Kiểm toán dự toán

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kiểm toán nợ công ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 92)

1.2 .Kiểm tốn nợ cơng

3.4. Kiểm toán dự toán

Bảng 3.1. Cân đối NSNN năm 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

ST

T Chỉ tiêu

Dự toán năm 2012

A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 740.500

1 Thu nội địa 494.600

2 Thu từ dầu thô 87.000

3 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 153.900

4 Thu viện trợ 5.000

B THU CHUYỂN NGUỒN NSTW NĂM 2011 SANG NĂM

2012 22.400

C TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 903.100

1 Chi đầu tư phát triển 180.000

2 Chi trả nợ và viện trợ 100.000

3 Chi thường xuyên 542.000

5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100

6 Dự phịng 21.700

D BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 140.200

Tỷ lệ bội chi so GDP 4,8%

Theo dự toán ngân sách nhà nước 2012:

Tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 740.500 tỷ đồng (bảy trăm bốn mươi nghìn năm trăm tỷ đồng); nếu tính cả 22.400 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2011 sang năm 2012 thì tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 762.900 tỷ đồng (bảy trăm sáu mươi hai nghìn chín trăm tỷ đồng);

Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 903.100 tỷ đồng (chín trăm linh ba nghìn một trăm tỷ đồng);

Mức bội chi ngân sách nhà nước là 140.200 tỷ đồng (một trăm bốn mươi nghìn hai trăm tỷ đồng), tương đương 4,8% tổng sản phẩm trong nước (GDP), phấn đấu tăng thu để giảm bội chi thấp hơn 4,8% GDP.

Tổng số dư nợ công đến ngày 31/12/2011, bằng 55,4% GDP (1.391.478 tỷ đồng), giảm 1,9% so với năm 2010. Tổng số dư nợ công giảm so với năm 2010 chủ yếu là nhờ việc thực hiện chính sách tài khoá chặt chẽ, giảm mức bội chi ngân sách nhà nước, đồng thời Quốc hội, Chính phủ đã quyết định ưu tiên bố trí một phần từ nguồn tăng thu ngân sách hàng năm để tăng chi trả nợ của Chính phủ, giảm nợ cơng.

Trong cơ cấu nợ cơng, các khoản nợ trực tiếp của Chính phủ chiếm 78% tổng số dư nợ cơng và bằng 43,1% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm

khoảng 21% tổng số dư nợ công và bằng 11,7% GDP; nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1,0% tổng số dư nợ công và bằng 0,5% GDP.

Về cơ cấu các chủ nợ, các nhà đầu tư trái phiếu Chính phủ trong nước chiếm 28%; trong số các chủ nợ nước ngồi thì Nhật Bản vẫn là chủ nợ lớn nhất, chiếm 17%, Ngân hàng Thế giới chiếm 13%, Ngân hàng Phát triển Châu Á chiếm 8%, còn lại từ các chủ nợ khác.

Phần lớn các khoản vay nước ngồi của Chính phủ có thời hạn dài với lãi suất ưu đãi (vay ODA). Các khoản vay từ Ngân hàng Thế giới có thời hạn 40 năm trong đó có 10 năm ân hạn, khơng lãi và phí quản lý là 0,75%/năm; khoản vay của ADB có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và có lãi suất từ 1% -1,5%/năm; các khoản vay của Nhật Bản có thời hạn 30 năm, 10 năm ân hạn và mức lãi suất khoảng từ 1-2%/năm.

Tuy nhiên, Chính phủ dự báo, do nhu cầu vốn đầu tư cho các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng tăng, bên cạnh đó tăng trưởng kinh tế năm 2012 dự kiến chỉ đạt khoảng 5,2 - 5,7% (kế hoạch là 6,0 - 6,5%) nên xu hướng gia tăng về nợ cơng, nợ Chính phủ trong năm 2012 và các năm tiếp theo vẫn tiếp tục. Nợ công năm 2012 ước là 1.632.309 tỷ đồng.

Theo báo cáo tóm tắt kết quả kiểm toán nhà nước thực hiện trong năm 2013 do kiểm tốn nhà nước cơng bố ngày 25/7/2014 :

Năm 2013, Kiểm toán Nhà nước đã tổ chức kiểm toán tại 150 đầu mối và kiểm toán Báo cáo quyết tốn NSNN năm 2012 tại Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT:

- Tổng chi NSNN 1.170.924 tỷ đồng, vượt 8,3% dự tốn, trong đó: Chi đầu tư phát triển 268.812 tỷ đồng, bằng 31,1% tổng chi NSNN, vượt 49,3% (88.812 tỷ đồng) dự toán; chi thường xuyên 603.372 tỷ đồng, vượt 0,3% (2.072 tỷ đồng) dự toán; chi trả nợ, viện trợ 105.838 tỷ đồng, vượt 5,8% (5.838 tỷ đồng) dự toán.

- Tăng trưởng kinh tế năm 2012 đạt 5,3%; bội chi NSNN được giữ ở mức 4,75% GDP, thấp hơn 0,05% mức Quốc hội cho phép (4,8%); dư nợ Chính phủ bằng 38,9% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia bằng 37,4% GDP, dư nợ công 1.642.916 tỷ đồng, bằng 55,7% GDP (năm 2011 bằng 54,9% GDP).

Qua kiểm toán cho thấy trong quản lý điều hành ngân sách việc sử dụng các khoản tăng thu, dư dự tốn và dự phịng ngân sách cơ bản phù hợp quy định; tổng chi chuyển nguồn và chuyển nguồn của những nhiệm vụ chậm triển khai đều giảm so với năm 2011, sử dụng kinh phí NSNN tại các bộ, cơ quan trung ương đi vào nề nếp hơn, phù hợp với tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; các bộ, cơ quan trung ương, địa phương đã triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội; các đơn vị được kiểm toán cơ bản đã tuân thủ quy định của Luật NSNN, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Phịng, Chống tham nhũng… Song, cịn một số thiếu sót, hạn chế trong lập và giao dự toán:

- Dự toán thu trung ương giao chưa đảm bảo mức huy động vào ngân sách theo định hướng; một số địa phương do chưa dự báo được những biến động của nền kinh tế dẫn đến dự toán giao chưa sát thực tế.

- Hầu hết những tồn tại, hạn chế trong cơng tác lập và giao dự tốn chi do KTNN phát hiện và kiến nghị từ các năm trước chưa khắc phục được nhiều, như: + Chi đầu tư xây dựng: Một số bộ, cơ quan trung ương còn giao kế hoạch vốn chậm so với quy định; mô ̣t số địa phương giao và điều chỉnh kế hoạch vốn vào cuối năm dẫn đến khơng thực hiê ̣n được; bố trí vốn cho các dự án khởi cơng mới khơng phải là cơng trình cấp bách, chưa đủ điều kiện bố trí vốn, sai nội dung nguồn kinh phí, khơng tn thủ thứ tự ưu tiên, chưa ưu tiên thanh toán trả nợ khối lượng XDCB hồn thành, khơng sát thực tế hoặc thực hiện không kịp thời phải hủy kế hoạch vốn; bố trí vốn cho các dự án nhóm B quá 05 năm, nhóm C quá 03 năm.

+ Chi thường xuyên: Lập dự tốn một số nhiệm vụ chi khơng sát thực tế, cao hơn số kiểm tra của Bộ Tài chính, khơng lập dự tốn chi từ nguồn phí, lệ phí được để lại; giao dự tốn chậm, điều chỉnh nhiều lần, khơng giao hết dự toán ngay lần đầu 8.038,84 tỷ đồng, giao dự toán khi chưa xác định rõ nội dung, nhiệm vụ chi 222 tỷ đồng; giao dự tốn kinh phí tự chủ cao hơn định mức quy định tại Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, vượt định mức theo Nghị quyết HĐND tỉnh; 10/34 địa phương được kiểm tốn bố trí dự phịng thấp hơn quy định; 04/34 tỉnh bố trí dự tốn chi sự nghiệp giáo dục đào tạo thấp hơn mức tối thiểu trung ương giao; giao biên chế vượt chỉ tiêu trung ương giao, chưa sát thực tế.

+Một số đơn vị dự toán hạch toán kế toán chưa đầy đủ, thuyết minh quyết toán chưa rõ ràng; lập báo cáo quyết tốn chưa đúng biểu mẫu; cơng tác thẩm định của cơ quan tài chính chưa chặt chẽ, kịp thời, chất lượng chưa cao, công tác

tổng hợp, báo cáo quyết toán NSNN năm 2012 của một số địa phương còn chậm theo quy định....

Về kế hoạch vay và sử dụng vốn vay đến năm 2015, Chính phủ đặt chỉ tiêu nợ cơng (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) đến năm 2015 khơng q 65% GDP, trong đó dư nợ Chính phủ khơng q 50% GDP và nợ nước ngồi của quốc gia khơng q 50% GDP.

Vay trong và ngoài nước để bù đắp bội chi ngân sách nhà nước theo hướng giảm dần bội chi ngân sách nhà nước, phấn đấu đến năm 2015 (tính cả trái phiếu Chính phủ) dưới 4,5% GDP.

Chính phủ dự kiến tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ để thực hiện chương trình đầu tư cho các cơng trình giao thơng, thuỷ lợi, y tế, giáo dục để cơ bản đáp ứng nhu cầu vốn trái phiếu giai đoạn 2011-2015 với tổng mức 225 nghìn tỷ đồng. Chính phủ đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ dự trữ ngoại hối nhà nước so với tổng dư nợ nước ngoài ngắn hạn hàng năm trên 200%.

Để đảm bảo sử dụng hiệu quả và kiểm sốt được nợ cơng, Chính phủ sẽ cơng khai, minh bạch thông tin về nợ thông qua chế độ báo cáo, đánh giá về tình hình huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay và trả nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia theo định kỳ hoặc đột xuất phù hợp với quy định của pháp luật. Trước mắt, Chính phủ chưa xem xét bảo lãnh phát hành trái phiếu quốc tế. Các doanh nghiệp hoặc ngân hàng thương mại nếu có nhu cầu thì chủ động phát hành trái phiếu quốc tế khơng có bảo lãnh Chính phủ

Chính phủ chỉ xem xét cấp bảo lãnh vay trong nước đối với các dự án cấp bách, cơng trình trọng điểm quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh vay trong nước.

Về mặt pháp lý, Chính phủ sẽ tiếp tục hồn thiện thể chế, chính sách và cơng cụ quản lý nợ, tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nghiên cứu, ban hành cơ chế chính sách về PPP (đối tác cơng tư), BOT, BTO, BT... nhằm xã hội hoá các nguồn vốn.

Bảng 3.2. Cân đối ngân sách nhà nước năm 2015

Đơn vị tính: Tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Dự toán

năm 2015

A TỔNG THU CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 911.100

1 Thu nội địa 638.600

2 Thu từ dầu thô 93.000

3 Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 175.000

4 Thu viện trợ 4.500

B THU CHUYỂN NGUỒN NGÂN SÁCH TRUNG

ƯƠNG NĂM 2014 SANG NĂM 2015 10.000

C TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 1.147.100

1 Chi đầu tư phát triển 195.000

2 Chi trả nợ và viện trợ 150.000

3 Chi thường xuyên 767.000

4 Chi cải cách tiền lương 10.000

5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100

D BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 226.000

Tỷ lệ bội chi ngân sách so GDP 5,0%

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN kiểm toán nợ công ở việt nam hiện nay (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)