1.2 .Kiểm tốn nợ cơng
2.1. Kinh nghiệm kiểm tốn nợ cơng của Mỹ
2.1.2. Tác động của nợ công nước Mỹ
Nợ công là một bộ phận của nền kinh tế, vì thế, là một tất yếu, nó có ảnh hưởng chung tới kinh tế về cả mặt tích cực và tiêu cực. Về mặt tích cực, nợ cơng thúc đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là trong tình trạng suy thối kinh tế.đó là bởi vì tiền đi vay sẽ tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế. Dù là tiền dùng để đầu tư quân sự, vây dựng hay giáo dục thì nó đều tạo ra sản lượng hoặc tạo ra cơng ăn việc làm. Từ đó, tình trạng thất nghiệp giảm xuống, tạo điều kiện để tăng năng suất lao động, tăng sản lượng GDP.
Về mặt tiêu cực, khơng phải bất kì 1 USD nào cũng tạo ra khối lượng công việc như nhau. Thực tế, tiêu dùng cho quân sự tạo ra 8555 công ăn việc làm với mỗi tỉ USD được sử dụng. Con số này thấp hơn một nửa số công việc được tạo ra nếu đầu tư vào xây dựng. Đặc biêt, Carmen Reinhart và Kenneth Rogoff đã chỉ ra rằng: GDP sẽ giảm đáng kể một khi nợ chính phủ vượt quá 90% GDP.
Trong dài hạn, ảnh hưởng của nợ công là rất lớn đối với nền kinh tế.Một là lãi suất cao, làm cho gánh nặng trả nợ lớn.Chính phủ Mỹ sẽ có xu hướng giảm giá trị đồng đơ la xuống để cho giá trị trả nợ sẽ thấp hơn khi trả bằng USD, và đỡ tốn kém hơn.Khi điều này xảy ra, chính phủ nước ngồi và các nhà đầu tư sẽ e ngại khi mua tín phiếu kho bạc, và yêu cầu mức lãi suất cao hơn.
Điều đáng lo ngại nhất là khoản nợ đối với quỹ an sinh xã hội. Khi đến hạn trả nợ, cần phải có tiền để trả. Từ đó, thuế có thể bị tăng lên, làm chậm lại quá trình tăng trưởng kinh tế, và đồng thời, khoản vay từ quỹ an sinh xã hội cũng khơng cịn nữa. Chính phủ sẽ cần chi nhiều hơn cho khoản nợ bắt buộc trả này.
Theo như xuất bản của Sở Ngân sách Quốc hội (Congressional Budget Office), trên báo Brooking Institution, tác giả by Alan J. Auerbach (University of California, Berkeley) và William G. Gale (Brookings Institution); trong sách Princeton University Press, tác giả Carmen M. Reinhart (University of Maryland) và Kenneth S. Rogoff (Harvard University) đã chỉ ra một số hậu quả của nguồn nợ cơng khơng được kiểm sốt như sau:
- Làm giảm “ thu nhập quốc dân và mức sống trong tương lai” ("future national income and living standards")
- Làm giảm chi tiêu trong các chương trình của Chính phủ - Thuế suất biên tăng
- Tỉ lệ làm phát cao hơn làm tăng quy mô thâm hụt ngân sách và làm giảm sức mua (the purchasing power) từ nguồn tiết kiệm và thu nhập của công dân
- Làm hạn chế khả năng các nhà chính trị sử dụng các chính sách tài khóa để đương đầu với những khó khăn bất ngờ, như suy thối kinh tế hay khủng hoảng tồn cầu
- Làm giảm quỹ lương hưu, vốn giữa các công ty bảo hiểm, ngân hàng và các đối tượng khác nắm giữ nợ của liên bang
- Làm tăng khả năng khủng hoảng chính sách tài khóa, khi mà nhà đầu tư mất niềm tin vào khả năng quản lí ngân sách của Chính phủ, và Chính phủ buộc phải trả nhiều hơn để vay nợ
Vào năm 2012, tờ Journal of Economic Perspectives xuất bản bài báo của tác giả Carmen M. Reinhart (University of Maryland), Kenneth S. Rogoff (Harvard University), và Vincent R. Reinhart (chief U.S. economist at Morgan Stanley), họ sử dụng hơn 2000 thông tin về nợ công và tăng trưởng kinh tế ở 20
quốc gia phát triển như là Mỹ, Pháp và Nhật từ năm 1800 đến 2009. Họ thấy rằng: những quốc gia có nợ cơng chiếm trên 90% GDP trung bình làm giảm 33% tăng trưởng kinh tế thực tế hàng năm so với khi nợ công dưới mức 90% GDP.
Năm 2013, Học viện nghiên cứu kinh tế chính trị ở đại học Massachusetts, Amherst xuất bản một bài nghiên cứu của tác giả Thomas Herndon, Michael Ash, và Robert Pollin, sử dụng dữ liệu về nợ công và tăng trưởng kinh tế ở 20 nước phát triển từ năm 1946-2009, các tác giả chỉ ra rằng những quốc gia có nợ cơng chiếm trên 90% GDP trung bình làm giảm 31% tăng trưởng kinh tế so với khi nợ công là 60-90% GDP, 29% thấp hơn so với khi nợ công là 30-60% GDP, 48% thấp hơn khi nợ công là 0-30%.
Như vậy, nợ công và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với nước Mỹ, nợ công đã vượt mức 90% GDP từ năm 2010, và đang ở 101% GDP. Trước tình trạng đó, chính phủ Mỹ đã tìm ra một số giải pháp để giải quyết vấn đề.