Tình hình nghiên cứu chiết xuất lutein ester trên thế giới

Một phần của tài liệu Chiết lutein ester từ bột hoa cúc vạn thọ (tagetes erecta l ) đánh giá độ bền màu của sản phẩm (Trang 28 - 72)

Việc ứng dụng lutein vào các ngành công nghiệp mỹ phẩm, dược phẩm phát triển mạnh mẽ. Kết quả khảo sát cho thấy, CVT châu Phi là nguồn nguyên liệu lutein lý tưởng cho việc thu nhận lutein: cánh hoa có hàm lượng lutein ester khá lớn (1,0–1,6% carotenoid tổng số tính theo trọng lượng khô), trong đó, khoảng 90% lượng carotenoid này là lutein và 5% là zeaxanthin. Trong dịch chiết lutein ester bằng dung môi [FAO(2004)], chiếm hơn 80% là carotenoid tổng số, trong đó lutein chiếm 70–78%, zeaxanthin (2–9%) và một số carotenoid khác, ngoài ra, còn tìm thấy chất sáp (14%) và acid béo (1%) trong oleoresin chưa qua chế biến [7].

Trong nghiên cứu Philip, T. (1977) đã nghiên cứu chiết xuất lutein ester từ bột hoa CVT sấy khô bằng ete dầu mỏ ở nhiệt độ phòng với tỷ lệ 1:3 (w/v). Dịch chiết được cô đuổi dung môi dưới áp suất thấp ở 50oC để thu lutein oleoresin, sau đó, đem hòa tan trong isopropanol nóng ở 75oC rồi lọc bỏ tạp chất không tan. Dịch lọc được làm lạnh xuống 15o C hay thấp hơn. Lutein ester tách ra được lọc và làm khô dưới áp suất thấp ở 30o C để thu lutein ester tinh thể.[23]

Levy, L. W. (2001) đã cải tiến quy trình của philip T. (1977) để thu sản phẩm oleoresin có tỷ lệ trans-ester cao bằng cách bằng cách ngâm bột hoa CVT khô trong hexan (8 l/kg) ở nhiệt độ phòng. Tách lấy dịch chiết, cô đuổi dung môi để thu lutein ester thô. Sau đó, thêm isopropanol vào lutein ester thô ở nhiệt độ phòng để hòa tan cis-lutein ester và các tạp chất không thuộc nhóm xanthophyll. Sản phẩm sau đó được cô chân không để loại bỏ isopropanol. Kết quả thu được sản phẩm chứa 69% lutein ester trong đó tỷ lệ đồng phân trans:cis là 90:10.[20]

Bột hoa CVT cũng được sử dung làm nguyên liệu trong nghiên cứu của Kumar S.T.K.(2004). Tác giả đã dùng 2-propanone hoặc 2-butanone thay cho isopropanol trong công đoạn loại bỏ tạp chất và đồng phân cis-lutein ester có trong oleoresin. Như vậy, dư lượng dung môi có thể cô đuổi ở nhiệt độ phòng. Kết quả đã tăng tỷ lệ đồng phân trans:cis trong sản phẩm lên ít nhất 18:1. [18]

Ngoài ra, cũng xuất hiện nhiều hướng nghiên cứu hạn chế sự thủy phân lutein ester trong công đoạn chiết, giảm thời gian chiết và tăng hiệu suất chiết bằng cách dùng các kỹ thuật hiện đại như chiết với sự hỗ trợ của sóng siêu âm, chiết bằng CO2 siêu tới hạn hay chiết với áp suất cao.

Theo nghiên cứu của Peter Amala Sujith, T.V. Hymavathi and P. Yasoda Devi (2010) sử dụng phương pháp chiết bằng CO2 siêu tới hạn với áp suất là 27,5 MPa, nhiệt độ là 60oC dịch chiết thu được từ bột hoa CVT chiếm từ 23‒ 40% hàm lượng lutein ester. [17]

Theo nhóm nghiên cứu của Trường Kỹ thuật Dầu khí và Hóa chất, Đại học Khoa học và Công nghệ Lan Châu, Trung Quốc (2010), thực hiên chiết lutein ester từ hoa CVT (Tagetes erecta) với dung môi hỗ trợ sóng siêu âm thu được hàm lượng lutein ester 17,17 mg/kg. [21]

Mặc dù các kỹ thật chiết hiện đại đã dươc áp dụng khá phổ biến trong quy mô phòng thí nghiệm ở các nước trên thế giới, tuy nhiên, việc áp dụng rộng rãi trong thực tế sản xuất còn hạn chế, do chi phí đầu tư thiết bị cao, không kinh tế. Trong thực tế, lutein ester chủ yếu vẫn được chiết bằng phương pháp ngâm chiết của hoa CVT khô trong hexan. Chính vì vậy, trong đồ án tốt nghiệp này đã thực hiện chiết lutein ester từ bột hoa CVT (Tagetes erecta L.) bằng phương pháp ngâm chiết gián đoạn.

PHẦN 2.

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

2.1.1. Vật liệu nghiên cứu

Nguyên liệu chính:

Trong nghiên cứu này, nguyên liệu dùng để chiết lutein là hoa CVT (Tagetes erecta L.) đã được sấy khô ở 70oC và nghiền thành bột mịn

Hóa chất:

Bảng 2.1. Danh mục hóa chất sử dụng trong đề tài

Hóa chất Độ tinh khiết Xuất xứ

Etanol ≥ 99,7% Trung Quốc Hexan ≥ 97% Na2SO4 khan ≥ 99% Isopropanol ≥ 99,7% BHT ≥ 99% Merck (Đức)

Nước cất 1 lần - Chưng cất tại phòng thí

nghiệm 2.1.2. Dụng cụ và thiết bị Dụng cụ: - Bình lắng gạn; - Ống nghiệm; - Bình tam giác 250 ml;

- Bình định mức 10ml, 25ml; 50ml, 100 ml - Cốc thủy tinh 500ml, 50ml, 100ml;

- Phễu lọc 8; - Ống nghiệm 18; - Pipet 1ml, 5ml; - Phễu lọc thủy tinh;

- Giấy lọc, giấy nhôm, bông hút nước; - Ống đong;

- Cốc đốt thủy tinh.

Thiết bị:

- Quang phổ kế Genesys 20 (THERMO, Mỹ ); - Quang phổ kế UV-VIS Carry 50 (VARIAN, Mỹ); - Tủ lạnh;

- Cân phân tích điện tử chính xác 10-4 g (SATORIUS, Mỹ); - Tủ sấy mẫu UNB 400 (Memmert, Đức);

- Máy cất nước 2 lần WSC/4D (Hamilton, Anh); - Hệ thống cất quay chân không gồm:

Máy cô quay chân không RV10 (IKA, Đức);

Bơm hút chân không N 026.3 AN 18 (KNF, Đức);

Bể làm lạnh tuần hoàn VS – 1902 WF (VISION, Hàn quốc). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Xác định một số thành phần hóa học của cánh hoa cúc vạn thọ

a) Xác định hàm lượng chất khô: Sấy ở nhiệt độ 105–110oC đến khối lượng không đổi (Phụ lục 1)

b) Xác định hàm lượng lutein tổng số: Chiết hoàn toàn lutein ester bằng acetone, phân bố dịch chiết trong eter dầu mỏ, định mức và đo độ hấp thụ của dung dịch ở 445 nm (Phụ lục 2).

2.2.2. Quy trình dự kiến sản xuất lutein ester từ hoa cúc vạn thọ.

Trên cơ sở kết quả của một số nghiên cứu liên quan, chúng tôi đề xuất quy trình dự kiến sản xuất chất màu lutein từ cánh hoa CVT như hình 2.1

Giải thích quy trình - Nguyên liệu

Bột hoa khô thu nhận từ cánh hoa CVT tươi bằng cách sấy khô ở 70oC rồi nghiền thành bột. Bột hoa được bảo quản ở 4oC và bao bì kín, hút chân không

- Ngâm chiết

Ngâm chiết nhằm mục đích chiết xuất chất dầu nhựa oleoresin chứa chất lutein ester cần chiết ra khỏi bột hoa CVT bằng dung môi hữu cơ.

Tiến hành ngâm bột hoa CVT trong điều kiên kín khí theo phương pháp ngâm chiết với các điều kiện thích hợp (tỷ lệ dung môi ethanol:hexane (v/v); tỷ lệ dung môi/nguyên liệu, thời gian ngâm; số lần chiết) ngâm ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng tự nhiên. Dung môi chiết được bổ sung 0,1% BHT (w/v) để ngăn sự oxy hóa và phân hủy lutein ester. Thu dịch chiết, làm khan bằng Na2SO4 .

- Làm khan

Thu dịch chiết qua phễu lọc bằng bông y tế có Na2SO4 ở dạng rắn để hút làm khan nước trong dịch chiết, đồng thời giúp loại phần cánh hoa còn sót lại trong dịch chiết tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình cô đuổi dung môi tiếp theo.

- Cô đuổi dung môi

Cô đuổi dung môi nhằm mục đích thu hồi chất dầu nhựa lutein oleoresin ở dạng cô đặc đồng thời thu hồi dung môi, đem chưng cất và tái sử dụng.

Tiến hành làm khô dung môi ở điều kiện áp suất thấp 400–600 mbar, nhiệt độ không quá 40oC, tránh ánh sáng tự nhiên để hạn chế khả năng oxy hóa và phân hủy lutein ester.

- Tinh chế

Tinh chế lutein ester để thu sản phẩm ở dạng tinh thể.

Sau khi cô đuổi hết dung môi thu được lutein ester thô. Tinh chế lutein ester bằng cách hòa tan trong isopropanol ở 75oC nhằm mục đích hòa tan lutein ester. Tiếp theo, lọc dung dịch qua phễu lọc hút chân không để lọc bỏ những tạp chất không tan. Dịch lọc sau đó được làm lạnh xuống 15oC, để qua đêm trong tủ mát để tạo điều kiện kết tinh các lutein ester. Sau đó, lọc qua phễu lọc hút chân không một lần nữa để thu sản phẩm lutein ester tinh thể.

- Sấy chân không

Thực hiện sấy chân không sản phẩm kết tinh ở 50oC để thu lutein ester ở dạng tinh thể khô. Đuổi dung môi còn sót lại bằng dòng khí N2 (30 phút)

Sau khi thu hồi hỗn hợp dung môi hexan-ethanol, cần tiến hành chưng cất hỗn hợp này để tách riêng từng dung môi được thu hồi và tiếp tục dùng cho các mẻ sau.

Dung dịch chứa isopropanol sau khi lọc lấy tinh thể cũng được cô chân không và chưng cất để thu hồi isopropanol tinh khiết và tiếp tục sử dụng cho lần sau.

Tất cả các thao tác trên nên thực hiện trong bóng tối.

Tất cả các dung môi và isopropanol đã thu hồi sẽ được lọc qua Na2SO4 dạng rắn để loại nước trong dung môi sau thu hồi.

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình dự kiến sản xuất lutein ester từ hoa cúc vạn thọ Lutein ester tinh thể Ngâm chiết Bột hoa cúc vạn thọ (G gam) - Dung môi?

- Dung môi:Nguyên liệu? - Thời gian ngâm?. - Số lần chiết? Chưng cất Dung môi Lọc Thải isopropanol

Cô đuổi dung môi

Dầu nhựa lutein

Bột màu lutein ester (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sấy chân không

2.2.3. Xác định điều kiện thích hợp chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ

Cân chính xác khoảng G g nguyên liệu cho vào bình chứa.

Để đạt được hiệu suất chiết cao, cần chọn được điều kiện tốt nhất để chiết lutein bằng cách tiến hành các lô thí nghiệm sau:

a) Chọn dung môi chiết (Lô TN1):

Việc lựa chọn dung môi để chiết trước hết cần dựa vào khả năng hòa tan các sắc tố, tức dựa trên sự tương thích giữa tính phân cực của dung môi và của chất cần chiết. Lutein trong hoa CVT tồn tại ở dạng ester, có tính phân cực thấp. Do vậy, các dung môi có tính phân cực thấp sẽ hòa tan tốt sắc tố này. Trong một số nghiên cứu trên thế giới về tách chiết chất màu lutein ester. Các dung môi thường được sử dụng là ete dầu mỏ (Philip, T., 1977), hexan (Levy L. W., 2001), hay acetone, ethanol hoặc hỗn hợp dung môi hexane- acetone (Serena Lim Sue Lynn, 2003) [19], [ 22], [25], trong đó thông dụng nhất là dùng hexane, Tuy nhiên, hexane là dung môi khá đắt tiền nên để tiết kiệm chi phí dung môi, chúng tôi thử nghiệm thay thế hexane bằng hỗn hợp hexane-ethanol. Do vậy, cần khảo sát hệ dung môi hexane-ethanol thích hợp để đạt hiệu suất chiết cao nhất. Thí nghiệm tiến hành như sau:

Cố định tỷ lệ dung môi trên nguyên liệu là 10:1(v/w). Tiến hành chiết 1 lần bằng phương pháp ngâm chiết (24 h, ở nhiệt độ phòng, trong tối).

Dung môi chiết sử dụng là dung dịch ethanol-hexane, trong đó tỷ lệ hexane trong hỗn hợp dung môi (X1) thay đổi lần lượt từ 0 –100% (v/v):

X1 = 0; 20; 40; 60; 80; 100 % (v/v).

Dịch chiết sau đó được chiết sang dung môi hexan, pha loãng đến thể tích thích hợp bằng hexan rồi đo quang ở 445 nm để xác định hiệu suất chiết lutein (%H) theo công thức:

%H = lượng lutein chiết đượclượng lutein tổng số ×100%

Từ đó, chọn tỷ lệ hexan thích hợp. Lưu ý:

Lutein kém bền nhiệt và ánh sáng nên tất cả các thí nghiệm ngâm chiết đều tiến hành chiết ở nhiệt độ phòng, trong bóng tối.

b) Chọn tỷ lệ dung môi/ nguyên liệu (Lô TN2):

Dùng dung môi chiết thích hợp đã chọn. Tiến hành chiết 1 lần bằng phương pháp ngâm chiết (24 h, ở nhiệt độ phòng, trong tối), trong đó tỷ lệ dung môi/nguyên liệu (X2) thay đổi như sau:

X2 = 8:1; 10:1; 12:1; 14:1; 20:1 (v/w)

Gạn lấy dịch chiết, tiến hành đo quang để xác định hiệu suất chiết. Từ đó, chọn tỷ lệ dung môi:nguyên liệu thích hợp.

c) Chọn thời gian chiết (Lô TN3)

Ngâm nguyên liệu trong dung môi đã chọn với tỷ lệ dung môi:nguyên liệu thích hợp , trong đó thời gian ngâm chiết (X3) thay đổi như sau:

X3 = 1; 2; 3; 4; 5 (ngày)

Sau những thời gian trên, lấy mẫu tương ứng ra, gạn lấy dịch chiết và xác định hiệu suất chiết. Từ đó, xác định thời gian chiết thích hợp nhất.

d) Chọn số lần chiết (Lô TN4)

Tiến hành ngâm chiết với các thông số đã được xác định (dung môi, tỷ lệ dung môi:nguyên liệu, thời gian ngâm chiết), trong đó thay đổi số lần chiết đối với từng mẫu (X4) như sau để chọn số lần chiết thích hợp:

X4 = 1; 2; 3; 4 (lần)

Sơ đồ bố trí thí nghiệm xác định điều kiện thích hợp để chiết lutein từ cánh hoa CVT bằng phương pháp ngâm chiết trình bày ở hình 2.2.

X1 = % Hexane (v/v) 0 20 40 60 80 100

X2 = Dmôi/N.Liệu (v/w) 8/1 10/1 12/1 14/1 20/1

Ngâm chiết (X2 = 10/1 v/w; X3 = 24 h; X4 =1 lần)

Tính hiệu suất thu hồi lutein

% Hexane thích hợp (X1opt) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngâm chiết(X1opt; X3 =24 h, X4 = 1 lần)

Lô TN 2 Lô TN 1

Lô TN3

3

Lô TN4

Tính hiệu suất thu hồi lutein

Tính hiệu suất thu hồi lutein Thời gian chiết thích hợp (X3 opt )

X4 = số lần chiết 1 2 3 4 4

Số lần chiết (X4 opt)

Tính hiệu suất thu hồi lutein

Ngâm chiết (X1 opt; X2opt ; X3 opt ) Ngâm chiết (X1opt ; X2 opt ; X4 = 1)

X3 = t/gian (ngày) 1 2 3 4 4 5

Tỷ lệ dung môi/nguyên liệu thích hợp (X2 opt)

Hình 2.2. Bố trí thí nghiệm xác định điều kiện chiết lutein ester từ hoa

2.2.4. Thử nghiệm quy trình chiết – Đánh giá hiệu suất chiết

Sau khi đưa ra được các thông số, điều kiện chiết thích hợp cho quy trình chiết lutein ester từ hoa CVT, tiến hành thử nghiệm chiết xuất lutein ester với quy mô phòng thí nghiệm. Định lượng lutein tổng số chiết được để xác định hiệu suất chiết của quy trình.

2.2.5. Tinh chế và đánh giá chất lƣợng sản phẩm

Dịch chiết lutein ester sau đó được cô đuổi dung môi để thu sản phẩm lutein ester thô (dầu nhựa lutein) và thu hồi dung môi.

Sản phẩm thô còn chứa nhiều tạp chất, do đó để tạo ra sản phẩm có khả năng ứng dụng làm chất màu thực phẩm hay phụ gia thức ăn chăn nuôi, cần tiến hành tinh chế. Để thực hiện điều này, chúng tôi áp dụng quy trình tinh chế lutein ester của Phillip (1997) [23]. Theo quy trình này, hòa tan sản phẩm thô trong một lượng tối thiểu isopropanol được đun nóng đến 75o C sao cho không tan được nữa. Lọc dung dịch nóng qua phểu lọc hút chân không để loại bỏ tạp chất không tan. Dịch lọc được để nguội ở 15oC qua đêm để kết tinh lutein ester. Lọc hút chân không để thu tinh thể lutein ester. Lặp lại quá trình tinh chế một lần nữa. Tinh thể lutein ester thu được đem sấy chân không ở 50o C rồi đuổi bằng dòng khí N2 để loại bỏ dư lượng dung môi còn sót lại.

Đánh giá chất lượng sản phẩm lutein ester theo quy định của Bộ Y tế về chất màu thực phẩm carotenoid (Phụ lục 23. QCVN 4-10 : 2010/BYT) thông qua xác định các chỉ tiêu: cảm quan; độ tan; quang phổ UV-Vis; phản ứng màu; % carotenoid tổng số (Phụ lục3).

2.2.6. Nghiên cứu phƣơng pháp bảo quản dịch chiết lutein ester

Sản phẩm lutein ester có thể bị phân hủy bởi tác động của các yếu tố bên ngoài (nhiệt độ, ánh sáng, không khí), làm giảm cường độ và đặc tính màu sắc của sản phẩm. Vì vậy, cần nghiên cứu độ bền màu của lutein ester trong các

điều kiện bảo quản khác nhau nhằm đưa ra phương pháp bảo quản thích hợp cũng như điều kiện ứng dụng cho sản phẩm.

Hòa tan khoảng 0,01 g sản phẩm lutein trong 25 ml dung môi hexan. - Hút 10 ml dung dịch thu được cho vào bình định mức 250 ml rồi pha loãng và định mức bằng hexan (ký hiệu dung dịch: KBHT)

- Cũng làm tương tự như vậy nhưng pha loãng và định mức bằng hexan có chứa 0,1% BHT (ký hiệu dung dịch: BHT).

Đo quang để xác định nồng độ ban đầu của lutein ester trong các dung dịch trên.

Cho các dung dịch trên lần lượt vào các lọ nhỏ đựng mẫu có nắp vặn rồi bảo quản ở các điều kiện khác nhau như sau (xem hình 2.3):

a) Dung dịch không có BHT:

- Ở nhiệt độ phòng, dưới ánh sáng tự nhiên (ký hiệu mẫu: KBHT-TS) - Ở nhiệt độ phòng, trong bóng tối (ký hiệu mẫu: KBHT-TT)

- Bảo quản lạnh ở 4o C, trong tối (ký hiệu mẫu: KBHT-4) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

b) Dung dịch có BHT:

Cũng bảo quản trong các điều kiện như trên và được ký hiệu tương ứng là: BHT-TS; BHT-TT và BHT-4

Cứ sau 1 tuần, lấy các mẫu ra (mỗi loại mẫu lấy 2 lọ) đem đo độ hấp thụ của dung dịch ở bước sóng 445 nm (dùng hexan làm dung dịch so sánh) và xác định % lutein còn lại theo công thức:

Hình 2.3. Bố trí thí nghiệm đánh giá độ bền màu của dịch chiết lutein ester

Tiến hành đánh giá độ bền màu của dịch chiết lutein ester trong các điều kiện bảo quản nói trên. Từ đó, xác định phương pháp thích hợp cho việc bảo quản và điều kiện sử dụng chất màu lutein este thu được.

2.2.7. Xử lý số liệu

Xử lý số liệu và vẽ đồ thị hai chiều bằng phần mềm MS Excel 2003.

Dung dịch lutein ester

Bảo quản ở nhiệt độ phòng Bảo quản lạnh

(40 C), trong tối

Đo quang - Quan sát

Một phần của tài liệu Chiết lutein ester từ bột hoa cúc vạn thọ (tagetes erecta l ) đánh giá độ bền màu của sản phẩm (Trang 28 - 72)