Khái niệm: Cơng tyhợp danh là loại hình cơng ty trong đó các

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 1): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 30 - 33)

thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động kinh doanh dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty. Cơng ty hợp danh là loại hình cơng ty đặc trưng của công ty đối nhân.

Xét về mặt lịch sử, công ty hợp danh là công ty ra đời sớm nhất. Công ty này thường được thành lập trong dịng họ, gia đình, anh em, bạn bè-những người tin tưởng nhất. Do tính chất trách nhiệm của các thành viên là phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty, cho nên, các thành viên phải thật sự hiểu biết nhau, tin tưởng nhau, phải “sống chết có nhau” khi tham gia hoạt động kinh doanh.

Việc thành lập công ty hợp danh tương đối đơn giản, dựa trên cơ sở hợp đồng giữa các thành viên. Hợp đồng thành lập cơng ty nói chung được thành lập bằng văn bản. Tuy nhiên, luật không bắt buộc phải làm như vậy, các bên có thể thoả thuận bằng miệng, thậm chí chỉ cần có những hoạt động chung thì cơng ty cũng được coi như là đã thành lập.

Về nguyên tắc, hợp đồng thành lập phải được đăng ký vào danh bạ thương mại. Trong hợp đồng, điều quan trọng nhất là sự thoả thuận về trách nhiệm của các thành viên. Một công ty hợp danh được thành lập nếu ít nhất có hai thành viên thoả thuận với nhau cùng chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty.

Các nhà kinh doanh ưa thích loại hình cơng ty hợp danh hơn là việc đơn độc tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo mơ hình cá

nhân kinh doanh vì họ muốn tập trung được nhiều vốn hơn để kinh doanh, muốn có một vài người quen cùng làm ăn với nhau trên cơ sở bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, đồng thời muốn cùng nhau chia sẻ trách nhiệm khi có rủi ro xảy ra.

Hơn nữa, cơng ty hợp danh có lợi thế là khả năng dễ dàng được ngân hàng cho vay vốn hoặc hỗn nợ vì tính chịu trách nhiệm vơ hạn đã là sự bảo đảm rồi. Do tính an tồn pháp lý đối với cơng chúng cao, nên cơng ty hợp danh ít có những quy định pháp lý bắt buộc mà dành quyền thoả thuận rộng rãi cho các thành viên cơng ty, bắt buộc duy nhất là tính chịu trách nhiệm vơ hạn và số lượng thành viên công ty phải từ hai trở lên.

Về mặt tổ chức, cơng ty hợp danh thường có cơ cấu rất đơn giản gọn nhẹ, các thành viên có quyền thoả thuận về việc tổ chức, điều hành, đại diện của công ty. Công ty hợp danh thường được tổ chức dưới một hãng chung. Hãng này mang tên của một thành viên hoặc tất cả các thành viên.

Hầu hết các nước đều quy định công ty hợp danh khơng có tư cách pháp nhân. Dưới hình thức một hãng, cơng ty hợp danh có tư cách thương gia độc lập và mỗi thành viên trong cơng ty đều có tư cách thương gia riêng, các thành viên có thể cùng nhau điều hành và đại diện cho công ty hoặc thoả thuận phân công trách nhiệm và quyền đại diện cho từng người. Trong công ty hợp danh, việc thay đổi thành viên rất khó khăn chỉ cần một thành viên chết hoặc ra khỏi cơng ty thì đó là lý do quan trọng để giải thể công ty.

- Đặc điểm: Công ty hợp danh có các đặc điểm sau: Thứ nhất, về vốn góp của các thành viên

Mỗi thành viên của cơng ty đều có phần của mình trong cơng ty. Phần của mỗi người tương ứng với phần vốn góp của họ vào cơng ty. Vốn góp của các thành viên có thể là tiền, tài sản hoặc hiện vật. Có khi vốn góp có thể chỉ bằng uy tín kinh doanh. Nếu một người góp vốn bằng uy tín trong kinh doanh hay bằng các giá trị tinh thần khác thì phần vốn góp này phải phải được tính trị giá ra bằng một phần (phần lợi) tương ứng.

Trong công ty hợp danh, phần vốn góp có thể bằng nhau hoặc khơng bằng nhau và có đặc tính là khơng được tự do chuyển nhượng, cũng không được thừa kế.

Vì đặc trưng quan trọng nhất của công ty đối nhân là đặc biệt quan tâm đến nhân thân của các thành viên nên phần vốn góp của các thành viên không thể chuyển nhượng được hoặc chuyển nhượng cho người khác dù dưới bất cứ hình thức nào.

Ngay cả trong trường hợp một thành viên chết, phần vốn góp của người này với tư cách là thành viên công ty cũng không thể chuyển được cho người thừa kế để người này trở thành thành viên của công ty một cách đương nhiên. Trong trường hợp này, công ty hợp danh hoặc là phải thanh tốn phần vốn góp của người đã chết cho người thừa kế hoặc là giải thể công ty.

Thứ hai, về trách nhiệm của các thành viên

Vấn đề trách nhiệm, các thành viên trong công ty hợp danh phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm vô hạn. Trách nhiệm vô hạn và liên đới của các thành viên là một đặc điểm vô cùng quan trọng và là một trong những lý do cơ bản khiến cho các đối tác thích làm ăn hơn với loại cơng ty này. Bởi vì, trong quan hệ làm ăn với công ty hợp danh, các đối tác được quyền bảo đảm chẳng những trên tài sản công ty mà cả trên tài sản riêng của mỗi thành viên. trách nhiệm của các thành viên trong công ty hợp danh được thể hiên ở những nội dung sau:

Thứ ba, các thành viên trong công ty chịu trách nhiệm một cách

trực tiếp, vô hạn. Trách nhiệm trực tiếp, vô hạn nghĩa là, chủ nợ có quyền địi bất kỳ ai phải thanh tốn các khoản nợ của mình với tồn bộ số tiền nợ. Trách nhiệm này không thể bị giới hạn đối với bất kỳ thành viên nào. Nếu họ có thoả thuận khác, lập tức cơng ty sẽ chuyển sang loại hình cơng ty hợp vốn đơn giản.

Trong cơng ty hợp danh khơng có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân. Sự chuyển dịch quyền sở hữu đối với tài sản chung sang tài sản riêng rất đơn giản và nói chung khó kiểm sốt. Về

nguyên tắc, ngay khi một thành viên chưa được hưởng một chút lợi nhuận nào thì vẫn phải chịu trách nhiệm. Vì vậy, khả năng rủi ro và nguy hiểm đối với từng thành viên rất lớn. Nếu công ty thua lỗ, họ rất dễ bị khánh kiệt gia sản.

Thứ tư, về tư cách của các thành viên

Trong công ty hợp danh, tất cả các thành viên đều có tư cách thương gia. Điều này có nghĩa là, nếu muốn trở thành thành viên của một cơng ty hợp danh thì phải có năng lực cần thiết mà pháp luật quy định để hành nghề kinh doanh. Vì có tư cách thương gia nên mỗi thành viên đều phải ghi tên mình vào danh bạ thương mại. Trường hợp cơng ty phá sản thì mỗi thành viên đương nhiên cũng bị tuyên bố phá sản. Bởi vì, mỗi thành viên trong cơng ty hợp danh đều phải chịu trách nhiệm liên đới vô hạn về các khoản nợ của công ty. Do vậy, mặc dù công ty là một tổ chức biệt lập nhưng trách nhiệm của công ty cũng đồng nhất với trách nhiệm bản thân của mỗi thành viên. Khi công ty ngưng trả nợ tức là cơng ty đã bị phá sản thì cũng kéo theo luôn sự phá sản của các thành viên. Cho nên, tư cách của các thành viên trong công ty hợp danh là tư cách của các thương gia độc lập.

Thứ năm, về việc hoạt động và đặt tên của công ty hợp danh

Về hoạt động của doanh nghiệp, pháp luật các nước đều quy định công ty hợp danh đều phải hoạt động dưới một hãng chung và việc đặt tên công ty phải theo nguyên tắc do luật định.

Hai là, công ty hợp vốn đơn giản

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 1): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)