CHIẾC LƯỢC NGÀ (NGUYỄN QUANG SÁNG)

Một phần của tài liệu HE THONG TONG ON KIEN THUC CAC VAN BAN ON THI VAO 10 TRUONG DINH TUYEN (Trang 25 - 29)

PHẦN I. KIẾN THỨC CHUNG

Tác giả Nguyễn Quang Sáng

Hoàn cảnh sáng tác Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” được viết vào năm 1966, tác giả đang hoạt động

ở chiến trường Nam bộ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.

Nhân vật chính Ơng Sáu, bé Thu.

Ngơi kể, điểm nhìn

Ngơi thứ nhất, người kể là bác Ba – người bạn chiến đấu, là một nhân vật trong truyện chứng kiến toàn bộ câu chuyện của 2 cha con.

→ Tạo độ tin cậy, có tính khách quan

Tình huống truyện

TH1: Cuộc gặp gỡ của hai cha con ông Sáu sau 8 năm xa cách nhưng bé Thu nhất định không chịu nhận ông Sáu làm ba, đến khi em nhận ba và bộc lộ tình cảm thì ơng đã lên đường.

→ Bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu dành cho ba.

TH2: Ở khu căn cứ, ơng Sáu dồn tất cả tình yêu thương và nỗi mong nhớ vào việc làm chiếc lược ngà tặng con nhưng khi chưa kịp trao món q cho con thì ơng đã hi sinh.

→ Bộc lộ tình cảm sâu sắc của ơng Sáu dành cho bé Thu

Ý nghĩa nhan đề Ý nghĩa chi tiết “Chiếc lược ngà”

- Đây là một nhan đề hay, nhiều ý nghĩa

- Với bé Thu: Chiếc lược là món quà đầu tiên, cũng như là món quà cuối cùng mà nó được nhận từ cha

- Với ơng Sáu:

- Góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm: Khẳng định tình cha con thiêng liêng sâu nặng trong hoàn cảnh chiến tranh

Ý nghĩa chi tiết “Vết thẹo”

PHẦN II. PHÂN TÍCH

BÉ THU & NHỮNG DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG

Hoàn cảnh đặc biệt của bé Thu: là đứa trẻ sinh ra trong kháng chiến, phải xa cách ba từ nhỏ trong một khoảng thời gian rất dài→ Chịu nhiều thiệt thòi, thiếu thốn tình thương của cha, những kí ức về ba của em gần như là khơng có, em chỉ biết đến người ba trong bức ảnh. Thế nhưng, em vẫn dành cho cha một tình cảm yêu thương mãnh liệt.

- Nét tính cách: + Hồn nhiên ngây thơ

+ Cá tính, mạnh mẽ, u ghét rạch rịi, có phần bướng bỉnh, ương ngạnh

→ Sự bướng bỉnh của bé xuất phát từ tình u thương đến mức tơn thờ dành cho ba

- Tình yêu dành cho ba

a) Trước khi nhận ông Sáu làm ba

- Bé Thu tỏ ra lạnh lùng, xa cách và nhất định không chịu nhận ông Sáu là ba:

+ (Khi mới gặp) Khi nghe ơng Sáu gọi, nó ngơ ngác, lạ lùng, hốt hoảng trịn mắt nhìn rồi tái mặt chạy vụt đi gọi má.

+ (Xưng hô) Trong những ngày ơng Sáu ở thăm nhà, nó khơng chịu gọi ơng một tiếng ba, khi mà má dọa đánh, bắt kêu ba vào ăn cơm thì nó nói chổng, dùng hai tiếng “người ta” lạnh lùng, xa cách để

26

nói về ơng Sáu. Ngay cả khi bị đẩy vào thế bí, nó cũng tự mình làm việc q sức chứ nhất định không chịu nhượng bộ, nhất định không chịu gọi ba.

+ (Hành động) Nó cự tuyệt mọi cử chỉ chăm sóc, quan tâm, vỗ về của ơng Sáu, nó hất tung cái trứng cá mà ơng gắp cho nó. Nó hận chứ khơng khóc khi bị ơng Sáu đánh mà gắp lại cái trứng cá rồi bỏ sang nhà bà ngoại. Lúc đi cịn cố ý khua dây lịi tói kêu rổn rảng.

→ Những chi tiết và diễn biến tâm lí này của bé Thu đã cho thấy em là một cơ bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh, yêu ghét rạch ròi. (lý giải nguyên nhân) Đặc biệt, em luôn dành cho người ba trong tấm ảnh một tình yêu thương thiêng liêng đến mức tơn thờ, vì vậy, đặt vào hồn cảnh của em, khi người đàn ơng xuất hiện trước mặt là một người xa lạ với vết thẹo ửng đỏ đáng sợ thì phản ứng của em là có thể được thơng cảm, và sự cự tuyệt của em lại càng khẳng định tình yêu sâu nặng mà em dành cho ba. Đọc chừng có vẻ vơ lí nhưng thực ra những diễn biến đó lại phù hợp với tình cảm của một đứa trẻ ngây thơ, trong sáng.

b) Khi mọi hiểu lầm đã được hóa giải, khi bé Thu nhận ơng Sáu làm ba

- Tình cảm cha con thiêng liêng trỗi dậy mãnh liệt vào giây phút bất ngờ nhất khi ông Sáu chuẩn bị lên đường trong nỗi đau khơng được con đón nhận. Tâm lí của bé Thu cũng được tác giả Nguyễn Quang Sáng miêu tả chân thực, cảm động:

+) Bé Thu như lặng đi đứng ở góc nhà với vẻ mặt sầm lại, buồn rầu, đôi mắt như to hơn với vẻ nghĩ ngợi, sâu sa, chứa đựng nhiều cảm xúc “đôi mắt như xơn xao, xao động”. Ánh mắt chứa đựng tình u thương sâu sắc em dành cho ba. Và có lẽ, trong giây phút này, bé Thu đã ý thức được cảm giác chia ly. Em thèm được biểu lộ tình yêu với ba, được xà vào lòng ba nhưng nỗi ân hận, day dứt vì đã làm ba buồn khiến em rụt rè, e ngại, không dám bày tỏ.

+) Khi tiếng chào trìu mến, tha thiết u thương của ơng Sáu cất lên: “Thơi! Ba đi nghe con” thì bé Thu như bừng tỉnh, em nhận ra tình cảm yêu thương đong đầy của ba dành cho mình vẫn khơng hề thay đổi dù em có đối xử với ba như thế nào, và tình cảm của em dành cho ba cũng trào dâng, mãnh liệt:

+ Bé Thu vội vàng, cuống quýt bộc lộ tình u ấy như sợ khơng cịn cơ hội. Em kêu thét lên “Ba… ba…” rồi chay xơ tới. Đó là tiếng ba mà em kìm nén suốt 8 năm nay. Tiếng ba vỡ òa từ đáy lòng chưa đựng biết bao khát khao và nỗi mong nhớ. Tiếng ba như gào xé cả không gian. Tiếng ba mà bất cứ đứa trẻ nào cũng gọi thành quen mà lần đầu được bé Thu cất lên khiến người ta không thể không xúc động, nghẹn ngào, xen lẫn một chút xót xa.

+ Đi liền với những tiếng gọi ấy là những cử chỉ, hành độn vồ vập, cuống qt: em chạy xơ tới nhảy thót lên dang hai tai ôm lấy cổ ba rồi vừa hôn ba vừa khóc. Nó hơn cổ, hơn tóc, hơn vai và hơn cả vết thẹo dài trên má của ba, nó u tất cả những gì thuộc về ba của nó. Những cái hơn như là sự bù đắp cho tình cảm cha con kìm nén suốt bao năm, xoa dịu nỗi đau, niềm mong nhớ của hai cha con. Dường như, bé Thu cũng sợ phải chia cách ba một lần nữa. Tiếng khóc nghẹn ngào “Khơng! Khơng cho ba đi, ba ở nhà với con” là tiếng nức nở của trái tim yêu cha mãnh liệt và khát khao, thể hiện sự mong chờ được sống trong vịng tay u thương của cha. Nó lo sợ phải xa cách ba đến nhường nào.

→ Tình cảm của bé Thu dành cho ba khiến cho mọi người cảm động, xót xa và thấm thía hơn tình cảm thiêng liêng, sâu nặng của bé Thu dành cho ba và cũng thấm thía hơn những đau thương, mất mát mà chiến tranh đã gây ra với biết bao gia đình và biết bao đứa trẻ.

27

PHÂN TÍCH DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG CỦA ÔNG SÁU

a) Trong 3 ngày nghỉ phép

- Nỗi khao khát, mong mỏi, đợi chờ, háo hức được gặp lại con sau 8 năm xa cách được tác giả NQS kể lại một cách chân thực, cảm động:

+ Khi xuồng cịn chưa cặp bến, ơng đã nhún chân nhảy thót lên bờ bướt từng bước dài đến bên con, vừa bước vừa khom người chờ đón, xúc động gọi con.

+ Từng lời nói, nét mặt và những hành động vội vàng, gấp gáp đã cho thấy ông Sáu khao khát được gặp con, được ơm con vào lịng đến nhường nào.

+ Thế nhưng, càng khao khát và chờ đợi bao nhiêu thì nỗi thất vọng, đau đớn khi bé Thu sợ hãi chạy vụt đi trong ông càng lớn bấy nhiêu. Hai tay ông buông thõng xuống, nét mặt tối sầm lại ẩn chứa biết bao những xót xa, hụt hẫng.

- Trong suốt những ngày về thăm nhà, ông Sáu đau khổ, bất lực rồi khao khát, mong chờ một tiếng gọi ba từ đứa con gái yêu thương:

+ Suốt 3 ngày phép, ông không đi chơi, thăm thú ở đâu, chỉ ở nhà vỗ về con. Ông Sáu mong muốn dành trọn 3 ngày nghỉ phép quý giá để bù đắp 8 năm thiếu thốn tình cha của con, cho con được hưởng thụ vòng tay ấm áp của cha. Nhưng càng vỗ về, càng chăm sóc thì con bé lại càng tỏ vẻ chán ghét, đẩy ông ra xa. Người cha chiến sĩ ấy đã bằng mọi cách để thể hiện tình u thương của mình với con, ơng bao dung, chăm chút, vỗ về con mặc dù nó vẫn ln cự tuyệt.

+ Cũng vì q thương con mà ơng khơng kìm được cảm xúc khi tình cảm dành cho con bị từ chối một cách phũ phàng. Cái đánh không phải là cái đánh ghét bỏ mà là hành động thể hiện sự bất lưc, khổ đau của một người cha hết mực thương con nhưng khơng được đón nhận.

- Nhưng dù có như thế nào, ơng vẫn thương con. Trong giờ phút chia ly, ông vẫn dành cho con lời yêu thương ấm áp dù trong lịng cịn chất chưa bao nỗi buồn, thất vọng: “Thơi! Ba đi nghe con”. Để rồi 8 năm chờ đợi của ông đã được đền đáp bởi tiếng gọi ba mà lần đầu tiên ông nghe được, tiếng gọi thiêng liêng ấy khiến ơng Sáu xúc động vơ cùng, đó là niềm hạnh phúc trào dâng vỡ òa thành dòng nước mắt. Người chiến sĩ khiên cường ấy chưa bao giờ khóc vì đau thương của chiến tranh, chưa bao giờ khóc vì bom đạn của kẻ thù ấy vậy mà lại rơi nước mắt vì người con của mình. Đó là giọt nước mắt của sự hạnh phúc, sung sướng ngập tràn của người cha rất mực thương con nhưng đắng cay thay nó cũng là giọt nước mắt đau xót khi phải xa con mà khơng biết bao giờ mới được gặp lại.

b) Ở khu căn cứ

- Ơng Sáu đã đem theo tình u và nỗi mong nhớ dành cho đứa con bé bỏng vào chiến trường gian khổ và tình u ơng dành cho con được biểu hiện sâu sắc:

+ Ơng ln nhớ con, ân hận day dứt vì đã đánh con.

+ Lời dặn của con lúc chia tay đã thôi thúc ông làm cho con một cây lược: Ông hạnh phúc như một đứa trẻ con khi nhặt được chiếc ngà, ông tỉ mẩn cưa từng chiếc răng lược, cố công như một người thợ bạc, ơng gửi gắm tình cảm dành cho con qua việc khắc chữ lên cây lược “u nhớ Thu con của ba”. Chính tình u và niềm mong mỏi nhớ về con đã biến một người chiến sĩ thành một người nghệ nhân thực thụ với sản phẩm duy nhất là chiếc lược cho con.

→ Cây lược không chỉ gỡ rối tâm trạng của ơng mà cịn khẳng định tình u thương sâu sắc của ông dành cho con

28

+ Càng nhớ con thì ơng càng chăm chút cho cây lược, ơng u, trân trọng đến từng sợi tóc của đứa con gái bé bỏng nên đem cây lược ra ngắm nghía, chải lên mái tóc cho thêm bóng, thêm mượt. Chiếc lược đã trở thành một vật thiêng liêng với ơng Sáu, nó xoa dịu nỗi ân hận, chứa đựng nỗi nhớ thương, đem theo niềm mong chờ đến ngày được gặp con → Chiếc lược là kết tinh, hiện thân rõ nét của tình phụ tử thiêng liêng. + Có lẽ vì vậy, cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời, khơng đủ sức trăng trối điều gì nhưng ông vẫn cố lấy ra cây lược đưa cho người bạn chiến đấu. Hành động ấy là sự trăng trối khơng lời nhưng nó có ý nghĩa, giá trị hơn bất kì tờ di chúc nào. Nó là sự ủy thác, là ước nguyện cuối cùng của ông.

+ Chi tiết ấy không chỉ khiến người ra xúc động khi cảm nhận được tình yêu thương tha thiết sâu nặng của người cha chiến sĩ dành cho con mà cịn khiến ta thấm thía những đau thương, mất mát do chiến trang gây ra. Hình ảnh của ơng Sáu với tình u thương sâu nặng, thiêng liêng dành cho con còn là một lời khẳng định đầy ý nghĩa: Chiến tranh, bom đạn chỉ có thể hủy diệt sự sống của con người chứ không thể nào làm mất đi tình phụ tử thiêng liêng, cao đẹp.

29

Một phần của tài liệu HE THONG TONG ON KIEN THUC CAC VAN BAN ON THI VAO 10 TRUONG DINH TUYEN (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)