như văn phong khoa học. Do đó, nhiệm vụ của biên tập viên là phải phát hiện ra những thiếu sót về vấn đề đó, yêu cầu tác giả chỉnh sửa hoặc tự mình thực hiện.
Sau đây là một số vấn đề mà biên tập viên thường gặp khi biên tập nội dung bài báo khoa học:
Thứ nhất, phần dẫn nhập đưa ra lý do mù mờ, không xác định rõ
Thông thường trong phần này, tác giả phải trả lời được câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này?” và để trả lời câu hỏi đó, tác giả phải điểm qua các nghiên cứu liên quan trong quá khứ ở Việt Nam và trên thế giới, chỉ ra những thiếu sót hay khía cạnh chưa giải quyết, nêu lên mục đích cụ thể của nghiên cứu mà tác giả thực hiện. Ngồi ra, tác giả cịn phải thuyết phục người đọc vấn đề mà tác giả quan tâm là một vấn đề lớn, có ý nghĩa xã hội. Tuy nhiên thơng thường các bài báo không đáp ứng được các yêu cầu căn bản trên. Các tác giả thường viết phần dẫn nhập rất ngắn (chưa đầy một phần tư trang giấy), ngắn đến mức khiến người đọc không hiểu tác giả muốn làm gì và cơng trình nghiên cứu có xứng đáng hay khơng. Các tác giả có cố gắng điểm qua các nghiên cứu trước, nhưng q hạn chế (trung bình chỉ có 2 tài liệu tham khảo). Thậm chí, có nhiều bài báo, tác giả khơng điểm qua các nghiên cứu trước.
Thứ hai, đối tượng nghiên cứu được mô tả quá sơ sài
Kết quả nghiên cứu có thể khái qt hóa hay khơng tùy thuộc một phần lớn vào thành phần đối tượng nghiên cứu. Do đó, mơ tả đặc tính các đối tượng nghiên cứu rất quan trọng để người đọc có thể lượng xét giá trị khoa học của kết quả và kết luận. Tuy nhiên các tác giả thường khơng coi trọng khía cạnh này. Phần lớn đối tượng nghiên cứu chỉ được mô tả bằng một đoạn văn ngắn.
Thứ ba, phương pháp nghiên cứu được trình bày quá tiết kiệm chữ nghĩa
Trong giới nghiên cứu khoa học, người ta có câu “rác vào, ra rác” (garbage in, garbage out), tức là nếu một nghiên cứu mà phương pháp nghiên cứu, đo lường thiếu chính xác, khơng có độ tin cậy cao, thì kết quả của nghiên cứu đó cung chỉ là một khối rác con số. Do đó, kết quả của nghiên cứu tùy thuộc rất nhiều vào phương pháp nghiên cứu và tác giả phải có trách nhiệm mô tả chi tiết về các phương pháp thu thập số liệu, phân tích, đo lường các chỉ số, v.v… trong một bài báo khoa học. Tuy nhiên đối với các tác giả, đây là một phần yếu nhất, mù mờ nhất. Trong khi các bài báo khoa học trên các tạp chí khoa học quốc tế coi phần phương pháp là một phần lớn của nội dung bài báo thì các bài báo của TCKH KTKD nói riêng và tạp chí khoa học ở nước ta