Giới thiệu chung về phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành nghề nghiệp: Phần 1 - PGS.TS. Đoàn Đức Lương (Trang 40 - 41)

- Chia 4 nhóm tư vấn/1 đợt, mỗi nhóm khoảng

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY CỘNG ĐỒNG

2.1.3.1. Giới thiệu chung về phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng

2.1.3.1. Giới thiệu chung về phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng cộng đồng

Xuất phát từ đối tượng của phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng là các đối tượng khác nhau trong xã hội, đó có thể là trẻ em, người khuyết tật, công nhân, nông dân, ngư dân, người bị nhiễm HIV, tù nhân,… mà phương pháp giảng dạy pháp luật khác rất nhiều so với phương pháp giảng dạy pháp luật thơng thường. Lý do, vì đối tượng thụ hưởng phương pháp giảng dạy này đều là những người có khả năng nhận thức hay kiến thức nền về pháp luật rất thấp. Do đó, để các đối tượng này có thể hiểu được những quy định của pháp luật đòi hỏi Người dạy phải có phương pháp thích hợp để có thể truyền tải đến Người học những nội dung về pháp luật một cách đơn giản và dễ hiểu nhất.

Phương pháp giảng dạy pháp luật cộng đồng được hầu hết các nước trên thế giới hiện nay đang áp dụng đó chính là phương pháp giảng dạy tương tác. Với phương pháp giảng dạy tương tác này thì nó có khoảng 30 phương pháp khác nhau và tùy thuộc vào những đối tượng giảng dạy thực tế khác nhau mà Người dạy có thể lựa chọn một phương pháp thích hợp nhất hoặc kết hợp giữa các phương pháp với nhau. Ở Việt Nam, chúng ta cũng đang áp dụng phương pháp giảng dạy tương tác này tại các cơ sở giảng dạy pháp luật cộng đồng thuộc các trường đại học Luật trên cả nước (viết tắt các văn phòng CLE).

35

Phương pháp giảng dạy tương tác là việc mà Người dạy lấy Người học làm trọng tâm của môn học, bỏ qua cách giảng dạy thụ động truyền thống là thuyết giảng, phương pháp giảng dạy tương tác đặt Người học vào vị trí trung tâm, Người dạy tìm kiếm các hình ảnh, video để minh họa cho nội dung kiến thức mà mình muốn truyền đạt. Người dạy tổ chức các trị chơi để những Người học cùng tham gia với nhau, họ được bàn bạc thảo luận để tìm ra kiến thức pháp luật dựa trên những gợi ý của Người dạy, từ đó khiến cho việc học trở nên thú vị, hấp dẫn Người học hơn. Sau đó, Người học sẽ được vận dụng những kiến thức vừa được học để giải quyết các tình huống thực tế mà Người dạy đưa ra. Trong phương pháp này, Người học được tương tác trực tiếp với Người dạy và tương tác với những Người học khác để tạo thành một môi trường học tập vui vẻ, thoải mái, khơng áp lực. Như vậy, mục đích của phương pháp giảng dạy tương tác là làm cho Người học có thể hiểu và nhớ kiến thức pháp luật ngay trên lớp. Để làm được điều đó địi hỏi Người dạy phải đầu tư rất nhiều thời gian và cơng sức để có thể soạn được những bài giảng mang tính tương tác và hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Thực hành nghề nghiệp: Phần 1 - PGS.TS. Đoàn Đức Lương (Trang 40 - 41)