Các loại chủ thể của Luật thương mạ

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 1): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 26 - 28)

Căn cứ vào chức năng hoạt động, vai trò, vị trí và mức độ tham gia các quan hệ kinh doanh của chủ thể mà chủ thể của Luật thương mại được phân thành loại như sau:

Một là, chủ thể chủ yếu của Luật thương mại là các thương nhân

Có thể nói, chủ thể chủ yếu của Luật thương mại là các thương nhân. Đây là loại chủ thể thường xuyên tham gia các mối quan hệ trong kinh doanh, thương mại thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật thương mại.

Theo quy định của Luật thương mại 2005, “thương nhân là các tổ

chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”.

Đặc điểm thương nhân: Thương nhân có các dấu hiệu cơ bản sau:

Thứ nhất, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại

Thương nhân và hành vi thương mại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Điều này được thể hiện rõ trong văn bản pháp luật của Việt Nam. Cụ thể: Trong Luật thương mại 1997, tại Khoản 1 Điều 5 quy định: “hành vi thương mại là hành vi của thương nhân trong hoạt động thương mại”. Hoặc là tại Khoản 6 Điều 5 quy định: “thương nhân là các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. Trong Luật thương mại 2005, tại Khoản 1 Điều 6 quy định: “thương nhân gồm tổ chức…, cá nhân hoạt động thương mại… ”.

Qua đó, có thể thấy thương nhân là chủ thể thực hiện hành vi thương mại. Thực hiện hành vi thương mại là dấu hiệu không thể tách rời của thương nhân; đây là tiêu chí quan trọng để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác.

Thứ hai, thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại độc lập,

mang danh nghĩa chính mình và lợi ích của bản thân mình.

Theo quy định của Luật thương mại 2005, thương nhân phải hoạt động thương mại một cách độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của mình. Đây được coi là dấu hiệu cần thiết để phân biệt thương nhân với các chủ thể khác.

Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, thương nhân gồm hai loại: các tổ chức kinh tế (doanh nghiệp) và cá nhân có đăng ký kinh doanh.

Trước hết, chúng ta tìm hiểu thương nhân là các tổ chức kinh tế

(doanh nghiệp, hợp tác xã).

Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2005 (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2006): “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các cơng đoạn của q trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”.

Hiện nay, ở nước ta có các loại hình doanh nghiệp sau đây: công ty nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên và hai thành viên trở lên), công ty hợp danh.

Loại thứ hai, thương nhân là cá nhân có đăng ký kinh doanh

Thương nhân là cá nhân là những con người cụ thể có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý mà pháp luật quy định:

- Đủ 18 tuổi trở lên.

- Hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên. - Có đăng ký kinh doanh.

Hai là, chủ thể không thường xuyên của Luật thương mại

Các cơ quan nhân danh Nhà nước thực hiện tổ chức quản lý, chỉ đạo các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh. Cơ quan quản lý Nhà đối với các doanh nghiệp được quy định tại Điều 162, Điều 163 và Điều 164 của Luật doanh nghiệp 2005

Ba là, chủ thể có điều kiện của Luật thương mại

Đó là các đơn vị hành chính sự nghiệp như trường học, bệnh viện, viện nghiên cứu và các tổ chức kinh tế-xã hội. Những đơn vị này tuy khơng có chức năng hoạt động sản xuất - kinh doanh nhưng trong quá trình hoạt động xuất hiện nhiều mối quan hệ kinh tế phục vụ cho hoạt động của đơn vị mình thể hiện bằng các hợp đồng thương mại.

Các tổ chức này chỉ là chủ thể của Luật thương mại khi tham gia quan hệ hợp đồng với các doanh nghiệp nhằm thực hiện những chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước giao cho và trong quá trình thực hiện hợp đồng, khi có tranh chấp xảy ra, nếu bên tham gia hợp đồng khơng nhằm mục đích lợi nhuận có yêu cầu giải quyết thì hợp đồng được áp dụng Luật thương mại.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập Luật Thương mại Việt Nam (Phần 1): Phần 1 - ThS. Lê Thị Hải Ngọc (Trang 26 - 28)