- Thứ nhất, về đối tượng trung tâm của phương pháp giảng dạy:
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TƯƠNG TÁC
GIẢNG DẠY TƯƠNG TÁC
Trong các phương pháp giảng dạy tương tác thì mỗi phương pháp đều thể hiện những ưu điểm và nhược điểm riêng của mình, song dựa trên những phương pháp được sử dụng nhiều nhất thì kết quả nghiên thể hiện tỉ lệ phần trăm khả năng tiếp thu kiến thức tương ứng với các hoạt động học tập của Người học được biểu hiện qua tháp học tập sau (sơ đồ 2):
Sơ đồ 4. Mơ hình tháp học tập
Nguồn: Trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia (Đại học Maine - Hoa Kỳ)
61
Như vậy, theo tháp học tập này thì phương pháp thuyết trình (tức là phương pháp giảng dạy truyền thống) Người học chỉ tiếp thu được 5% kiến thức, tiếp theo là phương pháp Đọc giúp Người học nhớ được 10% kiến thức, phương pháp nghe nhìn nhớ được 20%, phương pháp xem trình diễn tình huống thực tế giúp Người học nhớ được 30%, Nếu Người học thảo luận trong nhóm nhỏ họ sẽ nhớ được 50%. Nếu họ được hướng dẫn bằng các minh họa và sau đó được yêu cầu thực hành, họ sẽ nhớ được 75%. Và, trong chương trình Giáo dục pháp luật thực hành, sinh viên luật sẽ thực hành giảng dạy cho người khác, họ sẽ nhớ được 90% kiến thức.
Trong tháp học tập trên, phương pháp giảng dạy cho người khác sẽ khiến cho Người học có thể nhớ được kiến thức đã học nhanh nhất và đầy đủ nhất. Sở dĩ có điều này là vì khi muốn giảng dạy cho người khác đòi hỏi Người học phải nắm thật kỹ kiến thức mà mình chuẩn bị dạy cho người khác, ngoài ra Người học cịn phải nghiên cứu tìm cách thức để truyền đạt kiến thức đó cho người khác, điều nay vơ tình giúp cho Người học có thể nhớ được kiến thức mình đã học một cách tuyệt đối nhất. Ngược lại, phương pháp thuyết giảng lại kém hiệu quả nhất bởi vì Người học chỉ nghe Người dạy trình bày kiến thức một cách thụ động, vì thế không đọng lại trong đầu học những kiến thức mà Người dạy đã trình bày.