Đối tượng thành lập

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 1): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 41 - 43)

- Khái niệm: Công ty nặc danh là cơng ty mà trong đó các thành

a. Đối tượng thành lập

Luật doanh nghiệp chia thành hai đối tượng:

Thứ nhất, đối tượng có quyền thành lập và quản lý cơng ty Thứ hai, đối tượng có quyền góp vốn, mua cổ phần của cơng ty

Đối tượng được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp là người tham gia vào doanh nghiệp để trở thành thành viên hợp danh của công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Giám đốc (Tổng Giám đốc) và các chức danh quan trọng khác theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp.

Luật doanh nghiệp quy định, mọi cá nhân, tổ chức không phân biệt nơi đăng ký địa chỉ trụ sở chính, cá nhân khơng phân biệt nơi cư trú, đều có quyền thành lập và quản lý cơng ty, trừ các trường hợp sau:

1. Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ

công chức.

2. Sỹ quan, hạ sỹ quan, qn nhân chun nghiệp, cơng nhân quốc

phịng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp trong các đơn vị thuộc Công an nhân dân.

3. Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các cơ quan Nhà

nước trừ những người được cử làm đại diện để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

4. Người chưa thành niên, người thành niên bị hạn chế hoặc bị

mất năng lực hành vi dân sự.

5. Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án cấm hành

nghề kinh doanh.

6. Các trường hợp khác theo quy định của Luật phá sản.

Đối tượng có quyền góp vốn, mua cổ phần của công ty là người chỉ góp vốn (tiền, vàng, tài sản khác) vào cơng ty nhưng không nắm giữ các chức danh quản lý doanh nghiệp. So với đối tượng được phép thành lập, tham gia quản lý doanh nghiệp, đối tượng được quyền góp vốn vào doanh nghiệp mở rộng hơn nhiều. Điều này thể hiện chủ trương của Nhà nước nhằm huy động mọi nguồn lực vào kinh doanh.

Tổ chức và cá nhân có quyền góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; mua cổ phần của công ty cổ phần, trừ hai trường hợp sau:

1. Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân

sử dụng tài sản của Nhà nước và cơng quỹ góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

2. Các đối tượng không được quyền góp vốn vào doanh nghiệp

theo quy định của pháp luật Cán bộ, công chức.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 1): Phần 2 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 41 - 43)